Top 4 truyện cổ tích dành cho trẻ tiểu học, giúp con tăng tư duy logic, phát triển EQ

Hạ Mây - Ngày 05/12/2021 19:08 PM (GMT+7)

Những câu chuyện cổ tích chọn lọc dành cho bé, mẹ có thể kể và chắp cánh cho trí tưởng tượng của con bay cao, xa hơn.

Truyện cổ tích Việt Nam chọn lọc hay nhất dành cho trẻ lứa tuổi tiểu học, giúp khơi gợi trí tưởng tượng phong phú, phát triển trí tuệ cảm xúc, tư duy logic và khả năng ngôn ngữ, trí thông minh tốt hơn, cũng như rút ra nhiều bài học bổ ích.

Hầu hết truyện cổ tích đều lấy chất liệu từ những hành động, sự vật quen thuộc với bé như: mầm cây, chú thỏ, cành hoa... đều là những người bạn của trẻ, với những nội dung nhân hóa những sự vật xung quanh.

Dưới đây là top 4 câu chuyện cổ tích chọn lọc hay nhất, mẹ có thể kể và chắp cánh cho trí tưởng tượng của con bay cao, xa hơn.

Top 4 truyện cổ tích dành cho trẻ tiểu học, giúp con tăng tư duy logic, phát triển EQ - 2

Bông hoa kỳ diệu

Ngày xửa ngày xưa, ở đất nước kia có một ông vua cực kì giàu sang. Vua lại có một nàng công chúa rất xinh đẹp. Chẳng may lúc về già vua mắc một chứng bệnh hiểm nghèo, liệt mất nửa người, ngày đêm bị cơn đau hành hạ. Lệnh truyền tới dân chúng cả nước: nếu ai chữa được cho nhà vua khỏi bệnh, vua sẽ gả công chúa và chia cho nửa giang sơn.

Có tin đồn ở đâu đó xa xôi lắm, mãi trên một vùng núi cao trùng điệp bốn mùa mây phủ có một cây thuốc lạ. Chỉ duy nhất một cây thôi. Cây đó đã sống cả ngàn năm và cũng chỉ nở duy nhất một bông hoa.

Bông hoa cứ tươi nở suốt trong cả ngàn năm và có tác dụng làm thuốc, cho người chết uống sẽ sống lại, người già lão uống vào sẽ trẻ mãi. Hàng trăm hàng nghìn người, nhiều nhất là những chàng trai, đua nhau đi tìm cây thuốc quý.

Có một chàng trai nông dân hiền lành kia cũng theo chúng bạn lên đường. Để có lương ăn, chàng vừa đi vừa làm thuê cho các chủ đất, lúc cày bừa, gặt hái, lúc khuân vác, lúc dựng nhà cửa… Trải qua mấy năm trời không biết nữa, cuối cùng chàng cũng tìm đến được nơi có cây hoa quý.

Mới đến chân núi, chàng đã nhận ra mùi hoa thơm ngào ngạt. Lần theo dấu hương thơm, chàng ngược dần lên mãi. Vậy mà cũng phải đến cả tháng trời chàng mới gặp được bông hoa.

Chàng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kỳ lạ chưa bao giờ từng thấy. Bông hoa hình chuông, lớn như một trái bưởi, màu sắc luôn thay đổi: lúc trắng muốt, lúc phớt hồng, lúc đỏ thắm… Dù màu sắc nào, bao giờ cũng lóng lánh, tỏa ra xung quanh một quầng sáng rực rỡ và hương thơm ngây ngất…

Chàng trai chạy ào tới bên bông hoa. Trước vẻ linh thiêng của nó, chàng sợ không dám hái. Chàng nhắm mắt lại, đôi tay đưa ra hướng về phía bông hoa kỳ diệu, miệng thì thầm những lời cầu khấn chân thành.

Câu chuyện ca ngợi lòng thương người và đức hi sinh vì người khác của một chàng trai hiền lành. (Nguồn ảnh: Truyendangian.com)

Câu chuyện ca ngợi lòng thương người và đức hi sinh vì người khác của một chàng trai hiền lành. (Nguồn ảnh: Truyendangian.com)

Chàng bỗng thấy đôi bàn tay trĩu nặng và toàn thân rùng rùng lay động. Một cảm giác lâng lâng lạ lùng lan tỏa khắp thân mình chàng. Mở mắt ra, chàng vô cùng kinh ngạc vì thấy bông hoa đã nằm gọn trong bàn tay.

Vô cùng sung sướng, chàng ấp bông hoa trên ngực, chạy ào xuống núi. Một nửa vương quốc và nàng công chúa kiều diễm đã chắc chắn thuộc về chàng…

Xuống đến lưng chừng núi, sương mù đã tan loãng, trời đã trong xanh trở lại, chàng bỗng gặp một toán đến dăm bảy chục người đang xăm xăm đi tới. Họ cũng là những người đi tìm bông hoa quý nhưng tiếc thay họ đã tới chậm hơn chàng.

Trong đám người, chàng để ý thấy có một bà lão tóc bạc phơ người gầy hốc hác, dáng bơ phờ mệt mỏi. Tới gần hỏi chuyện, chàng được biết bà lão cũng đi tìm bông hoa kỳ diệu. Không phải vì muốn có nửa giang sơn với nàng công chúa xinh đẹp mà vì đứa con gái bất hạnh của bà. Bà đã lên đường đi tìm bông hoa suốt hơn mười năm trời nay, rất lâu trước khi nhà vua lâm bệnh.

Con gái bà bị một chứng bệnh quái ác, nằm bất động mười mấy năm nay, lúc mê lúc tỉnh. Khi bà đi, tóc bà còn đen bóng, vẻ mặt cô gái mặn mà rất có duyên của bà nổi tiếng cả vùng. Nay thì tóc bà đã trắng xóa, những nếp nhăn khổ đau chằng chịt trên gương mặt già nua của bà.

Suốt hơn mười năm ròng rã, bà lặn lội qua biết bao đường đất… Bà biết con gái bà vẫn sống, tuy bệnh tình ngày một trầm trọng hơn. Con em nó vẫn thay bà chăm sóc chị. Hai chị em nó vẫn mòn mỏi trông đợi bà trở về. Một con bồ câu khôn ngoan vẫn luôn ở bên bà. Thỉnh thoảng nó lại bay về quê nhà lấy tin tức của đứa con tật nguyền.

Lòng thương con vô bờ bến đã thôi thúc bà bằng mọi cách phải tìm cho được bông hoa thiêng liêng. Không ngờ… Bà vừa khóc vừa đưa bàn tay gầy guộc ra ve vuốt những cánh hoa. Bà khóc vì mừng cho chàng trai hiền lành nhưng cũng vì tủi hổ cho thân phận hẩm hiu của mình. Vậy là con gái bà mất hết hy vọng…

Thấy thân hình tiều tụy và vẻ mặt nhăn nhúm của bà mẹ, nhất là cái dáng ngồi khổ sở với đôi vai gầy và cánh tay rũ xuống đầy vẻ đau đớn bất lực, chàng trai thật sự mủi lòng. câu chuyện bà mẹ kể lay động sâu xa tâm hồn chàng.

Chàng đặt bông hoa vào tay bà mẹ, giọng lạc đi:

– Con xin biếu mẹ. Mẹ hãy mau mang về chạy chữa cho em con…

Bà mẹ ngước đôi mắt đã bạc đi vì năm tháng mòn mỏi, kinh ngạc nhìn chàng, không tin ở tai mình. Bà rụt tay lại, vẻ mặt tái nhợt. Chàng trai nắm lấy tay bà, đặt bông hoa vào đó. Chàng nói rành rọt:

– Mẹ về mau đi. Chắc là em con đang mong mẹ lắm.

– Không, tôi không dám nhận đâu!

– Bà mẹ khóc không ra tiếng

– Cậu hãy mang vật báu này về dâng nhà vua. Bao nhiêu vinh hoa phú quý đang chờ cậu…

Chàng trai mỉm cười chất phác, lay đôi vai gầy của bà mẹ:

– Những ân huệ đó kể cũng vinh hiển thật. Nhưng con vẫn muốn tặng lại bông hoa này cho mẹ. Không có bông hoa kỳ diệu này, nhà vua vẫn có cả vương quốc, bên cạnh nhà vua vẫn có hàng trăm lương y với đủ loại thần dược. Còn mẹ và em gái con chỉ biết hi vọng vào bông hoa này. Tất cả sự sống của em côn trông chờ vào nó.

– Thế còn con?… – Bà mẹ ngước nhìn băn khoăn.

– Còn con

– Chàng trai lắc đầu mỉm cười

– Lâu nay không có bông hoa, con vẫn sống ung dung, có sao đâu, mẹ! Mẹ đừng băn khoăn nữa. Hãy mau trở về chữa chạy cho em gái con…

Không muốn để cho bà mẹ phải nghĩ ngợi nhiều thêm nữa, chàng trai khẽ đặt bông hoa vào tay bà mẹ rồi vội vã bước nhanh, mau chóng chìm khuất sau mấy lùm cây rậm.

Một áng mây ngũ sắc lóng lánh như những mảnh khảm xà cừ từ trong khe núi bỗng lững thững trôi đến trùm lấp hết cả. Bóng chàng trai hiền lành và tốt bụng thoáng ấn thoáng hiện trong vầng mây ngũ sắc kỳ lạ đó...

Top 4 truyện cổ tích dành cho trẻ tiểu học, giúp con tăng tư duy logic, phát triển EQ - 4

Tham thì thâm

Ngày xưa có một ông vua cùng quan tể tướng vi hành ra ngoài thành chơi. Qua một chiếc cầu, hai người gặp một ông lão bộ dạng thảm thương, lại mù cả hai mắt, chìa tay xin tiền. Thương tình, vua đặt vào tay ông lão một đồng tiền vàng và toan rảo bước đi ngay nhưng lão ăn mày đã nắm chặt tay nhà vua vua và bảo:

– Xin ngài tát cho tôi một cái vào má rồi hãy đi.

Nhà vua không thể chiều theo ý muốn kì quái của ông lão, toan bỏ đi thì lão đã đưa cả hai tay nắm riết lấy áo ngài, cầu khẩn:

– Xin ngài hãy thương tôi mà tát cho tôi một cái. Nếu ngài biết tội lỗi của tôi, dám chắc rằng ngài sẽ cho cái hình phạt này đối với tôi hãy còn là rất nhẹ.

Chẳng muốn mất thì giờ, nhà vua đành phải tát vào má ông lão. Bấy giờ, ông lão mới chịu bỏ tay ra, cảm ơn rối rít.

Đi mấy bước, vua bảo tể tướng:

– Ta đoán ông già mù kia có nỗi khổ tâm gì đây. Vậy ngươi hãy quay lại, dặn lão đến trưa mai vào cung hầu chuyện ta.

Trưa hôm sau, ông lão mù được tể tướng dẫn vào chầu vua. Vua phán:

– Ngươi hãy nói cho ta biết tại sao ngươi lại xin ăn kỳ khôi như vậy.

Ông lão không dám trái lệnh vua, bèn kể:

– Tâu bệ hạ, thảo dân vốn là một nhà buôn giàu có, chủ nhân của một đoàn lạc đà chở hàng hóa có tới chín mươi con.

Một hôm, sau khi bán hàng trở về, thảo dân bỗng gặp một đạo sĩ. Nhân tiện tới bữa, thảo dân mời đạo sĩ cùng ăn. Chúng thảo dân nói hết chuyện gần xa lại nói tới chuyện làm giàu.

Đạo sĩ bảo ông ta biết một nơi có vô vàn của cải, dùng chín mươi con lạc đà của thảo dân vị tất đã khuân được một phần nhỏ. Cái tin này làm cho thảo nhân vô cùng ngạc nhiên, vui sướng. Thảo dân bảo đạo sĩ rằng: “Ngài hãy mách cho tôi biết nơi đó rồi tôi sẽ làm quà cho ngài một con lạc đà của tôi”.

Một con lạc đà để trả cái ơn to như thế thì quả là quá ít. Nhưng khốn nỗi, lúc ấy lòng tham tự nhiên nổi lên khiến thảo dân không còn biết thế nào là phải trái nữa.

Đạo sĩ muốn được nửa số lạc đà và của cải. Ông ta bảo chỉ một con lạc đà chất đầy báu vật của ông cũng đủ mua cả triệu con lạc đà này. Tuy biết rằng đạo sĩ làm vậy là phải nhưng cái ý nghĩ có một người thứ hai cũng giàu bằng mình khiến thảo dân khổ tâm vô cùng. Nhưng cuối cùng thì thảo dân cũng đành phải ưng theo đạo sĩ.

Đây là câu chuyện kể về một nhà buôn không biết thỏa mãn, để cho lòng tham làm mờ cả lương tâm nên đã bị mù hai mắt và mất hết của cải.

Đây là câu chuyện kể về một nhà buôn không biết thỏa mãn, để cho lòng tham làm mờ cả lương tâm nên đã bị mù hai mắt và mất hết của cải.

Chúng thần đi đến một nơi vô cùng hiểm trở. Tới một ngọn núi cao nhất, đạo sĩ dừng lại, lấy đá châm lửa đốt rồi làm lầm rầm khấn vái. Tức thì một đám khói đen cuồn cuộn bốc lên. Đạo sĩ gạt đám khói, tự nhiên bức tường núi đá mở toang ra.

Phía trong hiện lên một tòa lâu đài vô cùng tráng lệ, vàng bạc, châu báu xếp cao chất ngất từ dưới đất lên đến tận trần. Chúng thần nhặt đầy ắp các bao tải, chất lặc lè lên lưng chính mươi con lạc đà.

Trước khi đi đóng cửa lâu đài, thảo dân để ý thấy đạo sĩ nhặt một chiếc hộp con rồi bỏ ngay cái hộp vào trong túi.

Sau đó, chúng thần chia nhau lạc đà rồi mỗi người đi một ngả.

Đi được mấy bước, tự nhiên lòng tham nổi lên xâm chiếm lòng thảo dân. Thảo dân nghĩ đạo sĩ cần gì bốn mươi nhăm con lạc đà với của cải chất trên lưng chúng. Ông ta là chủ khi báu kia mà. Nghĩ vậy, thảo dân chạy theo đạo sĩ, lớn tiếng gọi. Đạo sĩ dừng lại. Thảo dân đến gần ông ta, bảo: “Ngài phải chăm 45 con lạc đà sẽ vô cùng cực nhọc. Chi bằng ngài hãy nhường lại 15 con cho tôi.”

Đạo sĩ đáp: “Bác nói có lí đấy! Vậy bác cứ lấy thêm 15 con nữa đi”.

Thảo dân không ngờ đạo sĩ dễ tính như vậy nên lại ngọt ngào bảo: “Đạo sĩ hãy bớt cho tôi 10 con lạc đà nữa đi. Đấy là tôi thành thực khuyên ngài, đừng tưởng tôi tham lam nhá!”

Nghe nói, đạo sĩ lại bằng lòng. Không biết xấu hổ, thảo dân lại cất lời cầu xin thêm 10 con lạc đà nữa. Đạo sĩ lại tươi cười đồng ý. Thảo dân sung sướng quá, bá lấy cổ ông ta hôn lấy hôn để: “Đạo sĩ sẽ làm cho tôi vui mừng khôn tả nếu ngài cho nốt tôi 10 con lạc đà còn lại kia”.

Không lưỡng lự, đạo sĩ lại bằng lòng. Rồi ông ta dịu dàng bảo: “Tôi vui lòng biếu bác tất cả số lạc đà của tôi. Nhưng bác hãy nhớ ông Trời có thể ban cho ta sự giàu có, cũng có thể làm ta khánh kiệt. Vậy bác nên tiêu đồng tiền cho phải lẽ và phải luôn cứu giúp những người nghèo khó.

Lúc bây giờ thảo dân đâu còn để tai đến những lời khuyên quý hóa đó. Thảo dân còn đương tính cách làm thế nào để chiếm nốt được cái hộp mà đạo sĩ lấy được ban nãy. Thế là, trước khi đạo sĩ lên đường, thảo dân lại dịu dàng nói: “Đạo sĩ ơi! Ngài hãy cho tôi nốt cái hộp nhỏ đi!!”.

Lần này, đạo sĩ nhất định từ chối. Thảo dân ngạc nhiên: mấy lần trước ông ta đều cho dễ dàng như thế cơ mà! Vậy thì chắc chắn là cái hộp chứa một bí mật kì lạ. Thảo dân định bụng nếu xin lần nữa mà không được thì thảo dân sẽ dùng võ lực lấy cho kì được cái hộp mới thôi. May mắn thay, đạo sĩ lại bằng lòng đưa nốt cho thảo dân cái hộp.

Thảo dân mở nắp hộp ra, thấy trong hộp chỉ chứa một thứ thuốc bột. Đạo sĩ bảo: “Thứ thuốc bột này nếu bôi vào mắt trái sẽ làm cho ta trông thấy tất cả vàng bạc, châu báu quý giá giấu trong lòng đất, nhưng nếu bôi vào mắt phải thì lập tức sẽ mù ngay”.

Thảo dân bèn nhờ đạo sĩ bôi thử thức thuốc bột kì lạ đó. Đạo sĩ lấy tay miết thuốc lên mi mắt thảo dân. Thuốc vừa ngấm, thảo dân đã nhìn tới tận trung tâm trái đất: Chao ôi, kim cương, vàng bạc châu báu sáng lóa, nhiều vô kể. Muốn nhìn thấy nhiều vàng bạc hơn, thảo dân lại đòi đạo sĩ bôi thuốc vào mắt bên phải cho thảo dân.

Đạo sĩ nhất định không làm theo ý thảo dân. Càng thấy đạo sĩ từ chối, thảo dân càng nài nỉ. Thảo dân thề với đạo sĩ dù thế nào cũng không oán trách ông.

Đạo sĩ ngăn thế nào cũng không được, đành miết thuốc bột lên mi mắt phải của thảo dân. Thuốc vừa ngấm, hai mắt thảo dân bỗng dưng không nhìn thấy gì nữa. Tất cả là một màn đêm đen kịt. Thảo dân rối rít cầu xin đạo sĩ cứu vớt thảo dân đã quá dại không nghe lời ông.

Đạo sĩ đáp: “Bác đã để cho lòng tham lam mờ ám lương tâm. Ta không có thuốc nào chữa cho bác khỏi mù. Thôi, bác hãy cầu xin Thượng đế, may người có thương tình chăng. Còn của cải thì bây giờ ta sẽ đem cho người khác xứng đáng hơn”.

Cả ngày hôm đó, thảo dân lang thang đờ đẫn, khổ sở quá chừng. Mãi đến tối, thảo dân mới gặp được một đoàn người ngựa. Họ thương tình sắc thảo dân trở về.

Than ôi! Con đương ở một địa vị tột bậc giàu sang bỗng dưng mù lòa, lại phải ngửa tay xin ăn. Thảo dân tự đặt ra cho mình một hình phạt: bất cứ ai cho thảo dân tiền, thảo dân cũng xin người ấy tát thảo dân một cái.

Ông lão mù nói xong, đức vua phán:

– Tội ngươi tuy to thật nhưng ngươi đã biết hối lỗi, tự đặt ra hình phạt cho mình. Thôi từ nay ngươi đừng làm thế nữa. Ta thương nhà ngươi già nua tuổi tác còn phải ăn xin, vậy ta sẽ ban cho ngươi 50 lạng vàng.

Ông lão ăn xin vội quỳ rạp xuống cảm ơn, tung hô vạn tuế, rồi hớn hở theo tên lính hầu ra về cùng với số tiền vua ban.

Top 4 truyện cổ tích dành cho trẻ tiểu học, giúp con tăng tư duy logic, phát triển EQ - 6

Mẹ con nhà chuối

Gió ào qua khu vườn. Chuối con run rẩy nép sát vào mẹ. Lớn tướng rồi mà nó vẫn chưa hết sợ cái lão Gió bấc có ngọn roi giá buốt này. Tấm áo mỏng tang trên mình nó chưa đủ che kín thân. Thấy vậy, Chuối mẹ lật ngả vội những tàu lá xuống che chở.

Từ hồi Chuối con còn là cái mầm nhỏ xíu mới trồi lên khỏi mặt đất, nó đã nhận được sự chăm chút, chiều chuộng của mẹ. Dạo ấy là mùa hạ. Nắng gay gắt.

Cây cối thu mình, héo quắt dưới sự hun đốt giận dữ của mặt trời. Thế mà Chuối con vẫn xanh mơn mởn nhờ bầu sữa ngọt lành của mẹ. Chẳng mấy chốc, nó đã to lớn phổng phao. Một bữa, Chuối mẹ lắng giọng bảo con:

– Con ơi, giờ đây đã lớn khôn, con hãy tự tập đi kiếm ăn để mẹ còn lo tạo quả nhé!

Chuối con ngạc nhiên hỏi lại:

– Sống thế này là thích lắm rồi, còn phải tạo quả làm gì hả mẹ?

Chuối mẹ giải thích:

– Mẹ không muốn giống chuối nhà ta là đồ vô dụng. Con không để ý đến ánh mắt mong mỏi chờ trông của ông lão thường vun gốc nhổ cỏ cho chúng ta hay sao? Mẹ phải tạo quả nhanh để còn kịp đền ơn cụ .

Chuối con lúc lắc cuộn lá xanh nõn trên đầu, phụng phịu:

– Ứ ừ! Không có mẹ, con kiếm ăn một mình sao được?

Chuối mẹ vẫn dịu dàng:

– Mẹ muốn nuôi con đến trọn đời nhưng rồi mai đây vừa phải nuôi con lại vừa lo tạo quả, sức mẹ thì yếu lắm rồi, giá như con có thể đỡ đần thêm chút ít…

Chuối con bối rối ngước mắt lên nhìn mẹ và bỗng giật mình. Chao ôi! Mẹ đã khác xưa nhiều quá. Những tàu lá vốn xanh tươi, to dày đến thế mà nay rách nát tả tơi. Những bẹ vỏ khô vàng đổ đầy quanh gốc. Hổ thẹn, chuối con tự trách mình bấy lâu nay quá vô tư. Nó thầm hứa là từ nay sẽ không bao giờ quấy mẹ nữa. Nhất định thế!

Câu chuyện cảm động về tình mẹ con giữa Chuối mẹ và Chuối con, qua đó giáo dục các bạn nhỏ phải biết sống tự lập và ý nghĩa với đời.

Câu chuyện cảm động về tình mẹ con giữa Chuối mẹ và Chuối con, qua đó giáo dục các bạn nhỏ phải biết sống tự lập và ý nghĩa với đời.

Chờ đêm xuống, khi mặt đất được hơi sương làm cho dịu lại, Chuối con khẽ cựa mình rụt rè thò những ngón tay nhỏ bé trắng muốt vào lòng đất tối om. Nó nhấm nháp một cách e dè vị nồng nồng của đất – bữa ăn đầu tiên không phải từ vú mẹ. Cứ thế, những ngón tay của Chuối con bạo dạn lần tìm ra xa, vươn tới những vùng đất tươi xốp, mịn màng.

Chỉ ít lâu sau, trến đầu Chuối mẹ bỗng xuất hiện một búp nhọn màu nâu chọc thẳng lên trời. Mẹ đang tạo quả chăng? Chuối con trộm nghĩ và thầm chờ đợi. Cái bắp chuối ngày một lớn dần và từ từ chúc đầu xuống đất.

Hoa chuối nở, lũ quả bé tí đội những chiếc mũ trắng xinh xinh ngơ ngác thò đầu ra ngoài. Để nuôi chúng, hình như Chuối mẹ phải gắng sức nhiều lắm.

Cùng với sự lớn lên của quả, vóc dáng Chuối mẹ ngày càng vàng vọt, những cành lá gầy guộc khẳng khiu. Buồng quả trĩu nặng vít cong đầu Chuối mẹ.

Một hôm, đang mải mê nô đùa trong ánh chiều đã nhạt, Chuối con chợt nghe có tiếng động mạnh. Nó ngước mắt nhìn lên thì, ôi thôi! Buồng quả đã biến mất. Trến đầu Chuối mẹ, những giọt nhựa máu rỉ ra từ vết cắt sắc ngọt.

Thương mẹ, Chuối con nói qua nước mắt:

– Con đã bảo rồi, mẹ tạo quả làm gì để người ta hành hạ đến nổi khổ sở như vầy?

Người run lên vì đau đớn, Chuối mẹ vẫn sung sướng nói lại với con:

– Sinh con và tạo quả, thế là đời mẹ trở nên có ích. Buồng quả chín, người ta phải thu hoạch, không thì lũ chim chóc, dơi chuột sẽ làm hỏng đi. Nhìn ông lão làm vườn mừng vui, mẹ cũng thấy lòng mình thanh thản.

Chẳng bao lâu nữa thì mẹ cũng sẽ… Con đừng buồn, đó là quy luật khắt khe của tạo hóa .

– Mẹ đừng nói nữa! Chuối con thốt lên đau đớn. Lần đầu tiên nó “hỗn” vì không muốn nghe, không muốn hiểu những điều mẹ nói. Chuối con sợ cô đơn. Nó thèm được nghe lời ru, những câu chuyện cổ mà mẹ nó vẫn thầm thì kể dưới bầu trời đầy sao.

Mệt mỏi, Chuối con gục đầu vào lòng mẹ. Lời ru dịu dàng của mẹ cất lên đưa Chuối con vào giấc ngủ. Nó ngủ không ngon giấc, thỉnh thoảng lại vật vã [3] các tàu lá. Hình như nó đang ú ớ thét lên trong giấc mơ:

– Đừng bỏ con, mẹ ơi!

Top 4 truyện cổ tích dành cho trẻ tiểu học, giúp con tăng tư duy logic, phát triển EQ - 8

Ông trạng Nồi

Thuở xưa, có một chàng trai nhà nghèo lắm, hàng ngày phải đi kiếm củi lấy tiền ăn học. Chàng rất thông minh và ham học.

Năm ấy nhà vua sắp mở khoa thi kén chọn nhân tài. Chàng học trò nghèo kia ngày đêm miệt mài đèn sách, nhiều bữa quên ăn. Thường đến bữa cơm, chàng đợi nhà bên cạnh vừa ăn xong, là chạy sang mượn nồi ngay. Lần nào chàng cũng cọ sạch bóng nồi trước khi đem trả.

Ngày thi đến. Chàng ung dung đến trường thi. Đến ngày yết bảng, tên chàng được xếp đầu bảng vàng, chàng đỗ trạng nguyên. Nhà vua mở tiệc ban thưởng cho quan trọng và các vị đỗ đạt. Tiệc xong, nhà vua vời quan trạng đến phán hỏi:

– Nay nhà ngươi đã đỗ trạng nguyên, tiếng tăm lừng lẫy, ta muốn giữ lại đây để phò vua giúp nước. Trước khi nhà ngươi lĩnh việc, ta cho phép về tạ ơn tổ tiên, thăm làng xóm họ hàng. Ta muốn ban thưởng cho nhà ngươi những vật báu và cho phép nhà ngươi tự chọn.

Nhà vua và các quan rất đỗi ngạc nhiên khi quan trạng tâu lên:

– Tâu bệ hạ! Thần chỉ xin bệ hạ một chiếc nồi nhỏ.

Hôm sau, quan trạng lên đường thăm quê mang theo chiếc nồi nhỏ đúc bằng vàng của nhà vua ban cho.

Tin người học trò nghèo nọ đỗ trạng nguyên bay về làng làm nức lòng mọi người. Dân làng treo cờ, kết hoa, nổi chiêng trống, đón quan trạng về thăm quê hương và lễ tổ.

Khi về đến đầu làng, quan trạng xuống kiệu , chào hỏi, cảm ơn dân làng, rồi tay cầm chiếc nồi nhỏ bằng vàng đi thẳng đến nhà ông hàng xóm trước kia đã cho chàng mượn nồi trong dịp ôn thi. Dân làng lũ lượt đi theo. Thấy quan trạng đến, chủ nhà vội vàng ra chào đón vào nhà. Quan trạng nói:

– Thưa ông, tôi xin biếu ông chiếc nồi vàng nhà vua ban cho tôi để tạ ơn ông. VÌ nhờ ông có lòng giúp đỡ, tôi mới đỗ đạt và được như ngày nay.

Đề cao tấm gương hiếu học cũng như đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của quan trạng Tô Tịch, tục gọi là Trạng Nồi.

Đề cao tấm gương hiếu học cũng như đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của quan trạng Tô Tịch, tục gọi là Trạng Nồi.

Vợ chồng ông hàng xóm nghe quan trạng nói vừa mừng rỡ vừa bối rối, nghĩ thầm: “Cho mượn nồi thì có gì mà quan trạng phải trả ơn to đến thế!”. Dân làng cũng nghĩ như vậy. Như đoán biết ý nghĩ mọi người, quan trạng mỉm cười thong thả nói:

– Hồi đó vì nghèo, trong thời gian ôn thi tôi không có thì giờ đi kiếm gạo, nên đã cố tình mượn nồi của ông chủ đây để ăn vét cơm cháy trong mấy tháng trời. Nay đã đỗ đạt, tôi có chút quà mọn trả ơn ông chủ như thế này đã bõ gì!

Chủ nhà và dân làng nghe nói rất xúc động và cảm phục gương hiếu học và lòng biết ơn của quan trạng.

Vị trạng nguyên trẻ tuổi ấy chính là Tô Tịch, một người nổi tiếng thời trước của nước ta, dân gian yêu mến vẫn quen gọi là Ông Trạng Nồi là lẽ như vậy.

Top 4 truyện cổ tích dành cho trẻ tiểu học, giúp con tăng tư duy logic, phát triển EQ - 10

Bài học hay từ những câu chuyện cổ tích

Mỗi câu chuyện cổ tích là một bài học dung dị đầu đời, gần gũi nhưng sâu sắc đối với trẻ nhỏ, không chỉ nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ mà ở đó mang đến những bài học sâu sắc, bài học yêu thương và cảm thông giúp cho trẻ tiếp thu tự nhiên những bài học hướng thiện và được khuyến khích trở thành người lương thiện.

Những câu chuyện cổ tích hấp dẫn và ý nghĩa không chỉ nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ mà còn mang đến nhiều bài học đạo đức hay.

Những câu chuyện cổ tích hấp dẫn và ý nghĩa không chỉ nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ mà còn mang đến nhiều bài học đạo đức hay. 

Top 4 truyện cổ tích về các loài vật hay nhất, ngắn gọn nhưng dạy bé bài học lớn
Những câu chuyện hay về loài vật đưa các bé khám phá thế giới truyện cổ tích vô cùng hấp dẫn và đặc sắc.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn