Tận dụng thời kỳ vàng rèn luyện trí thông minh cho con, nếu bỏ lỡ vô tình khiến con thụt lùi

Thi Thi - Ngày 06/09/2022 18:57 PM (GMT+7)

Giáo sư Đại học Harvard phát hiện ra rằng, trẻ em có 3 "thời kỳ vàng" để phát triển trí thông minh.

Tận dụng thời kỳ vàng rèn luyện trí thông minh cho con, nếu bỏ lỡ vô tình khiến con thụt lùi - 1

Thông qua một nghiên cứu, Giáo sư Richard Weissbourd tại Đại học Harvard ông đã phát hiện ra rằng, trẻ em có 3 "thời kỳ vàng" để phát triển trí thông minh. Điều đó có nghĩa là sự phát triển của não bộ có tính giai đoạn và thời gian này rất ngắn, bố mẹ nên tận dụng này để giúp con phát triển tối ưu.

Nghiên cứu này cũng chứng minh vì sao thời thơ ấu rất quan trọng đối với quá trình phát triển của con người. Bởi đây là thời điểm trẻ có được những kinh nghiệm, bài học cần thiết thông qua sự tương tác với người lớn và có sự chuẩn bị đầy đủ khi bước vào giai đoạn trưởng thành.

Tận dụng thời kỳ vàng rèn luyện trí thông minh cho con, nếu bỏ lỡ vô tình khiến con thụt lùi - 2

3 giai đoạn vàng phát triển trí tuệ ở trẻ em, bố mẹ không nên bỏ lỡ

Bố mẹ nên tập trung vào 3 giai đoạn vàng sau, để cải thiện trí thông minh cho con.

Trẻ từ 0 đến 3 tuổi

Khi trẻ mới sinh tra, trẻ cần tiếp nhận tất cả những thứ mới mẻ thông qua các kích thích từ bên ngoài, thế nên tốc độ kết nối của các nơ-ron thần kinh trong não bộ của trẻ cực kỳ nhanh.

Số lượng kết nối thần kinh trong não của trẻ sơ sinh sẽ thay đổi từ khi mới sinh đến 2 tuổi. Hầu như mỗi giây mỗi phút đều có hàng trăm kết nối thần kinh được bổ sung vào não. Sự phát triển nhanh chóng của não bộ và nhận thức về thế giới quan khiến trẻ trở nên thông minh.

Ngoài ra, khả năng liên quan đến ngôn ngữ, thị giác, thính giác... cũng phát triển mạnh mẽ ở giai đoạn này.

Trẻ nhỏ cần được rèn luyện đúng cách để phát triển trí thông minh hiệu quả.

Trẻ nhỏ cần được rèn luyện đúng cách để phát triển trí thông minh hiệu quả.

Trẻ từ 5 đến 7 tuổi

Sau 3 tuổi, trẻ bắt đầu tiếp xúc với thế giới bên ngoài nhiều hơn và chịu tác động bởi nhiều thứ. Lúc này, não bộ sẽ bước vào giai đoạn phát triển nhanh. Những em bé nhận được nhiều kích thích từ việc nghe, nhìn, sờ nắm, vận động… sẽ có trọng lượng não lớn hơn 20% so với những em bé thiếu các kích thích từ môi trường.

Trẻ ở độ tuổi này sẽ tiếp thu và học hỏi cái mới nhanh, tuy nhiên chúng chưa biết phân biệt đúng sai. Con có thể nhanh chóng học cả điều tốt và điều xấu. Vì vậy bố mẹ cần theo dõi con cẩn trọng, chú ý điều chỉnh hành vi xấu của con ngay nếu có.

Trẻ từ 8 đến 11 tuổi

Trẻ bắt đầu đi học chính quy, kiến thức mà trẻ tiếp nhận ở giai đoạn này đã được hệ thống hóa. Ở giai đoạn này, con đã bớt tò mò về thế giới quan, chán nản việc học và lộ rõ sự nổi loạn, ương bướng, thường cãi lời bố mẹ. 

Đây cũng là giai đoạn quyết định tính cách tương lai của con. Vì vậy bố mẹ cần sát sao với con hơn nữa ở độ tuổi này. Nếu không có sự giáo dục đúng đắn vào lúc này, trẻ rất dễ lười học. Do đó, bố mẹ cần tích cực thay đổi những suy nghĩ sai lầm của con cái, hướng dẫn trẻ sống lạc quan, nâng cao tư duy phát triển.

Trẻ nhỏ cũng sẽ tiếp thu và học hỏi cái mới rất nhanh.

Trẻ nhỏ cũng sẽ tiếp thu và học hỏi cái mới rất nhanh.

Tận dụng thời kỳ vàng rèn luyện trí thông minh cho con, nếu bỏ lỡ vô tình khiến con thụt lùi - 5

Bố mẹ nên làm gì để cải thiện sự phát triển trí não cho con?

Trẻ vẫn còn nhỏ chưa biết cách thể hiện bản thân, vì vậy quá trình giáo dục và rèn luyện của bố mẹ là rất quan trọng.

Bố mẹ là hình mẫu tốt cho con

Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ con ngay từ nhỏ đã là một cá thể vô cùng sống động và cá tính, chúng có mơ ước và những ưu khuyết riêng biệt. Đồng thời, trẻ cũng chịu ảnh hưởng từ tính cách, lối sống và thói quen của bố mẹ ngay từ trong vô thức.

Nếu bố mẹ là người biết vượt khó, có thái độ lạc quan trong cuộc sống, biết giúp đỡ người khác, sống tích cực tiến về phía trước… thì chắc chắn trẻ khi lớn lên cũng thừa hưởng được không ít thì nhiều những phẩm chất đó và có thể đạt được thành công nhất định.

Vì thế, chỉ nên quan tâm, chia sẻ, động viên và làm gương tốt cho con là phương pháp giáo dục đúng đắn mà bố mẹ nên tham khảo. 

Nếu bố mẹ là người biết vượt khó, có thái độ lạc quan trong cuộc sống, trẻ khi lớn lên cũng thừa hưởng được không ít thì nhiều những phẩm chất đó.

Nếu bố mẹ là người biết vượt khó, có thái độ lạc quan trong cuộc sống, trẻ khi lớn lên cũng thừa hưởng được không ít thì nhiều những phẩm chất đó.

Cho con tham gia các lớp phát triển năng khiếu

Một số phụ huynh thường có xu hướng mong muốn trẻ dành tất cả sự tập trung vào học tập. Thực tế, việc trẻ chỉ quan tâm đến việc học mà không được rèn luyện kỹ năng, năng khiếu có thể vô tình bỏ qua tài năng khác của trẻ. 

Theo các chuyên gian, nên tham gia các lớp học ngoại khóa hay lớp năng khiếu để con phát triển một cách toàn diện. Trẻ nhỏ luôn bộc lộ niềm ham thích khám phá thế giới bên ngoài. Chính vì vậy, bé tỏ ra tò mò và muốn tìm hiểu về một vấn đề bất kỳ trong cuộc sống là chuyện dễ hiểu. 

Với các trẻ mầm non, các lớp kỹ năng là hoạt động bổ trợ tăng cường thể chất cho trẻ, giúp trẻ tự tin và hứng thú hơn mỗi khi đến trường. Do vậy, bố mẹ không nên gây áp lực cho con bằng cách đặt nặng chuyện thành tích, bắt ép con học đôi khi phản tác dụng, khiến trẻ mệt mỏi.

Khuyến khích trẻ thể hiện bản thân

Khuyến khích trẻ thể hiện bản thân cũng là cách giúp con tự tin và sống độc lập hơn. Bởi tự tin là một trong những yếu tố giúp trẻ dễ  đạt được thành công trong cuộc sống. 

Thường những đứa trẻ tự tin sẽ tự lập tốt hơn. Những trẻ này thường có thành tích học tập cao hơn, có tình cảm ổn định hơn, giao tiếp nhanh nhạy hơn, có khả năng hòa đồng với các bạn trong vui chơi, trò chuyện,...

Đồng thời, bố mẹ cũng không nên bao bọc, mà nên cho trẻ tiếp xúc nhiều với moi trường bên ngoài. Tạo cơ hội để trẻ được trải nghiệm và thể hiện bản thân khi ở trường, ở nhà. Nên khuyến khích trẻ thử nghiệm những điều mới mẻ và khám phá cuộc sống xung quanh.

Nên tham gia các lớp học ngoại khóa hay lớp năng khiếu để con phát triển một cách toàn diện.

Nên tham gia các lớp học ngoại khóa hay lớp năng khiếu để con phát triển một cách toàn diện.

Rèn luyện trí tuệ cảm xúc sớm 

Ngoài IQ, EQ cũng là yếu tố rất quan trọng để định hình sự thành công của trẻ. Mẹ hãy bắt đầu với thói quen kể chuyện cho trẻ, hát cho con nghe và cho con nghe nhạc ngay từ trong bụng mẹ, đặc biệt là vào 3 tháng cuối của thai kỳ.

Sau khi sinh, hãy chọn cho con loại đồ chơi phù hợp theo tháng tuổi với độ khó từ thấp đến cao để rèn luyện khả năng quan sát, tư duy. Ngoài ra, mẹ nên có thể hát ru, đọc thơ, tương tác với con hàng ngày để khơi gợi tiềm năng của con.

4 kiểu ăn sáng nhanh đủ chất kịp đi học, bé thích mẹ cũng nhàn
Để trẻ có đủ dnh dưỡng phát triển, bố mẹ nên nắm rõ một số nguyên tắc xây dựng thói quen ăn sáng lành mạnh cho con.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bí quyết dạy con thông minh