Con dâu quyết đặt tên cho con theo họ mẹ, bố chồng đại gia không nói một lời mà ra quyết định bất ngờ

Ngày 22/02/2024 00:00 AM (GMT+7)

Sau vài ngày Tết, vợ chồng tôi được gọi đến nhà bố mẹ chồng thì khá bất ngờ khi nhiều anh chị khác cũng được gọi đến để họp mặt gia đình.

Tôi vẫn biết rằng việc đặt tên cho con bao đời nay hầu hết ai cũng lấy theo họ của bố đứa trẻ, họ của bên nội nhưng với con gái tôi, tôi muốn thay đổi chút và cũng được sự đồng ý của chồng. Thế nhưng khó khăn lại ở bố mẹ chồng.

Vợ chồng tôi đón con gái đầu lòng trước Tết Nguyên đán 2024 vừa qua. Ai nấy đều mừng rỡ chúc mừng, thậm chí cả gia đình đều ngồi lại với nhau để bàn bạc về việc đặt tên cho đứa trẻ như thế nào thì hay. Trong không khí vui vẻ đó của mọi người, chồng tôi lên tiếng một kế hoạch mà trước đó cả hai vợ chồng tôi cũng đã bàn bạc trước:

- Con biết rằng mọi người từ ông bà nội đến các bác, các cô đều yêu quý cháu nhưng vợ chồng con xin được quyền tự quyết định về việc đặt tên cho cháu là gì. Do đó việc này con không muốn bàn bạc thêm nữa. Ngoài ra con cũng muốn thông báo rằng tên của con gái con sẽ được đặt theo họ của mẹ nó, tức vợ con. Đây là chủ ý của vợ con và con thấy nó cũng không có gì là to tát.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Mẹ chồng tôi sửng sốt:

- Tại sao lại đặt tên cho con bé theo họ của mẹ nó, bao đời nay, đứa trẻ có bố đều đặt tên theo họ bố mà giờ lại đặt tên theo họ mẹ là sao. Các con nghĩ gì vậy?

Tôi ngắt lời:

- Đây là chủ ý của con thưa bố mẹ, các anh chị và chồng con cũng đồng ý với điều này. Đứa bé là con do con sinh ra nên đặt tên theo họ con cũng không có gì là lạ và luật pháp cũng không cấm điều này. Sau này con sinh con trai, đứa trẻ sẽ mang họ của bố nó.

- Đúng vậy mẹ ạ, thôi việc này vợ chồng con đã quyết rồi. Dù đứa trẻ theo họ ai thì nó cũng là con cháu của gia đình mình chứ có phải người ngoài đâu. Con thấy việc này bình thường, có gì là quan trọng đâu mà sao mẹ phải căng thẳng vậy. Thôi vợ chồng con xin phép cho cháu về nhà.

Thấy chồng tôi cương quyết nghe theo kế hoạch đã bàn trước của hai vợ chồng tôi cảm thấy rất hài lòng. Nhất là bố chồng tôi cũng không có ý kiến gì, chắc ông cũng không quá quan trong việc này.

Những ngày sau đó, mẹ chồng tôi có vài lần khuyên nhủ vợ chồng tôi suy nghĩ lại nhưng chúng tôi vẫn âm thầm đi làm giấy khai sinh cho con, đặt tên cho con theo họ mẹ. Tôi nghĩ việc này chẳng có gì là sai, tôi là mẹ của đứa trẻ cũng có quyền được quyết định tên của con mình chứ.

Thế nhưng sau Tết Nguyên đán, mùng 7 Tết, vợ chồng tôi được bố mẹ chồng gọi đến nhà để nói chuyện. Tưởng cũng chỉ là sang chơi bình thường nhưng không ngờ là cuộc họp mặt gia đình với đông đủ các thành viên khác bao gồm vợ chồng anh trai chồng tôi và vợ chồng cô em chồng. Cuộc họp gia đình do bố chồng tôi khởi xướng, ông có nhiều tài sản nên rất có tiếng nói trong gia đình. Ông đã đưa ra hai quyết định quan trọng mà không ai ngờ tới, bản thân vợ chồng tôi thì ân hận.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Một là từ nay trở đi ông không coi hai vợ chồng tôi là con cái trong nhà nữa.

Hai là ông đã lập di chúc sẵn và dự định để lại toàn bộ tài sản cho bác cả cùng con trai của bác ấy (một phần ít sẽ chia cho con gái). Còn lại vợ chồng tôi cùng con không có chút nào.

Nghe ông nói xong, tất cả mọi người trong nhà đều im lặng, bầu không khí như đóng băng. Tôi ngầm hiểu ra được tất cả dụng ý của bố chồng còn chồng tôi vẫn ú ớ không hiểu tại sao bố lại đối xử với mình thế. Bố chồng tôi chỉ nói vài câu rồi đứng lên về phòng:

- Hôm trước anh nói việc đặt tên cho con của anh là do vợ chồng anh quyết định, là người làm ông như tôi không có quyền hạn gì thì tôi thấy tôi cũng không cần đứa con trai, con dâu và cháu nội này làm gì nữa. Thế thôi, anh chị bế con ra khỏi nhà tôi nhé.

Tôi và chồng không thể nói thêm được gì và mọi người cũng không ai dám nói gì trước quyết định của bố chồng tôi. Tất cả chỉ khuyên vợ chồng tôi đợi ông nguôi giận rồi nói chuyện lại, đặc biệt nên đi đổi lại tên cho con gái theo họ nội. Tôi bị chồng trách mắng vì tự dưng nghĩ ra điều mà chẳng ai làm. Bản thân tôi cũng cảm thấy ân hận nhưng chưa biết chuyện này sẽ ra sao.

Tâm sự từ độc giả quychau...

Tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới, các cặp bố mẹ thường đặt tên đăng ký khai sinh cho con theo họ của người bố. Việc này dường như đã trở thành thông lệ tại đối với nhiều người, tuy nhiên đây không phải là quy định bắt buộc.

Theo quy định tại Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hộ tịch, các cặp vợ chồng hoàn toàn có thể đăng ký tên khai sinh cho con mang họ mẹ trong thời kỳ hôn nhân. Cụ thể, khoản 1 Điều 4 Nghị định 123 nêu rõ:

Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây: Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán…

Căn cứ quy định trên, khi đăng ký khai sinh cho con, cha mẹ có thể thỏa thuận về việc đặt tên cho con theo họ mẹ. Theo đó, để đăng ký cho theo theo họ mẹ thì bắt buộc phải có sự đồng thuận của cả hai vợ chồng.

Tuy nhiên thực tế việc sinh con, nuôi con và đặt tên cho con không chỉ là vấn đề của bố mẹ mà còn là vấn đề của gia đình, tất cả các thành viên trong gia đình.

Với sự đa dạng hóa của văn hóa xã hội, những năm gần đây xuất hiện rất nhiều trường hợp trẻ em lấy họ mẹ, tuy nhiên việc lấy họ bố vẫn là xu hướng phổ biến trong xã hội nên dần dần trở thành mâu thuẫn gia đình phổ biến.

Do đó khi cả hai đứng trước một quyết định quan trọng như đặt tên cho con mới sinh thì cần phải lấy ý kiến của mọi người trong gia đình, đặc biệt là những người có chức vị cao như ông bà để không xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp.

Ông bà nội đọc tên khai sinh của cháu trong tiệc đầy tháng, thông gia lũ lượt kéo nhau về
Sau khi ông bà ngoại ý kiến, ông bà nội vẫn cương quyết giữ nguyên tên nên mới ra cơ sự này.

Tâm sự mẹ bỉm

Theo Phan Nguyễn (Ghi)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự mẹ bỉm