Bây giờ cứ mỗi lần nhớ lại cảnh tượng đấy, cô lại thấy lo.
Sau khi sinh con, cuộc sống của các bà mẹ đều bị thay đổi một cách chóng mặt, lúc nào cũng quay cuồng trong vô số việc không tên mà làm mãi không hết như cho con bú, ru con ngủ, thay bỉm rồi tắm cho con… Và trong những lúc mệt mỏi như thế này, có được sự trợ giúp của ông bà là niềm hạnh phúc mà nhiều mẹ mong mỏi. Tuy nhiên, liệu ông bà chăm cháu thì có an toàn và khoa học không?
Bình thường vốn dĩ chuyện mẹ chồng – nàng dâu của Tiểu Lục (26 tuổi, sống ở Trung Quốc) đã không thuận thảo. Thế nên, sau khi cô sinh con gái đầu lòng thì bà lại càng chẳng mặn mà vì đứa cháu bà mong là một thằng cháu đích tôn. Bà nội lại bận rộn công tác ở bên hội phụ nữ nên thường xuyên vắng nhà. Vì thế trong những tháng đầu sinh con, ngoài chồng ra thì Tiểu Lục chỉ biết nhờ vả bố chồng.
Hết thời gian nghỉ thai sản, Tiểu Lục phải quay trở lại công ty làm việc. Nhìn con bé bỏng nhỏ xíu không có mẹ bên cạnh chăm sóc cả ngày, cô rất lo lắng. Song, bố chồng của cô lại động viên: “Con cứ đi làm đi. Để bố ở nhà chăm cháu cho”. Có lời nói của bố, Tiểu Lục cũng an tâm quay về làm việc.
Vì mâu thuẫn với mẹ chồng nên Tiểu Lục đành nhờ bố chồng chăm con giúp sau khi cô hết kỳ nghỉ thai sản (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, sau khi đi làm một tháng, Tiểu Lục bỗng phát hiện ra rằng con gái không chịu ai ru ngủ cả, ngoại trừ ông nội. Dù là mẹ hay bố hay bà nội bế thì cũng khóc ngặt nghẽo, nhất quyết không ngủ, nhưng sang tay qua ông nội bế vô phòng thì lại im thin thít chẳng la tiếng nào. Thấy lạ, Tiểu Lục quyết định rình xem bố chồng đã dỗ con mình như thế nào.
Hóa ra, để dỗ cho cháu im lặng ngủ nhanh, bố chồng của Tiểu Lục đã cho cháu… ngậm ti của mình. Điều này khiến Tiểu Lục ngay lập tức, cô lao thẳng vào phòng, bế con ra khỏi phòng trước sự bất ngờ và xấu hổ của bố. Sau đó, Tiểu Lục xin nghỉ việc không lương vài tháng để ở nhà chăm con cho đến khi con tròn 1 tuổi sẽ đi nhà trẻ.
Hóa ra, để dỗ cho cháu nín khóc, ngủ nhanh, bố chồng của Tiểu Lục đã cho cháu ngậm ti của mình. (Ảnh minh họa)
Theo các chuyên gia, mặc dù hành vi của ông nội xuất phát từ tấm lòng yêu thương cháu, muốn cháu nín khóc ngủ nhanh. Song, hành động của ông lại gây mất cảm tình, thậm chí còn nguy hiểm đến sức khỏe của em bé. Vì thứ nhất, ông cho cháu bú ti là không hợp thuần phong mĩ tục. Thứ hai, ông cũng không biết làm vệ sinh ngực sạch sẽ trước khi áp miệng cháu vào. Trong khi đó, sức đề kháng của trẻ sơ sinh rất yếu nên dễ dàng bị vius hay vi khuẩn xâm nhập và đánh gục.
Trên thực tế, việc đưa một em bé vào giấc ngủ không khó khăn như các cha mẹ thường nghĩ. Vì chỉ cần bạn chú ý đến các dấu hiệu khi trẻ buồn ngủ và thói quen, giờ giấc ngủ của con thì mọi chuyện lại rất dễ dàng. Thông thường, khi buồn ngủ, các bé sẽ có một số biểu hiện như: ngáp, dụi mắt, khóc ỉ ôi, uể oải, cáu gắt,… Vậy nên, khi thấy đã con bắt đầu có dấu hiệu này, cha mẹ nên nhanh chóng dỗ dành đưa con vào giấc ngủ.
Bên cạnh đó, bạn cần quan tâm đến thói quen khi đi ngủ của con. Chẳng hạn như một số bé sẽ uống sữa trước khi ngủ, hay ngậm ti giả, hoặc ôm thú bông… Việc đáp ứng những yêu cầu này cũng giúp trẻ an tâm ngủ ngon hơn. Ngoài ra, mỗi đứa trẻ sẽ tự thiết lập thời gian sinh hoạt của mình, và khi bạn thấy đã đến giờ con đi ngủ thì nên ngừng lại mọi trò vui, đưa không gian trở về trạng thái yên tĩnh và vỗ về nhẹ nhàng sẽ giúp bộ của bé tiết ra hormone melationin thông báo cơ thể vào trạng thái nghỉ ngơi và ngủ.