Khay cơm gồm có 2 món thịt, 1 món rau và 1 chút trái cây nhưng vẫn khiến phụ huynh không hài lòng.
Ăn trưa tại lớp học là một trải nghiệm thú vị đối với cả giáo viên và học sinh. Song song với nhiều bất cập vẫn còn tồn tại, nếu có sự chia sẻ, thống nhất và rút kinh nghiệm từ cả hai phía gia đình và nhà trường, chắc chắn hoạt động này mang lại nhiều lợi ích cho trẻ và bản thân trẻ sẽ rất thích.
Theo chia sẻ của một bà mẹ ở Hàng Châu, Trung Quốc, khi lần đầu nhìn thấy bức ảnh thực đơn cơm trưa ở lớp của con, chị đã không khỏi bất ngờ xen lẫn choáng váng. Bà mẹ cho hay con trai học lớp 4 của chị đi lớp về liên tục khen cơm trưa ở trường rất ngon và muốn được ăn trưa cùng các bạn ở lớp thay vì đi về nhà để ăn. Chính vì thế bà mẹ cảm thấy rất hài lòng về chuyện trường phục vụ bữa trưa cho các em học sinh cho đến buổi trưa ngày hôm ấy, khi cô giáo gửi thực đơn, ban đầu bà mẹ cảm thấy rất vui “Tài khoản chính thức của nhà trường sẽ đăng tải thực đơn bữa trưa trong ngày cho phụ huynh mỗi ngày. Thực đơn tiêu chuẩn gồm hai món thịt, một món rau và một ít trái cây. Giáo viên sẽ thường xuyên gửi ảnh bữa trưa trong ngày cho nhóm lớp".
Cô giáo khoe bữa ăn trưa của trẻ khiến nhiều phụ huynh thắc mắc về trái cây chứ không phải chất lượng của bữa ăn.
Vị phụ huynh nói thêm về bữa trưa hôm xảy ra vụ việc "Thực đơn bữa trưa hôm ấy có chân giò hầm đậu nành, thịt xào, bắp cải và một quả thanh long. Thanh long hiếm khi được giới thiệu ăn trưa ở trường, ban đầu tôi khá bực mình vì chúng được cung cấp cho các con nguyên trái như thế nên tôi rất tò mò lúc đầu bọn trẻ sẽ ăn nó như thế nào nên có chất vấn cô giáo luôn. Tuy nhiên khi tôi nhìn thấy bức ảnh cô giáo đã gửi cho tôi, tôi rất vui.”
Theo đó cô giáo đã chụp ảnh khung cảnh các em ăn thanh long vào bữa trưa với một tâm thế vô cùng vui vẻ khiến bố mẹ cũng không thể nhịn cười.
Gặp khó khăn trong việc ăn trái cây khiến học sinh trở nên thông minh hơn chăng?
Theo chia sẻ từ phía cô giáo của lớp học, lúc 11h50 phút ngày hôm ấy cô giáo nhận khay cơm trưa từ các cô ở căng tin mang đến. Ngay khi nhìn thấy thanh long trong bữa ăn, một số em học sinh đã hét lên "Cô ơi, cái này ăn thế nào ạ?". Cô giáo đang bận chia cơm nên chỉ có thể trả lời "Đợi cô chia cơm cho các bạn xong cô sẽ dạy các con cách ăn thanh long dễ nhất".
Nhưng khi cô giáo chia cơm xong thì cũng là lúc một số em học sinh đã bắt đầu tự ăn thanh long dựa theo cách của mình nghĩ ra. Có em dùng thìa nhưng có em thì dùng tay và răng. Mặc dù không phải là những cách ăn đúng và đẹp mắt nhất nhưng cô giáo cũng rất bất ngờ với khả năng của các em nên nhanh chóng chụp vài tấm ảnh để chia sẻ với nhóm phụ huynh.
Các bậc phụ huynh sau khi nhận được hình ảnh từ cô giáo cũng khá bất ngờ, xôn xao bàn tán "Đây là lần đầu tiên con tôi ăn thanh long luôn, ở nhà chúng không bao giờ ăn"; "Có vẻ lũ trẻ thích ăn thanh long đó"... tuy nhiên cũng có người lại lo lắng "Ôi thế này thì quần áo sẽ bẩn hết mất". Có bậc cha mẹ thì gay gắt hơn "nhà trường nên xem xét lại việc cung cấp trái cây các bữa ăn cho các con sao cho dễ ăn chứ như thế này thì đánh đố các con thật".
Chia sẻ về bữa ăn ngày hôm ấy của nhà trường vô tình gây xôn xao mạng xã hội, hiệu trưởng nhà trường - cô Wang cho biết "Bữa trưa tiêu chuẩn ở trường chúng tôi là 2 món thịt, 1 món rau và 1 chút trái cây. Trong các ngày hội các em sẽ được tặng thêm bánh bao, bánh trung thu hay súp với chi phí được điều chỉnh từ 10 tệ lên 12 tệ (khoảng 40 nghìn đồng).
Về món trái cây, trước đây, khi bữa ăn phí tương đối thấp, chúng tôi thường ăn chuối, táo và lê được ăn xen kẽ. Bây giờ giá bữa ăn tăng lên, trái cây ngày càng phong phú. Ví dụ, thứ 2 và thứ 6 là mận, thứ ba là thanh long, thứ tư là táo, thứ năm là quýt. Việc các phụ huynh góp ý về quả thanh long, nhà trường sẽ tiếp nhận ý kiến phản hồi".
Trên thực tế câu chuyện nhà trường cung cấp trái cây ăn trưa cho trẻ nguyên trái cũng đã từng xảy ra ở khá nhiều trường học và được phụ huynh chia sẻ nhiều.
Chị Tiểu Hồng (Trung Quốc) cho biết con chị đi học về đều khen cơm trưa ở trường rất ngon và bé luôn ăn hết suất. Tuy nhiên riêng phần trái cây tráng miệng mỗi bữa là điều khiến cô bé luôn rất buồn.
Ngày hôm đó, khi kiểm tra cặp của con gái, chị Tiểu Hồng phát hiện có 1 thứ gì đó khác lạ. Chị lấy ra thì phát hiện đó là một quả chanh leo còn tươi nguyên. Khi hỏi con trai, chị được biết đó là phần trái cây tráng miệng từ bữa trưa ở trường của cậu nhóc nhưng cậu bé không ăn mà mang về nhà.
Chuyện sẽ không có gì đáng bàn khi liên tiếp rất nhiều lần sau đó, chị Hồng được con trai mang về nhà quả thanh long, quả kiwi, quả dứa, quả bưởi và nhiều loại trái cây khác. Chị Tiểu Hồng cũng khá bất ngờ với những món này và con trai thì bày tỏ vì cậu bé không biết ăn kiểu gì nên đành mang về nhà cho mẹ.
Về việc này, theo đánh giá chung có người cho rằng nhà trường cung cấp trái cây nguyên quả cho trẻ có lẽ vì sự an toàn của trẻ. Có nhà trường còn quy định không cung cấp trái cây cắt sẵn cho trẻ vì như thế sẽ không được đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên nếu trong trường hợp đúng như vậy thì khi trẻ ăn, nhà trường cũng nên hỗ trợ cắt cho trẻ, bằng không chúng cũng không biết làm thế nào để có thể ăn chúng.
Thực tế bữa cơm trưa bán trú ở trường của trẻ là điều khiến hầu hết tất cả các bậc phụ huynh vô cùng quan tâm bởi nó phản ánh hiệu quả giáo dục của trường học và liên quan trực tiếp đến sự phát triển thể chất và trí thông minh của trẻ. Tuy nhiên mỗi nhà trường sẽ có những cách cung cấp thực phẩm cho trẻ và quy định khác nhau, cha mẹ nên tham khảo trực tiếp và trao đổi với nhà trường khi cảm thấy có vấn đề để hai bên cùng tìm ra hướng giải quyết tốt nhất cho trẻ.
Bên cạnh đó, với những tình huống tương tự như trên nếu con gặp phải, cha mẹ có thể hướng dẫn cách con xử lý ngay tại trường học để trẻ có thể tự giải quyết. Ví dụ mẹ có thể bảo con nhờ sự trợ giúp của nhân viên nhà trường, nhân viên nhà bếp để cắt nhỏ trái cây ra để con có thể dùng. Điều đó sẽ hay hơn là việc con mang cả quả trở về nhà, trong khi đó bữa trưa thì lại không có hoa quả tráng miệng. Như thế là cách gián tiếp mẹ dạy con kỹ năng sống tốt nhất.