Khoa học đã chứng minh, việc trẻ sơ sinh nổi nhiều gân máu xanh trên mũi hoàn toàn không liên quan đến tính cách của trẻ.
Khi sinh con, cha mẹ nào cũng muốn con mình lớn lên khỏe mạnh, ăn thật giỏi và ngủ thật ngoan. Không bậc cha mẹ nào lại muốn con mình hay quấy khóc.
Về vấn đề này, có một quan niệm dân gian cho rằng nếu các bé mới sinh xuất hiện các đường gân xanh trên sống mũi, sẽ khó nuôi, chậm lớn và không nghe lời. Điều này khiến nhiều bà mẹ vô cùng lo lắng. Vậy thực hư việc này là thế nào? Có thật sự là trẻ nổi gân xanh ở mũi sẽ “khó nuôi”?
Gần đây, trang Sohu cũng đã đưa tin về vấn đề này. Theo đó, một người mẹ tên Thục Quyên, đã chia sẻ câu chuyện của mình.
Mẹ Thục Quyên vừa mới sinh một bé trai cách đây không lâu. Vì là lần đầu làm mẹ nên chị được mẹ chồng giúp đỡ chăm bé. Tuy nhiên, vì sự một số bất đồng về quan niệm nuôi dạy con cái giữa chị và mẹ chồng, nhiều vấn đề đã xảy ra.
Mẹ chồng của chị Quyên thường rất tin vào các mẹo và quan niệm dân gian, điều này khiến chị cảm thấy rất bức xúc vì cho rằng chúng phi khoa học. Điển hình là mới mấy hôm trước, khi chị chơi đùa với con trai, mẹ chồng chị bỗng phát hiện trên mũi cậu bé có một số gân xanh nổi lên. Bà liền bảo: “Sống mũi bé Bảo sao xanh thế. Vậy là con đẻ không khéo rồi. Sống mũi xanh con sẽ khó nuôi lắm.’’
Nhiều người lớn tuổi quan niệm rằng trẻ có nhiều gân xanh trên sống mũi sẽ khó nuôi và hay quấy khóc. (Ảnh minh họa)
Câu nói này của mẹ chồng khiến chị Thục Quyên vô cùng khó chịu. Con trai chị mới hơn 3 tháng tuổi, làm sao có thể đánh giá sự phát triển của một em bé chỉ vì mũi bé có nhiều gân xanh. Dù cảm thấy khó chịu nhưng mẹ Thục Quyên không bắt bẻ mẹ chồng, thay vào đó, chị tìm kiếm thông tin trên mạng để chứng minh.
Quả thật như vậy, sau khi tìm hiểu, chị rút ra rằng những gân xanh nổi trên mũi của trẻ hoàn toàn không liên quan đến tính khí của bé.
Vì sao trẻ nổi gân xanh trên mũi?
Trên thực tế, quan điểm của người mẹ là chính xác. Việc trẻ sơ sinh nổi nhiều gân máu xanh trên mũi hoàn toàn không liên quan đến tính khí của trẻ nhỏ.
Sở dĩ một số trẻ có những biểu hiện này là do những nguyên nhân đã được khoa học chứng minh dưới đây:
Trẻ có làn da mỏng
Sống mũi của trẻ sơ sinh thường có màu xanh lam, chính xác là do da của trẻ mỏng nên các mạch máu dưới da sẽ trở nên đặc biệt rõ ràng. Đặc biệt là những em bé có làn da mỏng và xanh hơn. Trẻ không chỉ có các mạch máu xanh nổi rõ trên sống mũi mà còn có thể nhìn thấy trên đùi, mu bàn tay và mu bàn chân.
Khi trẻ quá phấn khích hoặc cáu gắt, điều này càng dễ thấy hơn
Khi cơ thể con người bị kích thích bởi cảm xúc quá phấn khích hoặc quá tức giận, các mạch máu sẽ nổi lên, đây là lý do tại sao các mạch máu ở thái dương đặc biệt rõ ràng khi nhiều người tức giận. Điều này là do khi cơ thể bị kích thích như bị sốc hay lạnh, các tĩnh mạch bị ảnh hưởng và lưu lượng máu cục bộ tăng lên, vì vậy, các mạch máu sẽ hiện rõ hơn dưới da.
Làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng nên việc có thể thấy những gân máu dưới da là hết sức bình thường.
Tương tự như vậy, khi trẻ sơ sinh mất bình tĩnh và tức giận, các mạch máu trên sống mũi của trẻ sẽ đặc biệt nổi rõ. Có nghĩa là, không phải do trẻ nổi nhiều gân xanh ở mũi sẽ dễ mất bình tĩnh mà là do trẻ mất bình tĩnh sẽ hiện rõ những gân máu xanh ở mũi.
Khi lớn, da của trẻ bắt đầu phát triển và dày hơn, vì vậy, các đường gân xanh này sẽ trở nên khó nhìn thấy.
Nguyên nhân ảnh hưởng đến tính cách của trẻ
Tính cách của trẻ hoàn toàn không liên quan đến việc trẻ nổi nhiều gân xanh trên mũi, vì vậy, cha mẹ không cần phải lo lắng khi thấy con mình xuất hiện biểu hiện này. Việc nuôi và dạy con trở nên khó hay không còn phụ thuộc vào 3 khía cạnh này.
Trẻ nghịch ngợm
Hầu hết tất cả trẻ nhỏ nghịch ngợm là vì các bé thường luôn tràn đầy năng lượng nên các bé khó có thể ngồi yên mà cứ chạy lung tung. Những lúc như thế, cha mẹ cứ phải chạy theo con để trông nom, vì không khéo các bé lại té ngã.
Vì vậy, đôi khi việc chăm con khiến nhiều cha mẹ mệt mỏi. Thế nhưng điều này chỉ diễn ra một thời gian, cha mẹ hãy cố gắng ở bên con, khi con dần lớn hơn, cha mẹ sẽ còn còn phải mệt mỏi như thế nữa.
Hầu hết những trẻ được nuông chiều đều thích để bố mẹ đáp ứng nhu cầu của mình bằng cách khóc lóc, la hét và ăn vạ.
Cha mẹ quá chiều chuộng con
Hầu hết những trẻ được nuông chiều đều thích để bố mẹ đáp ứng nhu cầu của mình bằng cách khóc lóc, la hét và ăn vạ. Những lúc như thế, nhiều cha mẹ cảm thấy xót con nên cứ đáp ứng tất cả những yêu cầu của con.
Nếu việc này diễn ra quá thường xuyên, bé sẽ xem đây là “vũ khí” để vòi vĩnh cha mẹ, và sẽ luôn cáu kỉnh nếu không được đáp ứng bất kỳ nhu cầu nào của mình.
Do tính khí tự nhiên
Các nhà tâm lý học đã theo dõi 133 trẻ từ sơ sinh đến trưởng thành trong hơn 20 năm và phát hiện ra rằng tính cách của trẻ có thể được chia thành ba loại: loại dễ, loại chậm nhiệt và loại khó. Trong số đó, hầu hết các bé khó tính đều có bản tính dễ nổi nóng.
Nói cách khác, nếu trẻ thuộc tuýp người khó tính, ở giai đoạn sơ sinh, sẽ không kiểm soát được cảm xúc, dễ khóc hơn, cáu kỉnh và ăn uống thất thường.
Vì sao trẻ hay quấy khóc?
Với nhiều cha mẹ, khi còn nhỏ, việc bé thường xuyên quấy khóc khiến không ít cha mẹ đau đầu. Tuy nhiên, thực tế, bé khóc chỉ là một phản ứng bản năng, một ngôn ngữ đặc biệt để trẻ sơ sinh cách giao tiếp với cha mẹ về những nhu cầu của mình.
Bằng cách này, trẻ sơ sinh bày tỏ cảm xúc của mình với cha mẹ, mong được cha mẹ vỗ về. Việc chăm con sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu cha mẹ có thể biết được những nguyên nhân khiến con quấy khóc và sớm giải quyết nhu cầu của con.
Trẻ khóc do bỉm đầy
Khi trẻ bị hôi và nằm trên tã bẩn và ướt, để giảm bớt sự khó chịu của cơ thể, trẻ sẽ bắt đầu quấy khóc với tốc độ chậm, kèm theo vặn mình, lúc này cha mẹ có thể kiểm tra xem con có cần thay tã không.
Khóc chỉ là một phản ứng bản năng, một ngôn ngữ đặc biệt để trẻ sơ sinh cách giao tiếp với cha mẹ về những nhu cầu của mình.
Trẻ muốn được ôm
Với trẻ sơ sinh, khi tiếp xúc môi trường xa lạ, trẻ sẽ cảm thấy thiếu an toàn nên sẽ quấy khóc. Những lúc như thế, các bé tìm kiếm những cái ôm và sự an ủi, đặc biệt là từ mẹ, hay những người thân thiết trong gia đình.
Trẻ đói và khát
Khi trẻ đói và khát, trẻ sẽ khóc theo một nhịp nhất định, ví dụ, đầu tiên là ngắn, sau đó tạm dừng, sau đó càng lúc càng ngắn lại. Một dấu hiệu khác là khi khát các bé sẽ thường liếm môi.
Trẻ buồn ngủ
Khi trẻ buồn ngủ và muốn ngủ, tiếng khóc của trẻ chủ yếu là run rẩy, lúc này cha mẹ nên dỗ trẻ ngủ là có thể an tâm ngay lập tức.
Buồn ngủ cũng là một trong những lý do khiến trẻ hay quấy khóc.