Rối loạn tiêu hóa là căn bệnh thường gặp ở trẻ vào những ngày Tết.
Tao bón, tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu, nôn trớ... là những biểu hiện thường gặp ở trẻ Nếu bố mẹ để tình trạng này kéo dài sẽ dễ bị ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Đặc biệt là vào dịp Tết. Vậy bố mẹ nên làm gì khi con bị rối loạn tiêu ngày Tết?
Những thông tin hữu ích từ chuyên gia sẽ giúp bố mẹ phần nào hiểu rõ được vấn đề này, và có kiến thức để giúp con vui chơi lành mạnh trong những ngày Tết nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe.
Nhiều trẻ nhập viện vì rối loạn tiêu hóa ngày Tết
Tết năm 2020 dù chưa hết kỳ nghỉ lễ nhưng bác sĩ đã tiếp nhận nhiều bệnh nhi bị rối loạn tiêu hoá, trong đó có trường hợp bệnh nhi Trần Minh Anh 3 tuổi là con của chị Nguyễn Hải Hà (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đến viện với biểu hiện tiêu chảy, kèm nôn, sốt. Trước đó thấy con đi phân lỏng nhiều lần trong ngày, chị Hà tự ý ra hiệu thuốc mua kháng sinh cho bé uống. Tuy nhiên, tình trạng đi ngoài của bé không những không thuyên giảm mà còn tăng lên.
Rối loạn tiêu hóa là căn bệnh thường thấy ở trẻ vào những ngày Tết.
Qua khai thác bệnh sử, được biết những ngày nghỉ Tết Nguyên đán bé cùng gia đình di chuyển đường dài về quê ăn Tết, lại giữa mùa đông nên cơ thể trẻ có thể bị nhiễm lạnh. Chưa kể vì đã lâu mới được về quê gặp nhiều bạn nhỏ cùng tuổi, trẻ hào hứng, phấn khích dẫn đến mải chơi hơn ăn, có nhiều hôm bé chỉ ăn bánh trái, mứt kẹo và không dùng bữa chính. Một phần nữa do ngày Tết lịch sinh hoạt của trẻ cũng bị thay đổi, không ngủ đủ giấc dễ làm trẻ mệt.
Tại bệnh viện, sau khi kiểm tra và thăm khám cho trẻ nhi, bác sĩ tư vấn cho phụ huynh nên cố gắng giữ đúng giờ giấc sinh hoạt cho trẻ, ăn ngủ đúng giờ, đủ chất dinh dưỡng, tránh cho trẻ ăn đồ lưu từ nhiều bữa trước và ăn quá nhiều bánh kẹo, đồ ngọt vì sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.
Ngày Tết trẻ vận động nhiều, cơ thể cần tăng cường bổ sung các loại trái cây để cung cấp nhiều vitamin, nước, chất xơ, cân đối khẩu phần ăn nhiều chất béo, đạm, đường trong ngày Tết. Gia đình nên chuẩn bị một số thuốc sẵn sàng trong tủ thuốc gia đình như Oresol dùng để bù nước trong trường hợp nôn, tiêu chảy. Bác sĩ khuyến cáo tuyệt đối không được dùng thuốc cầm tiêu chảy hay thuốc kháng sinh khi chưa có sự chỉ dẫn của người có chuyên môn.
Bố mẹ có nên tự ý chữa rối loạn tiêu hóa cho con ở nhà?
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, trên đây chỉ là một trong số các trường hợp rối loạn tiêu hoá phổ biến trong dịp lễ Tết. Và cũng là sai lầm thường gặp của các gia đình trong việc chăm sóc trẻ bị tiêu chảy. Việc tự tiện sử dụng kháng sinh có thể làm rối loạn hệ vi khuẩn có ích trong đường ruột, dẫn đến tiêu chảy kéo dài, làm cho trẻ hấp thu càng kém và lâu hết tiêu chảy.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng thăm khám cho một bệnh nhi mắc rối loạn tiêu hóa.
Bác sĩ cũng cho biết thêm, dịp Tết rất nhiều trẻ bị rối loạn tiêu hoá, tuy nhiên không phải trường hợp tiêu chảy nào cũng cần mang trẻ tới bệnh viện. Những trường hợp trẻ nhi mất nước ở mức độ nhẹ, trẻ tỉnh táo, uống nước bình thường, không bị nôn nhiều, đi tiểu nhiều gia đình hoàn toàn có thể chăm sóc trẻ tại nhà bằng cách bù lượng nước tương đương với lượng nước con mất trong phân sau mỗi lần đi ngoài.
Cho trẻ ăn chế độ ăn bình thường, mẹ không nên thay đổi chế độ hay thành phần thức ăn của con, càng không cần phải kiêng khem quá mức dẫn đến cơ thể bé bị thiếu năng lượng, làm chậm hồi phục tổ chức ruột bị rối loạn dẫn đến tiêu chảy kéo dài khiến các bé bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sự phát triển.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ ngày Tết? Căn bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: - Vào dịp Tết, nếp sống và các món ăn tại các gia đình thay đổi. Theo đó chế độ ăn của trẻ trong dịp Tết bị thay đổi - Những ngày Tết trẻ thường không được cho ăn đúng bữa. - Ngày Tết trẻ thường ăn nhiều bánh kẹo, nước ngọt, các loại mứt. Chưa kể một số thực phẩm khác như bánh chưng, lạp xưởng… chứa nhiều chất béo không có lợi cho sức khỏe của trẻ. - Việc ăn nhiều thịt hơn mà không ăn rau cũng là yếu tố khiến hệ tiêu hoá trẻ nhỏ gặp vấn đề. Bố mẹ nên làm gì để trẻ không bị rối loạn tiêu hóa ngày tết? Để tránh các căn bệnh rối loại tiêu hóa ở trẻ bố mẹ nên lựa chọn và bảo quản các thực phẩm sạch, tuyệt đối tránh để thực phẩm sống và chín lẫn nhau. Bố mẹ cần quản lý khẩu phần ăn của trẻ. Tránh để trẻ ăn quá nhiều trong một ngày với nhiều loại thực phẩm khác nhau, đặc biệt là bánh kẹo, nước ngọt, đồ ăn nhiều chất béo. Cần tăng cường rau xanh trong bữa ăn thay vì chỉ sử dụng thịt để chế biến. Mẹ nên lưu ý chế biến món ăn cho bé đảm bảo đủ 4 nhóm chất: chất đạm, chất bột đường, chất béo và các loại vitamin, khoáng chất, nên chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa. Khi hệ tiêu hoá có vấn đề, trẻ thường khó chịu, thậm chí nôn trớ, quấy khóc, mẹ tuyệt đối không ép con ăn nhiều, mà cho ăn từng ít một, chia thành nhiều bữa nhỏ. Trường hợp trẻ tiêu chảy thì mẹ nên bù nước cho trẻ bằng nước điện giải, nước ép trái cây. Các món ăn có đủ chất nhưng dễ tiêu hóa như: cháo thịt xay, cháo bí ngô… và các loại trái cây như chuối, đu đủ… Hay trẻ bị táo bón mẹ tăng cường bổ sung các loại rau xanh và trái cây giàu chất xơ cho trẻ. Trẻ nên tránh ăn những thực phẩm nào để không bị tiêu chảy hay táo bón vào những ngày Tết? Tết là dịp các gia đình đưa con cái đi du xuân, đến các lễ hội văn hóa, khu du lịch… Đến những nơi này bố mẹ hạn chế cho trẻ ăn các loại thức ăn bán sẵn tại đây, đồ ăn nhanh thường nhiều dầu mỡ, đặc biệt không rõ nguồn gốc, nhiều người bán hàng vì lợi nhuận cá nhân sẵn sàng nhập hàng rẻ, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm về bán….Không nên cho con ăn những loại thức ăn dư thừa từ bữa trước vì hệ tiêu hóa của các bé còn yếu dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa. |