Xem lại những đoạn camera trong nhà, cặp bố mẹ trẻ không kìm được nước mắt khi nghĩ đến những gì con mình phải chịu đựng trong thời gian qua.
Những vụ việc bạo hành trẻ em xảy ra liên tiếp trong thời gian gần đây gây rúng động, khiến nhiều người xót xa, đau lòng. Đau lòng hơn nữa khi các con bị bạo hành đến từ chính những người thân bên cạnh, những người mà ngỡ tin tưởng tuyệt đối.
Trên thực tế, ở nhiều quốc gia khác như Trung Quốc, các vụ bạo hành cũng đang diễn ra mỗi giờ, mỗi ngày với nhiều hình thức khác nhau mà chính người thân của đứa trẻ còn không hề hay biết và đến khi sự việc đã rồi mới hối hận.
Câu chuyện được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội xứ Trung những ngày qua bởi những hình ảnh ghi lại được quá đau lòng, đưa đến một bài học và sự cảnh giác lớn dành cho các bậc phụ huynh. Chuyện xảy ra vào tháng 8/2020 tại một thành phố của Hình Đài, Hà Bắc (Trung Quốc), một bậc phụ huynh đã chia sẻ đoạn video an ninh trong chính căn nhà của họ lên mạng xã hội để mong tìm lại công lý cho con.
Người này cho biết, vì không có người thân đỡ đần, bản thân anh phải đi làm việc nên ngay sau khi vợ anh sinh được 6 ngày, gia đình đã tìm thêm một vị bảo mẫu để hỗ trợ vợ chăm sóc con sơ sinh. Người bảo mẫu này có gương mặt hiền lành, phúc hậu và thâm niên nhiều năm trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh nên vợ chồng anh vô cùng yên tâm.
Tuy nhiên, theo thời gian, ông bố cảm thấy con mình có nhiều biểu hiện như lừ đừ, nôn mửa và quấy khóc nhiều nên đã đưa con đi khám. Kết quả vô cùng bất ngờ, đứa trẻ bị xuất huyết nội sọ dù còn chưa đầy 1 tháng tuổi. Vợ chồng anh bàng hoàng không rõ nguyên nhân nên quyết định xem lại camera an ninh trong nhà mà lâu nay không có thời gian để ý.
Toàn bộ những gì diễn ra trong căn nhà đều được camera ghi lại khiến cặp bố mẹ trẻ lạnh người. Cảnh người giúp việc đánh con, tát con và lắc đứa trẻ như một trò chơi đã diễn ra trước mắt. Thậm chí có lần còn ném đứa trẻ trên giường như ném đồ vật, chỉ tầm 10cm nữa là con có thể rơi xuống đất. Hóa ra, những lúc bà mẹ bỉm sữa bận việc khác hay phải ra ngoài, bảo mẫu ở nhà với đứa trẻ sơ sinh và không hề biết rằng trong nhà có camera.
Vị bảo mẫu thẳng tay bạo hành đứa trẻ khi bé cất tiếng khóc và khi cặp vợ chồng trẻ trở về, bà lại diễn vẻ mặt hiền từ, đạo đức như cũ. Cặp vợ chồng không thể nói lên lời, chỉ biết ôm con và khóc, đi trình báo công an mong tìm lại công bằng cho đứa con đỏ hỏn. Ban đầu người bảo mẫu còn chối bay chối biến tội ác của mình, bảy tỏ xót xa khi em bé bị như thế, nhưng khi nhìn thấy đoạn camera giấu kín, bà cúi gằm mặt thổ lộ vì đứa trẻ khóc quá làm bà luống cuống, sợ chủ mắng nên bằng mọi cách phải khiến đứa trẻ biết sợ mà nín đi. Những lời thú tội của vị bảo mẫu càng khiến người ta lạnh sống lưng, không thể ngờ một người lớn tuổi, có nhiều năm chăm sóc trẻ nhỏ lại có thể tàn nhẫn và ác độc như thế.
Dỗ nhẹ không nghe, bảo mẫu ra tay tàn độc với đứa trẻ
Một vụ việc tương tự xảy ra với gia đình chị Li vào tháng 6/2019. Chị Li phát hiện con gái 7 tháng có vết bầm ở khóe mắt nhưng người giúp việc chối bay chối biến. Camra ghi lại được cho thấy ngày 24/6, vị bảo mẫu Xiaomou đang bế đứa con của chị ngồi ở ghế sofa phòng khách, xem tivi và cho bé ăn. Sau khi con chị uống sữa xong thì có khóc. Xiaomou ban đầu nhẹ nhàng vỗ vào mông đứa trẻ để xoa dịu, nhưng đứa trẻ vẫn không ngừng khóc. Ngay lập tức, vị bảo mẫu Xiao đã giơ tay phải lên và tát vào má đứa trẻ.
Bất ngờ hơn nữa các việc bạo hành của vị bảo mẫu diễn ra vào những ngày trước. Một lần khác nữa, Xiao đã đưa đứa bé ra ban công, vừa đi người bảo mẫu vừa ghì chặt mặt đứa trẻ vào ngực của mình. Đứa trẻ không ngừng la hét, khóc lóc, giãy giụa nhưng người bảo mẫu tàn ác lại tiếp tục đánh.
"Gia đình tôi đối xử với cô như người trong nhà. Chồng cô bị tai nạn, chúng tôi cũng đã gửi tiền thăm hỏi. Tại sao cô lại có thể làm như thế với con của tôi" - chị Li gọi điện và quát vào mặt Xiao.
Người bảo mẫu quỳ xin sự tha thứ
Bảo mẫu dùng chăn bịt đầu bé 7 tháng
Một vụ việc xảy ra tại gia đình sinh sống ở Đại Đồng, Trung Quốc khiến nhiều bậc phụ huynh phẫn nộ. Theo camera ghi lại, khi vị bảo mẫu đang cho bé bú sữa bình thì liên tiếp đánh vào mông, sau đó quăng quật bé xuống giường, ngồi chơi điện thoại, để mặc bé khóc. Đỉnh điểm là hành động người giúp việc đã dùng một chiếc khăn quấn quanh đầu bé và nhấc bổng lên.
Được biết, người giúp việc mới được gia đình thuê từ 6 ngày trước với giá 3500 NDT/ tháng (gần 12 triệu đồng).
Sau vụ việc, vị bảo mẫu đã phải bồi thường gần 40 triệu đồng cho tổn thương của đứa nhỏ, tuy nhiên mẹ đứa trẻ cho hay: "Số tiền không đủ để bù đắp cho những gì mà chúng tôi cũng như bé đã phải trải qua".
Người giúp việc cho bé bú bình nhưng liên tục đánh vào mông bé.
Sau đó quăng bé xuống giường và ngồi nghịch điện thoại.
Vì bé khóc to nên người phụ nữ lấy khăn trùm kín đầu bé...
... sau đó nhấc bổng lên.
Những dấu hiệu cho thấy mẹ nên cân nhắc việc thay đổi người giúp việc chăm con: 1. Người giúp việc luôn bẩn, lôi thôi Nếu người giúp việc không thể duy trì được môi trường hoặc sự sạch sẽ của bản thân, thì khó lòng là người chu đáo cẩn thận, lo lắng được cho trẻ sạch sẽ. Hơn thế nữa, việc người giúp việc kém vệ sinh tiếp xúc với trẻ sẽ mang lại nhiều nguy cơ lây bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của con 2. Người giúp việc có quan điểm cứng nhắc Người giúp việc không thể cứ tỏ ra biết cách chăm sóc trẻ mà bỏ qua những yêu cầu của cha mẹ bé. Cha mẹ và người giúp việc cùng chăm sóc bé và rõ ràng, bạn không thể tiếp tục hợp tác và phối hợp tốt trong việc chăm con nếu như không chung quan điểm. 3. Con bắt đầu nói những ngôn từ xấu Khi trẻ bắt đầu nói một số từ không đứng đắn, hoặc có hành vi không thích hợp mà cha mẹ không hề như vậy, rất có thể con đã “học” được từ người giúp việc. 4. Người giúp việc nói quá nhiều Một người thích nói, hay nói thì sẽ luôn tìm cách để nói chuyện, “buôn” với những người hàng xóm, hoặc trò chuyện điện thoại cả ngày. Nếu người trông trẻ nói cả ngày, họ đương nhiên không thể tập trung vào đứa trẻ và đảm bảo rằng có thể phản ứng kịp trong trường hợp khẩn cấp. 5. Không cung cấp được giấy khám sức khỏe Để đảm bảo sức khỏe của bé, cha mẹ nên đưa người giúp việc đi khám hoặc yêu cầu giấy khám, bao gồm cả xét nghiệm máu để phòng cách bệnh dễ lây lan cũng như bệnh lậu, giang mai, HPV hay bệnh lay truyền qua đường tình dục khác. Nếu người giúp việc từ chối đi khám hoặc không cung cấp được giấy khám sức khỏe, mẹ nên suy nghĩ lại. 6. Con thường xuyên gặp phải những chấn thương, vết ngã, xước, bầm tím nhỏ Chưa cần nghĩ đến chuyện trẻ bị bạo hành, riêng việc con thường xuyên bị chấn thương cũng đồng nghĩa với việc người trông trẻ này không theo dõi sát sao các hoạt động của con, nhiều khi lơ là và để con tự phải chơi một mình. 7. Con không vui khi thấy người giúp việc Trẻ em thường rất nhạy cảm và không thể giấu được cảm xúc. Nếu ban đầu tiếp xúc với người giúp việc, bé có biểu hiện quấy khóc thì có thể là do chưa quen. Vậy nhưng nếu sau một thời gian dài, con vẫn không thay đổi thái độ, mẹ cần phải cân nhắc lại. Có thể người giúp việc đó vẫn chăm sóc trẻ tốt và có kỹ năng, nhưng việc trẻ sơ sinh không thấy thoải mái có thể gây ra những căng thẳng tâm lý cho cả hai bên. Bạo hành từ đó cũng xảy ra. |