Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước không? Rất nhiều mẹ bỉm sữa lo lắng việc trẻ sơ sinh chỉ bú sữa mẹ sẽ bị thiếu nước.
Nước vốn là thành phần quan trọng trong cơ thể, nếu mất nước có thể đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của bé, nhất là khi thời tiết nắng nóng hoặc bé đang trong tình trạng bị mất nước, bị bệnh.
Tuy nhiên, do chức năng gan thận của các bé sơ sinh vẫn chưa hoàn thiện nên việc lo lắng vấn đề trẻ sơ sinh có nên uống nước không của nhiều mẹ là điều hoàn toàn có cơ sở.
Rất nhiều câu hỏi xung quanh việc có nên cho trẻ sơ sinh uống nước không. (Ảnh minh họa)
Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước không?
Trong suốt 6 tháng sơ sinh (lúc này trẻ vẫn bú sữa mẹ và chưa ăn dặm), kể cả trong thời tiết nắng nóng, nước hoa quả hay nước lọc đều không cần thiết cho trẻ sơ sinh vì có thể gây nhiễm độc hoặc dị ứng. Tương tự, một số mẹ khác cũng thắc mắc, liệu trẻ sơ sinh có được uống nước không nếu đang uống sữa công thức?
Đối với trẻ đang uống sữa công thức, các chuyên gia cũng khuyến cáo, phụ huynh không cần phải cho con uống bất cứ loại nước lọc nào khác do sữa công thức cũng đã cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết cho bé, ngay cả thời tiết nóng bức.
Theo chia sẻ của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch - Chuyên khoa Niệu, Bệnh viện Nhi Đồng 2: "Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, bé chỉ cần uống sữa mà không cần phải uống nước lọc để tráng miệng và cũng không phải nguyên nhân hại thận mà là do không cần thiết".
Trẻ sơ sinh uống nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thận. (Ảnh minh họa)
Lý do không nên cho trẻ sơ sinh uống nước
Thông thường, cha mẹ không nên cho bé sơ sinh uống các loại nước trước 6 tháng tuổi bởi những lý do sau:
- Ảnh hưởng trực tiếp đến sự hấp thụ các chất dinh dưỡng của trẻ: Khi uống nước sẽ làm cho bé đầy bụng với lượng calo rỗng nên sẽ trực tiếp làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ chất dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa bột. Nó có thể khiến cho trẻ bị sụt cân và làm tăng mức bilirubin khiến cho trẻ bị vàng da.
- Khiến trẻ mất nước: Theo các nghiên cứu ở Mỹ, các bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi không nên uống nước do thận vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Lượng nước dư thừa có thể kích thích chất điện và thận pha loãng natri nên gây mất nước.
- Khả năng gây ngộ độc nước cao cho trẻ sơ sinh: Nếu uống quá nhiều nước có thể làm gây ngộ độc nước ở trẻ sơ sinh, do đó khiến chất dinh dưỡng trong có thể bị pha loãng dẫn đến tình trạng giảm nhiệt độ cơ thể hoặc động kinh.
- Trẻ không thèm ăn sữa mẹ: Khi bụng trẻ đã chứa đầy nước thì bé cũng sẽ không muốn bú hoặc uống thêm sữa nữa.
Rất nhiều khuyến cáo xung quanh việc cho trẻ sơ sinh uống nước. (Ảnh minh họa)
Trẻ sơ sinh nên uống nước bắt đầu từ khi nào?
Khi bé được tròn 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé bắt đầu tập uống một lượng nước nhỏ. Đây cũng là thời điểm mà các bé bắt đầu ăn dặm cũng như có nhiều hoạt động tích cực hơn. Tuy nhiên, phụ huynh nên lưu ý, hãy cho bé uống từng chút một. Nếu như uống quá nhiều nước có thể sẽ khiến cho bé bị chịu hoặc đau bụng.
Trước đây, không ít người thường suy nghĩ có thể cho trẻ sơ sinh trên 6 tháng tuổi uống nước trái cây pha loãng theo tỉ lệ 1:10 (nước trái cây và nước lọc) nhưng theo khuyến cáo mới nhất từ Viện Hàn Lâm Nhi khoa Hoa Kỳ thì tất cả trẻ dưới 1 tuổi không nên uống nước ép hoa quả.
Lưu ý khi cho trẻ sơ sinh trên 6 tháng tuổi uống nước
- Tốt nhất mẹ nên sử dụng loại nước đun sôi để nguội để cho bé uống. Do nước đun sôi đã giết chết được hết vi sinh vật và vi khuẩn còn sót lại, qua đó có thể làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh hơn.
- Dùng nước uống đóng chai sẽ không an toàn cho bé vì có thể vẫn còn hàm lượng cao sulfate và sodium.
- Không nên pha loãng nước và sữa mẹ. Sữa công thức cũng nên được pha theo đúng tỉ lệ đã hướng dẫn để giúp bé hấp thụ tốt nhất.