5 đứa trẻ sống như "vật phẩm trưng bày" và bi kịch khi được trở về với bố mẹ

Ngày 31/08/2019 18:59 PM (GMT+7)

4 lần một ngày, chị em sinh năm nhà Dionne được đưa tới sân chơi riêng, nghịch nước hoặc xúc cát trước sự theo dõi hàng nghìn người.

Đây chắc chắn không phải là một sân chơi bình thường với hàng dây thép gai cùng bảng thông báo: "Xin vui lòng giữ im lặng và hợp tác, không chụp hình những đứa trẻ".

Những đứa trẻ được nói đến ở đây chính là năm chị em nhà Dionne bao gồm Yvonne, Annette, Cécile, Émilie và Marie. Các bé là trường hợp sinh năm đầu tiên trên thế giới có thể sống qua sinh nhật một tuổi. Vì vậy các bé được mệnh danh là "kỳ quan thế giới thứ tám". Vùng Callander ở Ontario (Canada), quê hương của năm chị em đã trở nên nổi tiếng. Nơi đây thu hút khoảng ba triệu du khách, nhiều hơn cả lượng tham quan thác Niagara.

5 đứa trẻ sống như amp;#34;vật phẩm trưng bàyamp;#34; và bi kịch khi được trở về với bố mẹ - 1

Năm chị em nhà Dionne. (Ảnh: Bettmann Archive)

Sống như "vật phẩm trưng bày" nhưng được đối xử như công chúa

Trong một thời gian dài, Yvonne, Annette, Cécile, Émilie, Marie đã sống trong một ngôi nhà giống như một vườn thú thu nhỏ dưới sự chiêm ngưỡng của khách tham quan mỗi ngày. Tuy nhiên theo tiết lộ của Sarah Miller, tác giả cuốn The Miracle & Tragedy of the Dionne Quintuplets, những tháng ngày này lại là “khoảng thời gian hạnh phúc, đơn giản” nhất với năm chị em.

Trước khi năm chị em chào đời, gia đình Dionne rất nghèo. Oliva Dionne, cha của những đứa trẻ phải nuôi tám miệng ăn bao gồm người vợ đang mang thai với mức lương ít ỏi 4 USD kiếm được từ công việc chở vật liệu xây dựng. 

Ngày 28/5/1934, vợ Oliva là Elzire chuyển dạ, sinh sớm hơn 2 tháng so với dự kiến. Em bé tí hon đầu tiên nặng 1,5 kg đã chào đời khi bác sĩ còn chưa kịp tới nơi. Đầu bé chỉ to bằng quả cam và toàn cơ thể có thể nằm gọn trong bàn tay người lớn. Bé đã gần như không thở.

Tiếp theo đó, bốn bé gái khác lần lượt chào đời, đứa sau nhỏ hơn đứa trước. Marie, bé cuối cùng nặng chưa đầy 1 kg. Tổng cộng, cân nặng của của năm chị em là 6 kg. 

5 đứa trẻ sống như amp;#34;vật phẩm trưng bàyamp;#34; và bi kịch khi được trở về với bố mẹ - 2

Elizire bên cạnh năm con. (Ảnh: AP)

Elzire đã rất hoảng hốt khi thấy mình sinh năm. Cô đã hét lên: "Tôi sẽ làm gì với lũ trẻ này đây".

Thoạt đầu, khả năng sống sót của năm chị em nhà Dionne gần như không có. Trước đó, một ca sinh năm khác ở Lisbon (Bồ Đào Nha) năm 1866 đã qua đời trong vòng 55 ngày sau sinh. Những đứa trẻ gặp rất nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như hô hấp và còn bị ảnh hưởng bởi điều kiện nuôi dưỡng khó khăn ở nông thôn.

Bác sĩ địa phương Allan Roy Dafoe, người đã chứng kiến lúc năm chị em nhà Dionne ra đời, tuyển dụng các y tá để chăm sóc cho năm đứa trẻ. Họ khử trùng nông trại, vệ sinh thay tã, giữ ấm và cho các bé ăn hai tiếng một lần mỗi ngày.

Tin tức về ca sinh năm của nhà Dionne đã nhanh chóng được mọi người biết tới. Báo chí lập tức đổ xô tới Ontario, cắm trại tại đây để chụp ảnh những đứa trẻ. Khách tham quan cũng đổ về từ khắp nơi. Thậm chí hai người Mỹ còn đề nghị mua chiếc giường nơi năm chị em chào đời với giá hàng nghìn USD. Một người còn cố gắng đột nhập vào nhà Dionne.

Khi năm chị em được vài ngày tuổi, một nhà triển lãm ở Chicago thuyết phục Oliva ký hợp đồng đồng ý trưng bày các con để lấy tiền trả chi phí y tế, nhà ở, ăn uống cộng thêm 250 USD mỗi tuần và một phần doanh thu bán vé. Do túng thiếu và quá tuyệt vọng, Oliva đã đồng ý. Tuy nhiên sau đó ông đã đổi ý. Để cứu các con khỏi bản hợp đồng, ông ký giấy chuyển nhượng quyền nuôi dưỡng các con cho hội Chữ Thập Đỏ vào tháng 7/1934.

Dưới sự điều hành của bác sĩ Dafoe, hội Chữ Thập Đỏ đã cho xây dựng “một ốc đảo trẻ em” vô cùng đầy đủ tiện nghi dành riêng cho năm chị em nhà Dionne. Năm chị em chia sẻ trong hồi ký We Were Five năm 1965: "Chúng tôi có tất cả mọi thứ mình muốn. Trong ngôi nhà đó, chúng tôi được đối xử như những nàng công chúa".

5 đứa trẻ sống như amp;#34;vật phẩm trưng bàyamp;#34; và bi kịch khi được trở về với bố mẹ - 3

Năm chị em nhà Dionne lúc lớn. (Ảnh: AP)

Dù chỉ cách nhà bố mẹ một đoạn đường không xa, ngôi nhà của năm chị em hoàn toàn khác biệt. Mỗi ngày bắt đầu từ 6h30 sáng, các bé được phục vụ bữa sáng gồm nước cam và dầu gan cá tuyết. Các y tá không được thể hiện sự thiên vị hay tình cảm. Các bé sẽ bị phạt khi phạm lỗi. Bố mẹ các bé không bao giờ được chào đón ở chỗ các con, dù bố mẹ nói tiếng Pháp, các bé lại học tiếng Anh. 

Về mặt luật pháp, Yvonne, Annette, Cécile, Emilie và Marie thuộc quyền sở hữu của chính quyền Ontario đến tuổi 18. Nhận thấy tiềm năng kinh doanh từ năm chị em, Hội Chữ Thập Đỏ đã lập quỹ ủy thác cho họ và kiếm được bội tiền từ các cơ quan báo chí, doanh nghiệp muốn sử dụng hình ảnh những đứa trẻ. 

Bác sĩ Dafoe thậm chí còn nghĩ ra ý tưởng "show diễn trẻ em" để thu hút khách du lịch tới Callander. Mỗi ngày bốn lần, năm đứa trẻ nhà Dionne được đưa ra sân chơi để khán giả theo dõi. Nếu một bé bị ốm, y tá sẽ bí mật đưa một bé ra hai lần để đảm bảo khán giả cảm thấy đã được xem đủ cả 5 bé. Thỉnh thoảng các bé bị buộc ra ngoài sân chơi trong lúc thời tiết xấu hoặc khi sức khỏe không tốt.

Trung bình mỗi ngày, Callander đón khoảng 3.000 du khách tới chiêm ngưỡng năm chị em sinh đôi. Gia đình Dionne còn mở một cửa hàng bán đồ lưu niệm đối diện chỗ ở của các con. Có rất nhiều ngôi sao nổi tiếng đã đến đây tham quan như Clark Gable, James Stewart, Bette Davis, James Cagney, Mae West và nữ phi công Amelia Earhart. 

Du khách được thông báo rằng năm chị em không hề bị làm phiền bởi đám đông tuy nhiên điều này hoàn toàn sai sự thật. Hai y tá chăm sóc các bé đã từng tiết lộ: "Mỗi ngày, những đứa trẻ đều than phiền với chúng tôi về những khá giả quá tò mò. Nhiều lần chúng đã sợ hãi, trốn tránh để không phải chơi ngoài sân. Ác mộng cũng thường xuyên đến". Điều đặc biệt là không có y tá nào làm việc được quá 3 năm ở đây.

Trở về với bố mẹ nhưng lại là chuỗi ngày tháng đau lòng

Năm 1943, vợ chồng Oliva đâm đơn kiện Dafoe và giành được lại quyền nuôi dưỡng các con. Tuy nhiên, đó lại không phải một kết thúc ngọt ngào. Cả gia đình đã chuyển tới một ngôi nhà lớn nhờ tiền từ quỹ ủy thác của các con.

Vào tuổi lên 9, năm chị em đã không biết gì về thế giới bên ngoài ngôi nhà cũ. Do thời gian xa cách quá dài, các bé cũng không thân thiết với gia đình. Lần đầu tiên trong đời, năm bé không được ngồi ăn cạnh nhau trong bữa tối và phải ngủ khác phòng.

Năm chị em thường xuyên phải mặc đồ giống nhau và xuất hiện trong các cuộc phỏng vấn cũng như tới Mỹ cho công chúng chiêm ngưỡng để kiếm tiền. Thêm đó, Elzire còn bắt các con làm việc nhà, mắng mỏ thậm tệ, đánh đập nếu chúng không làm tốt. Oliva cũng từng tấn công các con. Một lần Cécile thấy Émilie dưới tầng hầm, người co rúm và sợ hãi. Émilie không kể điều gì đã xảy ra nhưng khi Cécile hỏi "Bố à" thì Émilie òa khóc.

"Họ đối xử với chúng tôi rất tệ. Chúng tôi bị coi là người hầu, nô lệ", Annette nói về bố mẹ đẻ với New York Times năm 2017.

Năm 18 tuổi, năm chị em thoát ly khỏi gia đình và chuyển tới Québec. Yvonne và Cécile theo học điều dưỡng còn Marie và Annette vào đại học.

Émilie theo học trường dòng nhưng đã qua đời ở tuổi 20 do chứng động kinh. Đây là một mất mát lớn đối với bốn chị em còn lại nhưng cũng là lối thoát mới: Từ bây giờ, năm chị em nhà Dionne sẽ không còn nữa. Mỗi người được nhận 183.000 USD (tương đương 1,3 triệu USD ngày nay) từ quỹ ủy thác.

5 đứa trẻ sống như amp;#34;vật phẩm trưng bàyamp;#34; và bi kịch khi được trở về với bố mẹ - 4

Hai chị em còn lại trong năm người: Cescile và Annette. (Ảnh: Aaron Vincent Elkaim)

Năm 1970, Marie qua đời ở tuổi 35 vì "nguyên nhân không rõ ràng". Tuy nhiên, tác giả Miller cho rằng cô đã tự tử. Annette và Cécile kết hôn, có con nhưng sau đó đều ly dị. Yvonne sống độc thân. Năm 1998, Annette, Cécile, Yvonne kiện chính phủ Canada vì hành vi bóc lột và đã thắng kiện 2,8 triệu USD. 

Năm 2001, Yvonne qua đời vì ung thư. Hiện nay hai chị em còn lại đã 85 tuổi, Annette sống trong một căn nhà ở ngoại ô Montreal. Trong khi Cécile, bi kịch hơn, bị con trai lấy hết tiền nên rơi vào túng thiếu. 

Hai bà cháu đi ăn nhà hàng, hành động của đứa trẻ khiến cư dân mạng tức giận
Hình ảnh cậu bé tầm 10 tuổi, cao lớn mắt dán vào điện thoại trong khi đó bà vẫn phải bón từng thìa cho ăn khiến cư dân mạng tức giận vì cách nuôi dậy...
Lê Ánh (Dịch từ New York Post)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Gia đình và Xã Hội