Chồng vắng nhà, thấy con dâu ngày nào cũng tắm rất lâu, mẹ chồng lén nhìn thì run rẩy khi biết sự thật

Trang Tri - Ngày 14/09/2024 18:00 PM (GMT+7)

Một lần con dâu quên khoá cửa, tôi đưa mắt nhìn vào thấy cảnh tượng mà run.

Tôi là một viên chức đã về hưu, hàng tháng vẫn có lương nhưng rảnh rỗi quá thì lại không quen, biết con dâu sắp sinh cần người nuôi ở cữ, dù trước đó cả gia đình đã thống nhất cháu đầu bên ngoại sẽ lo, còn cháu thứ 2 sẽ nhờ nhà nội. Thế nhưng, tôi vẫn tự nguyện lên phố ở để chăm cháu và con dâu.

Lần đầu làm mẹ, con dâu còn thiếu kinh nghiệm và lúng túng lắm, chuyện gì cũng phải tôi hướng dẫn, một tay chỉ dạy thì con mới biết. Tuy có vất vả thật, nhưng tôi vui vì ở tuổi này vẫn đề huề bên con cháu. 

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Biết có bà nội lên hỗ trợ, con trai tôi cũng yên tâm làm việc cật lực hơn để kiếm tiền lo cho vợ con. Ngày nào tôi cũng thấy con đi sớm về khuya, có những hôm còn đi công tác xa nhà, dù có xót con thật, nhưng là trụ cột gia đình thì tôi nghĩ đó là chuyện con cần phải làm. Gia đình mình mà mình lo không được, thì ai sẽ lo hộ.

Mỗi ngày, công việc của tôi là dọn dẹp, nấu ăn tẩm bổ cho con dâu và chăm cháu. Mọi thứ vẫn diễn ra bình thường, cho đến khi tôi phát hiện thời gian gần đây, con dâu ngày nào cũng tắm rất lâu. Thấy bất thường, tôi có thẳng thắng hỏi con nhưng con lại cười vui vẻ, bảo tôi yên tâm không có vấn đề gì cả.

Nhưng dĩ nhiên là tôi không tin, tôi biết chắc chắn con bé có điều gì đó đang giấu mình. Vô tình một hôm con dâu lại đi tắm, nhưng lần này vì quên khoá cửa nên tôi đã lén nhìn vào bên trong, vào khoảnh khắc chứng kiến cảnh tượng trước mắt, tôi sợ run hết cả người.

Sàn phòng tắm nhuộm một màu đỏ chót, còn con dâu thì đau đớn đến cắn răng, chảy nước mắt để lau rửa và xử lý những vết thương trên bầu ngực. Hoá ra, trong quá trình cho em bé bú, con dâu đã gặp phải tình trạng tắc tia sữa và nứt đầu ti nên dẫn đến hiện tượng chảy máu, đau rát. Trước đây, tôi cũng từng đối diện với sự đau đớn này nên hiểu rất rõ. 

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Tôi đã mắng con dâu vì đã không mở miệng nói với mẹ chồng để được giúp đỡ. Tuy nhiên, con lại bảo vì thấy tôi làm nhiều việc quá, sợ phiền bà nội lo lắng và nghỉ ngơi nên không dám chia sẻ mà tự tìm cách xử lý trước. Cuối cùng, nhờ sự hướng dẫn của tôi, tình trạng của con dâu cũng đã khá lên. May mà tôi phát hiện sớm, chứ con dâu mà im lặng chịu đựng mãi thế thì hậu quả còn khủng khiếp hơn, không những hại mẹ mà còn hại cả con.

Tâm sự từ độc giả minhthu…@gmail.com

Tình trạng bầu ngực của mẹ bỉm bị chảy máu và đau rát có thể là một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của mẹ. Nguyên nhân là do:

1. Nứt đầu ti

Nứt đầu ti thường xảy ra do cách cho con bú không đúng, như tư thế không thoải mái hoặc bé không ngậm đúng cách. Điều này có thể dẫn đến tổn thương da và gây đau.

Khi đầu ti bị nứt, có thể xuất hiện máu và dịch, gây cảm giác đau rát mỗi khi cho con bú. Tình trạng này không chỉ gây khó khăn trong việc cho con bú mà còn có thể khiến mẹ cảm thấy lo lắng và căng thẳng.

2. Tắc sữa

Tắc sữa xảy ra khi sữa không được thoát ra hoàn toàn, có thể do bé không bú đủ hoặc mẹ không hút sữa đúng cách. Khi sữa tích tụ, áp lực trong bầu ngực tăng lên.

Tình trạng này có thể dẫn đến đau nhức, sưng tấy và đôi khi viêm nhiễm. Nếu không được điều trị kịp thời, tắc sữa có thể dẫn đến viêm vú, làm tăng cường độ đau và có thể gây chảy máu.

3. Viêm vú

Viêm vú thường do vi khuẩn xâm nhập vào mô vú, có thể thông qua những vết nứt ở đầu ti. Viêm vú có thể xảy ra ngay cả khi mẹ không có triệu chứng nứt đầu ti.

Khi bị viêm vú, mẹ sẽ cảm thấy đau, sưng, và có thể sốt. Ngoài ra, tình trạng này còn có thể dẫn đến chảy mủ hoặc máu từ đầu ti, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

4. Chấn thương

Các chấn thương từ va chạm hoặc áp lực mạnh lên ngực có thể do các hoạt động thường ngày hoặc do việc cho con bú không đúng cách.

Chấn thương có thể gây ra đau nhức và chảy máu, khiến mẹ cảm thấy khó chịu và có thể lo ngại về tình trạng sức khỏe của mình.

Vậy cách chăm sóc và điều trị ra sao?

Đầu tiên, mẹ cần điều chỉnh cách cho bú, đảm bảo bé ngậm đúng đầu ti và thay đổi tư thế để giảm áp lực lên đầu ti. Chăm sóc đầu ti cũng rất cần thiết; mẹ nên sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc dầu dừa để giữ ẩm và bảo vệ da nhạy cảm. Việc chườm ấm trước khi cho bú giúp làm mềm mô vú, trong khi chườm lạnh sau khi cho bú có tác dụng giảm sưng và đau.

Nếu cảm thấy đau nhiều, mẹ có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ. Điều quan trọng là theo dõi tình trạng sức khỏe, và nếu có dấu hiệu viêm hoặc không cải thiện sau vài ngày, mẹ nên đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời. Cuối cùng, tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè cũng giúp mẹ vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Theo Trang Tri
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự mẹ bỉm