Bé 7 tuổi chơi bóng bị ngã, nhìn cánh tay của con mẹ ngất xỉu, cả bệnh viện náo loạn

Hạ Mây - Ngày 19/12/2021 09:30 AM (GMT+7)

Người mẹ ngất lịm đi khi nghe bác sĩ báo con trai có thể sẽ dị tật suốt đời.

Ở “tuổi ăn, tuổi lớn”, trẻ nhỏ rất hiếu động và thích chạy nhảy, vui đùa khắp nơi. Không thể phủ nhận việc năng hoạt động và chơi thể thao sẽ mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sự phát triển của con. Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý quan sát con. Bởi vì những bé nhỏ vẫn chưa thể kiểm soát cơ thể tốt, khả năng té ngã có thể xảy ra. Điều này có thể gây ra một số hậu quả không ngờ.

Trường hợp cậu bé 7 tuổi dưới dây là bài học cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh.

Cụ thể, cách đây không lâu, một tin tức được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội khiến nhiều bậc cha mẹ “xanh mặt”.

Theo đó, một em bé 7 tuổi hoàn toàn khỏe mạnh, khi chơi bóng rổ cùng các bạn ngoài trời đã không may té ngã. Tuy nhiên, vì lo sợ bị mắng nếu kể với bố mẹ rằng em đã té ngã khi chơi bóng rổ, cậu bé đã giấu nhẹm chuyện này. Hơn 1 giờ đồng hồ sau, vì tay quá đau, cậu bé lấy hết dũng cảm nói với bố mẹ về những gì đã xảy ra.

Vì sợ bố mẹ la mắng, cậu nhóc đã chịu đau suốt 1 giờ đồng hồ.

Vì sợ bố mẹ la mắng, cậu nhóc đã chịu đau suốt 1 giờ đồng hồ.

Tuy nhiên, mọi chuyện khi đó có vẻ đã quá muộn. Cậu bé đến bệnh việc trong tình trạng rất tệ. Cánh tay phải của em giờ đã cong như hình số 7. Mọi người trong bệnh viện náo loạn cả lên để nhanh chóng chữa trị cho em. Dù được nhanh chóng chăm sóc và chữa trị nhưng các bác sĩ cho biết tay của bé có thể sẽ bị dị tật suốt đời. Mẹ của cậu bé gần như ngất lịm khi nghe tin này.

Người mẹ ngất lịm đi khi nghe bác sĩ báo con trai có thể sẽ dị tật suốt đời.

Người mẹ ngất lịm đi khi nghe bác sĩ báo con trai có thể sẽ dị tật suốt đời.

Sau khi câu chuyện được chia sẻ, nhiều người không khỏi xót xa cho cậu bé. Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến góp ý về cách dạy con của cặp phụ huynh này. Nhiều người cho rằng họ đã không thật sự chú ý đến con mình. Một cánh tay biến dạng như thế chẳng lẽ bố mẹ cậu bé lại không sớm phát hiện mà phải đợi đến 1 giờ đồng hồ khi cậu bé đã quá đau.

Bên cạnh đó, nhiều người cũng cho rằng đây là một bài học về cách dạy con của các bậc phụ huynh. Bởi vì cha mẹ thường hay la mắng con khi con té ngã hay bị thương, dù không hề có ác ý, chỉ là vì lo lắng, xót con nên thường răn đe con để các con không dám tái phạm; tuy nhiên, điều này sẽ dần dần các bé sẽ bị ám ảnh tâm lý, và không dám kể lại cho bố mẹ về sự việc. Khi đó, những việc không may như trường hợp của cậu bé trên có thể xảy ra.

Các bậc phụ huynh châu Á thường quan niệm rằng “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” Với nhiều bố mẹ, việc la con là để tốt cho con, là để nhắc nhở con cái không phạm sai lầm lần sau. Tuy nhiên, điều này khiến các con không thể cảm nhận được sự quan tâm từ bố mẹ mà sẽ nghĩ rằng việc các con bị té ngã hay bị thương sẽ bị cha mẹ phạt.

Không phải trẻ không muốn kể sự việc với bố mẹ mà là có một khoảng cách rất lớn giữa tình yêu của cha mẹ dành cho con và tình yêu mà con cảm nhận được. Khi tai nạn xảy ra, các con luôn lo sợ và nghĩ trong đầu: “Nếu nói với bố mẹ thì họ sẽ nói gì”. Một khi tất cả những gì con nghĩ đến là cách mà bố mẹ thường la mắng, thậm chí dùng đòn roi để phạt, thì điều các bé chọn sẽ là thà âm thầm chịu đựng nỗi đau, hoặc tự mình tìm cách giải quyết, thay vì bị cha mẹ làm tổn thương một lần nữa.

Do đó, bố mẹ hãy dành tình yêu thương cho con cái đúng cách. Hãy vun đắp tình yêu thương con một cách cẩn thận và quan tâm đến con đầy đủ để các bé sẵn sàng chủ động mở lòng với bố mẹ.

Vậy điều cha mẹ cần là làm gì?

1. Hãy bỏ đi những định kiến của bố mẹ và đối xử với con như một người bạn.

Ngoài tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc mà bố mẹ dành cho con. Điều con cần đó còn là sự tôn trọng và thấu hiểu như những người bạn từ chính bố mẹ của mình. Bởi chỉ khi bố mẹ giống như những người bạn, con mới có thể sẵn sàng để bày tỏ các quan điểm, ý kiến cũng như mong muốn của mình đối với bố mẹ.

Cha mẹ không nên la mắng mà hãy lắng nghe con.

Cha mẹ không nên la mắng mà hãy lắng nghe con.

2. Hãy kiên nhẫn lắng nghe con nói

Người lớn luôn cảm thấy rằng họ có thể dễ dàng nhìn thấy rõ mọi hành vi của con cái, và với phán đoán của mình, rất nhiều khi họ đã ngắt lời con, không để con nói hết câu, thậm chí còn quát mắng phủ đầu trẻ.  

Hành vi này của bố mẹ, trên thực tế không chỉ bóp nghẹt thiện chí của trẻ, mà chính là bóp nghẹt tâm hồn của chúng.

Trẻ nhỏ vốn rất đơn giản, mặc dù các bé không hiểu biết nhiều, nhưng những cảm xúc được thể hiện ra là hoàn toàn chân thật. Một khi cha mẹ cứ mãi chặn đứng những dòng cảm xúc của con, sẽ đến một ngày trẻ sẽ cảm thấy cần phải phòng vệ ngay cả với những người thân yêu trong gia đình. Từ đó, các con sẽ mất đi cảm giác an toàn trong chính ngôi nhà của mình.

Vậy nên, các bậc phụ huynh hãy kiên nhẫn đợi con trẻ nói xong, đừng để những lời quát tháo của bố mẹ đổi lấy cho con sự tự ti và nhút nhát. Hãy để con trẻ nói xong, lắng nghe giọng nói của con, và nên nhớ đừng bỏ qua cảm xúc của trẻ..

3. Dù có chuyện gì xảy ra, hãy quan tâm đến con cái trước

Sự trưởng thành của trẻ em không bao giờ có thể tách rời khỏi việc phạm phải lỗi lầm.

Bố mẹ nên biết rằng, khi con phạm lỗi, chính bản thân các con cũng cảm thấy rất hối hận. Vì vậy, khi biết sự việc đã xảy ra, đừng vội la mắng con, điều đầu tiên bố mẹ nên làm là quan tâm đến con. Nếu con té ngã, hãy nhanh chóng kiểm tra cơ thể con xem có bị thương gì không. Khi con phạm lỗi, cha mẹ cũng nên quan tâm đến cảm xúc của con và xoa dịu con.

Chỉ khi con cái thực sự hiểu được tình yêu thương của bố mẹ thì các bé mới sẵn sàng mở miệng, mở lòng để đón nhận cha mẹ.

Cho con đi học múa 1 tháng, mẹ không ngờ ngày đón con về bị bại liệt
Bé gái hoạt bát đáng yêu thích ca hát nhảy múa phải làm bạn với xe lăn suốt những năm tháng sau này vì bị bại liệt.

Tai nạn trẻ em

Hạ Mây
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Gia đình và Xã Hội