Chồng U60 của Phan Như Thảo bực tức, la con gái khi bé khủng hoảng tuổi lên 3

Ngày 27/11/2019 19:00 PM (GMT+7)

Trẻ bước vào giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 thực sự khiến cho cha mẹ không thể hiểu được bé muốn gì để tìm cách trấn an bé.

Trẻ khủng hoảng tuổi lên 2 lên 3 là giai đoạn mà nhiều bậc phụ huynh lo sợ nhất bởi lúc này trẻ thường có những tính cách ẩm ương, cha mẹ không thể nào trấn an được.

Mới đây, cựu người mẫu Phan Như Thảo chia sẻ trên trang cá nhân chuyện con gái dường như đang bước vào "khủng hoảng tuổi lên 2, lên 3". Cô nghe mọi người nói rằng giai đoạn này sẽ rất kinh khủng nhưng chắc chắn, sự đáng yêu của con sẽ giúp những cơn "giông bão" ấy nhanh qua.

Chồng U60 của Phan Như Thảo bực tức, la con gái khi bé khủng hoảng tuổi lên 3 - 1

Quả đúng như dự tính, những cơn khủng hoàng của nhóc Bồ Câu bắt đầu xảy ra khiến cho đại gia Đức An cũng khó lòng chịu được. Anh kể một câu chuyện về con gái để cho thấy sự khủng hoảng đáng sợ ấy.

"Tối qua Bồ Câu tự mình chơi giỡn trên giường, tự giấu đồ chơi của mình sau đó khóc lóc với bố để bố kiếm. Khi bố kiếm được thì la khóc và lại giấu xuống cũng chỗ đó rồi la tiếp như đồ chơi của con đâu mất rồi. Bực quá la cho con một phát con khóc thật, ôm mẹ và rồi thiếp ngủ". Cuối cùng, ông bố phải thốt lên "57 tuổi giờ mới hiểu được phụ nữ thật không đơn giản".

Chồng U60 của Phan Như Thảo bực tức, la con gái khi bé khủng hoảng tuổi lên 3 - 2

Chồng U60 của Phan Như Thảo bực tức, la con gái khi bé khủng hoảng tuổi lên 3 - 3

Quả thực giai đoạn khủng hoảng của trẻ lên 2, lên 3, cha mẹ thường trải qua không hề dễ dàng. Mới đây, bà xã Lam Trường cũng đã chia sẻ con gái trong tình trạng tương tự, luôn chống đối lại mẹ và chỉ muốn tìm ba để giải cứu. Ví dụ như cô bé Yên Lam thích trả lời mọi người bằng "ngôn ngữ thứ 3" mà chỉ bé hiểu, mặc dù những người trong nhà nói gì con cũng hiểu hết. Cô bé thích nịnh, thích pha trò gây sự chú ý, nhí nhố, ham chơi nhưng lại dễ dụ, mềm lòng, mau quên và nũng nịu.

Khi được mẹ cho sự lựa chọn vào mỗi tối: một là sẽ lên giường đi ngủ, hai là úp mặt vào tường nhận lỗi (vì đến giờ ngủ vẫn muốn đòi chơi), với trước kia, cô bé sẽ luôn chọn phương án lên giường đi ngủ (nhưng hát hò thêm 30 phút nữa). Nhưng giờ ở tuổi lên 3, Yên Lam đã hoàn toàn khác, cô bé bắt đầu phản kháng, chạy nhảy tung tăng khắp phòng vài vòng chơi mà không lựa chọn phương án nào mẹ đưa ra cả.

Chồng U60 của Phan Như Thảo bực tức, la con gái khi bé khủng hoảng tuổi lên 3 - 4

Tuy nhiên, bên cạnh những thay đổi khiến mẹ khó chịu đó, con gái cưng của Lam Trường cũng có những tính tự giác rất tự lập và người lớn.

"Giờ đây, đi học về con bắt đầu biết cởi giày lên kệ ngay ngắn, con biết xếp giày cạnh giày của ba ở góc nhà, con biết dọn dẹp đồ chơi, con còn dọn luôn đồ của mẹ với thái độ rất ư là... con đang dọn đồ cho mẹ đấy, mẹ bừa quá" - Yến Phương kể.

Không chỉ vậy, giờ đây cô bé đã biết tìm "đồng minh" để cứu bản thân trong những tình huống bị "mắc kẹt". Đồng minh đó đương nhiên là ba Trường. Còn mẹ Yến Phương lại là người bé Yên Lam "ngán nhất". "Bất cứ thứ gì từ xịt mũi đến thuốc men, nếu dụ dỗ bất thành thì có ai ở đó con sẽ khóc la từ chối, chỉ trừ khi mọi người cùng nhìn con để mẹ ra tay ép thì con mới chịu hợp tác. Con còn biết từ chối khi không muốn ăn nữa, biết kêu đau khi bị mẹ phạt".

Thậm chí, những việc vệ sinh cá nhân ban ngày đã biết gọi mẹ, đã tự giác đánh răng, rửa tay bằng xà bông hay ăn thức ăn bằng thìa, muỗng chứ không còn ăn bằng tay như ngày xưa nữa.

3 nguyên tắc bố mẹ phải nhớ để cùng con vượt qua giai đoạn khủng hoảng trong yêu thương:

- Nguyên tắc 1: Để con được khóc

Khóc là biểu hiện dễ thấy nhất của trẻ khi không bằng lòng với một việc gì đó. Trẻ có thể khóc rất nhanh, rất dễ dỗ, nhanh quên nhưng khi đang khó chịu, để nín ngay lập tức là điều gần như không thể.

Theo các nhà tâm lý học khi nghe tiếng khóc của một đứa trẻ, tim chúng ta sẽ đập nhanh, não sẽ thúc ép phải giải quyết vấn đề ngay. Và chúng ta thường cố gắng làm trẻ nín khóc bằng cách đáp ứng ngay yêu cầu của trẻ hoặc cứng rắn hơn là dùng những câu mệnh lệnh như “Nín ngay!” hay “Có im ngay đi không?” để ép trẻ nín khóc.

Nhưng khi bị ép nín khóc, trẻ sẽ ấm ức. Chúng không học được cách làm thế nào để kiểm soát cảm xúc của mình một cách tích cực. Đồng thời những cảm xúc tiêu cực bị đè nén lâu dài sẽ khiến trẻ dễ có những hành động tiêu cực như đập phá, la hét…để thể hiện sự giận dữ của mình.

Bởi vậy thay vì quát mắng, hãy cho trẻ được khóc, được xả cảm xúc khó chịu của mình. Hãy cố gắng bình tĩnh và giao tiếp với con bằng một cái ôm thật chặt. Hãy cho con thấy rằng bạn đồng cảm với cảm xúc bất an của con. Điều đó sẽ giúp trẻ an tâm và tin tưởng dù lúc đó vẫn đang khóc.

Nguyên tắc 2: Đối thoại với trẻ như hai người bạn

Khi con tức giận, hãy luôn đặt mình vào vị trí của con và tạo ra những cuộc đối thoại mở. Hãy lắng nghe con nói nguyên nhân con khó chịu, hãy gọi tên những vấn đề của trẻ. Đề nghị trẻ giải thích suy nghĩ, quan điểm của trẻ vì sao lại mong muốn như thế.

Khi trẻ nói về quan điểm của mình có thể chính trẻ cũng nhận ra là mình đang yêu cầu vô lý ra sao. Ngược lại, bạn cũng hiểu được cái lý trong suy luận của trẻ. Từ đó hai bên có thể thương lượng thay vì áp đặt quyền lực.

Nguyên tắc 3: Cùng trẻ tìm ra phương án giải quyết chứ đừng chỉ nói “Không”

Thay vì nói Không với đòi hỏi của trẻ, điều đầu tiên bố mẹ nên làm là hỏi con về điều con muốn là gì và muốn giải quyết như thế nào. Đừng vội phủ định bất cứ điều gì, hãy để con được nói ra những mong muốn của mình.

Bố mẹ cũng có thể hỏi ngược lại bé để bé đặt mình vào hoàn cảnh bé muốn để xem cách xử lý của bé ra sao. Thông thường câu hỏi kiểu này sẽ khiến bé phải suy nghĩ và dần nhận ra vấn đề: "Con thử nghĩ xem nếu con uống nước lạnh, cổ họng bị đau sưng lên thì con có khó chịu không? Nếu có bạn đến chơi với con nhưng lại đòi lấy chiếc xe đạp của con về nhà mà không được sự đồng ý của con thì con sẽ thấy thế nào?”

Thường khi đặt vào tình huống thực tế, trẻ sẽ dễ nhận ra hậu quả của các hành vi của mình, đồng cảm và dễ chấp nhận cách giải quyết mà bạn đưa ra hơn. Kể cả trong trường hợp bé chưa thể nhận ra điều đó, hãy giữ bình tĩnh và đưa ra các phương án giải quyết có thể chấp nhận được.

Con gái Lam Trường khủng hoảng tuổi lên 3, luôn chống đối lại mẹ, tìm ba giải cứu
Mặc dù có nhiều khủng hoảng ở giai đoạn 3 tuổi của con gái nhưng vợ Lam Trường cũng phải thừa nhận, Yên Lam giờ tự lập hơn rất nhiều.
Chi Chi - Ảnh FBNV
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Phan Như Thảo