Trau dồi 4 thói quen tốt cho con, trí nhớ của bé sẽ ngày càng mạnh mẽ, não bộ thông minh hơn

Hạ Mây - Ngày 16/05/2022 19:35 PM (GMT+7)

Nếu bố mẹ dành thời gian giúp trẻ trau dồi những thói quen lành mạnh mỗi ngày, con có thể cải thiện khả năng ghi nhớ, tư duy và thông minh hơn.

Trau dồi 4 thói quen tốt cho con, trí nhớ của bé sẽ ngày càng mạnh mẽ, não bộ thông minh hơn - 1

Các chuyên gia cho biết, trí nhớ của não bộ sẽ trải qua ba quá trình là mã hóa, lưu trữ và truy xuất thông tin. Đồng thời, não bộ của con người có tính mềm dẻo, có khả năng thay đổi suốt đời và sản sinh các nơ-ron mới để thích ứng với môi trường.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khả năng của não bộ ở con người cao hơn rất nhiều những gì mà chúng ta đang sử dụng. Vì vậy, không bao giờ là muộn để bắt đầu những thói quen tốt rèn luyện cho sự phát triển trí tuệ.

Do đó, nếu bố mẹ dành thời gian giúp trẻ trau dồi những thói quen lành mạnh mỗi ngày, con có thể cải thiện khả năng ghi nhớ, tư duy và thông minh hơn.

Trau dồi 4 thói quen tốt cho con, trí nhớ của bé sẽ ngày càng mạnh mẽ, não bộ thông minh hơn - 2

Trau dồi 4 thói quen tốt cho con, trí nhớ của bé sẽ ngày càng mạnh mẽ, não bộ thông minh hơn - 3

Khả năng ghi nhớ liên tưởng

Khả năng ghi nhớ ở trẻ được xem là quá trình ghi lại những ký ức hoặc sự vật đã xảy ra trong não. Khả năng này cũng giống như các khả năng khác của trẻ, có thể rèn luyện, nếu trẻ được rèn luyện đúng cách thì sẽ đạt hiệu quả.

Khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ không nên chỉ dạy trẻ học thuộc lòng mà hãy học để con hình thành thói quen ghi nhớ liên tưởng.

Ví dụ, mỗi sáng khi đưa trẻ đi học, mẹ hãy hỏi riêng trẻ, chuyện gì đã xảy ra ngày hôm qua? Hoặc hỏi về những món ăn hôm nay ở trường mẫu giáo cái nào ngon hơn? Những điều này nghe có vẻ vụn vặt, nhưng thực chất rất giúp ích trong việc bố mẹ giao tiếp với con, đồng thời tăng khả năng ghi nhớ và liên tưởng ở trẻ.

Nếu trẻ được trau dồi những thói quen lành mạnh mỗi ngày, con có thể cải thiện khả năng ghi nhớ, tư duy và thông minh hơn.

Nếu trẻ được trau dồi những thói quen lành mạnh mỗi ngày, con có thể cải thiện khả năng ghi nhớ, tư duy và thông minh hơn.

Bố mẹ cũng có thể tạo ra những trò chơi đơn giản để tăng khả năng liên tưởng của trẻ, điều này giúp trẻ kích thích trí tưởng tượng hiệu quả.

Hãy tìm cách mang những kiến thức sách vở mà trẻ thường học gắn lên một sự vật, sự việc mà trẻ thường thấy, thường làm. Bài vè “O tròn như quả trứng gà, Ô thì đội mũ, Ơ thì thêm râu” là một ví dụ cụ thể nhất. Liên tưởng để học tập sẽ là một trong những phương pháp ghi nhớ tốt nhất, lâu nhất cũng như thú vị nhất dành cho trẻ.

Trau dồi 4 thói quen tốt cho con, trí nhớ của bé sẽ ngày càng mạnh mẽ, não bộ thông minh hơn - 5

Học cách nhìn tranh và kể chuyện

Não bộ có khả năng ghi nhớ hình ảnh tốt hơn, và cha mẹ nên sử dụng tính năng này để rèn luyện trí nhớ cho con mình. Khi trẻ được 2-3 tuổi, giai đoạn đầu về phát triển ngôn ngữ, nếu trẻ thường được nghe bố mẹ đọc truyện hằng ngày, sẽ vô cùng hữu ích để mở rộng kiến thức và khả năng tư duy cho con.

Đồng thời đọc sách, truyện tranh còn giúp trẻ tăng cường trí tưởng tượng phong phú, sự đồng cảm, khả năng nghe hiểu, biểu đạt ngôn ngữ và nâng cao khả năng ghi nhớ.

Bố mẹ có thể chọn những cuốn truyện tranh để bắt đầu đọc cho con nghe, sau đó hướng dẫn trẻ kể lại. Trong quá trình này, trẻ sẽ nhớ lại nội dung câu chuyện mà cha mẹ đã kể thông qua nội dung hình ảnh, nội dung hình ảnh có thể không bao quát, nhưng sau khi thực hành lặp đi lặp lại một câu chuyện, trẻ sẽ nhớ từng chữ một. 

Đồng thời, bố nên cho con nhắc lại những từ đồng âm, đồng nghĩa để củng cố thêm vốn từ vựng cho cho trẻ. Nếu tiếp tục duy trì thói quen này, khi trẻ bước vào trường tiểu học, trí nhớ của trẻ sẽ tốt hơn rất nhiều so với các bạn cùng lứa tuổi.

Đồng thời, khi dạy con xem truyện, đọc sách bố mẹ có thể phân tích tỉ mỉ, kĩ càng những tác dụng của sách phù hợp với độ tuổi để giúp con có thể phân loại được những cuốn sách phù hợp với khả năng lứa tuổi của con hay không.

Khi đọc sách, truyện tranh còn giúp trẻ tăng cường trí tưởng tượng phong phú, sự đồng cảm, khả năng nghe hiểu, biểu đạt ngôn ngữ và nâng cao khả năng ghi nhớ.

Khi đọc sách, truyện tranh còn giúp trẻ tăng cường trí tưởng tượng phong phú, sự đồng cảm, khả năng nghe hiểu, biểu đạt ngôn ngữ và nâng cao khả năng ghi nhớ.

Trau dồi 4 thói quen tốt cho con, trí nhớ của bé sẽ ngày càng mạnh mẽ, não bộ thông minh hơn - 7

Quan sát nhanh nhạy

Một đứa trẻ có khả năng quan sát nhanh nhạy sẽ mang lại nhiều lợi ích trong công việc và cuộc sống về sau. Ngay từ khi còn nhỏ, bố mẹ có thể sử dụng ngay những vật phẩm thường dùng để kích thích hứng thú và nâng cao khả năng quan sát của trẻ.

Ví dụ: Hãy hướng dẫn cho trẻ biết tách trà có thể sử dụng để đựng nước, nhưng cũng có thể đựng đậu đỗ, cắm hoa, cốc nhựa rơi xuống đất thì không sao nhưng cốc thủy tinh thì rất dễ vỡ. Ngoài các đồ vật thực tế, hình vẽ cũng là một công cụ để bồi dưỡng khả năng quan sát của trẻ.

Bố mẹ có thể cho trẻ xem một bức tranh và hướng dẫn con tìm hình vẽ động vật còn thiếu, so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hai bức tranh. 

Sau mỗi hoạt động, bố mẹ nên cùng trẻ phân tích, đánh giá lại kết quả quan sát, bởi vì những gì quan sát được là nhận thức cảm tính, còn phân tích có thể nâng cao khả năng tư duy, giúp trẻ nhận thức sâu sắc và ghi nhớ tốt hơn về những sự vật mình quan sát được.

Trau dồi 4 thói quen tốt cho con, trí nhớ của bé sẽ ngày càng mạnh mẽ, não bộ thông minh hơn - 8

Khả năng tập trung cao

Tập trung có thể giúp trẻ ghi nhớ một điều gì đó tốt và nhanh hơn. Sự tập trung giúp cho trẻ có thể nhanh chóng giải quyết những vấn đề được giao với chất lượng tốt nhất cũng như kiết tiệm được thời gian. 

Thực tế, một số không thiếu sự tập trung mà thực sự là không biết phải tập trung vào điều gì. Vì vậy, đối với các bé tiểu học, trước khi học bài hay bắt đầu buổi học, bố mẹ có thể gợi ý con tạo danh sách mục tiêu cần làm, từ đó các em sẽ biết cần tập trung thực hiện công việc trong khoảng thời gian cụ thể.

Ban đầu, trẻ có thể lập mục tiêu ra giấy nhưng khi rèn luyện thành thói quen, các em có thể tự lên danh sách trong đầu.

Tập trung có thể giúp trẻ ghi nhớ một điều gì đó tốt và nhanh hơn.

Tập trung có thể giúp trẻ ghi nhớ một điều gì đó tốt và nhanh hơn. 

Ví dụ, khi trẻ làm bài tập về nhà, mục tiêu đặt ra là phải làm hết bài tập được giao, ghi nhớ công thức mới hoặc xem lại kiến thức chưa nắm rõ. Mỗi khi con hoàn thiện mục tiêu, hãy để trẻ nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc trước khi thực hiện công việc khác.

Bố mẹ cũng chú ý không nên dễ dàng ngắt lời trẻ đang tập trung vào việc gì đó cho đến khi trẻ được 6 tuổi. Những đứa trẻ thường xuyên bị quấy rầy dễ có biểu hiện không chú ý trong giờ học. 

Hãy tăng khả năng tập trung của trẻ khi học bằng cách dành cho trẻ một không gian học tập yên tĩnh và đầy đủ ánh sáng. Bởi trong không gian yên tĩnh, khả năng tập trung của trẻ sẽ ở trạng thái tốt nhất. 

4 đặc điểm trên khuôn mặt đứa trẻ thông minh, hưởng phúc đức từ bố mẹ, tương lai dễ thành tài
Trong nhân tướng học, nếu nhận thấy trẻ có 3 đặc điểm này trên khuôn mặt, đó là dấu hiệu chứng tỏ trẻ thông minh, tương lai gặp nhiều may mắn.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con