Tiến sĩ Yang Linqi và chuyên gia dinh dưỡng Daniel Ker đã liệt kê một số quan niệm sai lầm cha mẹ dễ mắc trong khi bắt đầu cho bé ăn dặm, cha mẹ có thể tham khảo.
Trẻ mới sinh ra hầu như được bổ sung dinh dưỡng thông qua sữa mẹ. Khi trẻ được 6 tháng tuổi cùng với việc ăn bắt đầu nếm thử các thức ăn ở dạng sệt. Đó là một cột mốc thú vị để cha mẹ bắt đầu thay đổi chế độ dinh dưỡng cho con.
Daniel Ker, chuyên gia dinh dưỡng tại The Nutrition Place, cho biết sự phát triển của mỗi bé là khác nhau nhưng hầu hết thường đạt đến mốc phát triển ổn định khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi .
Tiến sĩ Yang Linqi, một bác sĩ nhi khoa tại Trung tâm Nhi khoa Thomson, trích dẫn một nghiên cứu gần đây cho rằng trẻ từ 4 đến 6 tháng được coi là “thời kỳ vàng” để cho bé làm quen với thức ăn đặc. Điều này phù hợp với khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới khuyến khích các bậc cha mẹ bắt đầu cai sữa cho trẻ khi trẻ được 6 tháng tuổi.
Hệ tiêu hóa của trẻ 6 tháng tuổi đã sẵn sàng để tiếp nhận với thức ăn đặc. Vì trẻ đang phát triển nhanh chóng, sẽ cần một lượng chất dinh dưỡng cao hơn như sắt và kẽm, vì vậy chỉ sữa mẹ hoặc sữa công thức là không đủ.
Ăn dặm là một giai đoạn quan trọng của sự phát triển cảm xúc, hành vi và thể chất của trẻ. Khi bé ăn các loại thức ăn khác nhau, bé sẽ trở nên cứng cáp và khỏe mạnh hơn. Ngoài khả năng vận động đủ để sử dụng bàn tay và ngón tay để giữ các mẩu thức ăn và đưa chúng vào miệng, trẻ còn học cách nhai và nuốt thức ăn mềm. Các bậc phụ huynh nên nắm bắt nhu cầu tâm lý của trẻ ở giai đoạn này, kịp thời bổ sung thức ăn dặm, đừng bỏ lỡ thời cơ tốt này.
Tuy nhiên, một số cha mẹ lần đầu sinh con có thể chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng bé, đặc biệt là thời điểm cho bé ăn dặm.
Do đó, tiến sĩ Yang Linqi và chuyên gia dinh dưỡng Daniel Ker đã liệt kê một số quan niệm sai lầm cha mẹ dễ mắc trong khi bắt đầu cho bé ăn dặm, cha mẹ có thể tham khảo nhằm điều chỉnh kịp thời và có phương pháp nuôi dưỡng con phù hợp.
Ngừng cho trẻ bú khi trẻ bắt đầu ăn dặm
Không cho bé ăn các loại hạt
Bé không nên ăn trứng
Không cho trẻ ăn ngũ cốc
Cho trẻ ăn rau trước trái cây
Nếu trẻ đã bắt đầu ăn thịt, có thể giảm lượng sữa cho trẻ bú
Chỉ cho bé ăn thức ăn nhạt
Cho bé ăn nhiều loại thức ăn mới cùng một lúc