Ghé nhà bạn chồng chơi, nửa đêm thấy con cô ấy đứng ở ban công làm hành động lạ

Trang Tri - Ngày 27/04/2024 18:00 PM (GMT+7)

Tôi tưởng có trộm vào nhà, nhưng hoá ra lại là con trai của bạn thân chồng mình.

Nuôi con khó, dạy con càng khó hơn. Khi đã làm bố mẹ, mỗi việc bạn làm đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến con cái. Thậm chí có nhiều sự tác động mà ngay cả bạn cũng không ngờ đến rằng, nó lại gây hại cho con đến thế. Tôi càng nhận ra điều này, và cũng rút được bài học cho chính bản thân sau chuyến đi chơi cùng bạn thân của chồng.

Nói bạn thân chồng là vì cô ấy quen chồng tôi trước, chứ hiện tại cô ấy cũng là bạn thân thiết của tôi. Cả hai gia đình thường xuyên qua lại với nhau. Kỳ nghỉ lễ vừa rồi, chúng tôi đã trải qua khoảng thời gian vui vẻ cùng nhau. Ngày cuối cùng trước khi trở về từ chuyến đi du lịch biển, cô bạn đã ngỏ lời mời vợ chồng tôi ghé nhà chơi.

Cả tôi và cô ấy đều đã trở thành bà mẹ 2 con. Tôi có 2 cô công chúa, còn bạn thân của chồng thì là mẹ của 2 cậu con trai. Các con đều ở độ tuổi xêm xêm nhau, đứa nhỏ tiểu học còn đứa lớn đã vào cấp 2. Buổi tối hôm đó sau khi nhậu nhẹt vui vẻ đến 10 giờ đêm thì vợ chồng tôi được vợ chồng cô bạn đưa về nhà, sắp xếp cho một căn phòng để qua đêm vô cùng chu đáo.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Mọi chuyện sẽ không có gì đáng nói cho đến nửa đêm, vì uống quá nhiều nên tôi phải tỉnh dậy để đi vệ sinh. Đầu óc lúc này còn lâng lâng, xử lý xong vấn đề cá nhân tôi lọ mọ về lại phòng ngủ. Tuy nhiên khi đi ngang qua phòng khách, tôi toát cả mồ hôi khi thấy bóng một người nào đó ngoài ban công. Nghĩ là trộm nên tôi đã vô cùng sợ hãi, run rẩy đến tái cả mặt.

Thế nhưng sau khi quan sát kỹ thì mới điếng người nhận ra đó lại là cậu con trai lớn 12 tuổi của cô bạn thân. Tôi không hiểu vì sao giờ này đã nửa đêm mà đứa trẻ còn làm gì ngoài đó, thế là tôi chậm rãi tiến lại gần định hỏi chuyện thì giật mình biết được cậu bé đang bị mộng du.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Tôi bình tĩnh không làm lớn chuyện lên, để đảm bảo an toàn cho thằng bé, tôi đã cố gắng hướng dẫn cậu quay về phòng. May mắn là mọi chuyện không có gì xấu xảy ra cả, sang sáng ngày hôm sau khi đã tỉnh rượu, tôi ngay lập tức kể lại câu chuyện xảy ra vào tối hôm qua cho cô bạn thân của chồng nghe. Cô ấy cũng giật mình và nói rằng bản thân không hề biết con trai gặp phải tình trạng này.

Tuy nhiên khi hỏi chuyện thì thằng bé hoàn toàn không nhớ gì về tình huống diễn ra đêm qua cả. Tôi có chút sợ hãi nên không do dự mà thúc dục cô bạn đưa con đến bệnh viện kiểm tra ngay. Hôm đó sau khi từ bệnh viện về, cô bạn đã ôm tôi khóc nức nở. Cô ấy liên tục cảm ơn vì may nhờ có tôi mà vợ chồng cô mới phát hiện con trai có vấn đề.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Bác sĩ kết luận thằng bé bị căng thẳng, stress quá mức nên mới dẫn đến tình trạng bị mộng du. Và hoá ra nguyên nhân của những áp lực tâm lý này là do vợ chồng cô bạn đã dạy con quá khắt khe, luôn đặt nặng thành tích và sự hoàn hảo lên thằng bé. Chính vì như thế mà dạo gần đây cậu bé gặp khó khăn lớn khi phải đối diện với kỳ thi cuối kỳ quan trọng sắp tới.

Nghe toàn bộ đầu đuôi vấn đề, tôi vừa buồn, vừa thương lại vừa có chút trách móc bạn mình. Tôi cũng là một người mẹ, tôi hiểu tình yêu và mong muốn của những bậc phụ huynh dành cho con mình. Nhưng từ trước đến nay, với 2 cô công chúa, tôi chưa từng khắc khe đến thế. Nhìn bạn mà tôi cũng được sửa mình, và rút ra bài học cho bản thân trên hành trình nuôi dạy con không dễ dàng này...

Tâm sự từ độc giả kimngoc...@gmail.com

Vậy mộng du là gì? 

“Mộng du” là một chứng rối loạn giấc ngủ thần kinh, người bệnh đột nhiên đứng dậy rời khỏi giường sau khi ngủ, hoặc nói chuyện lung tung, hoặc ra khỏi giường đi lại trong phòng.

Một số bệnh nhân còn có thể nấu ăn, thậm chí có thể mặc quần áo, mở cửa đi ra ngoài đường… Sau đó họ trở lại giường và tiếp tục ngủ. Ngày hôm sau người bệnh sẽ không còn nhớ gì về những việc đã xảy ra đêm qua.

Mộng du không liên quan gì đến việc mơ. Trong khi mộng du, bệnh nhân mất liên lạc với môi trường xung quanh và dường như sống trong một thế giới được xây dựng riêng tư. Nó thường xảy ra từ 1 đến 2 giờ sau khi ngủ, và có thể kéo dài từ 5 đến 20 phút.

Vì sao trẻ dễ bị mộng du?

Theo thống kê, số lượng người mộng du chiếm khoảng 1% đến 6% tổng dân số, và chủ yếu xảy ra ở trẻ em từ 6 đến 12 tuổi. Tỷ lệ trẻ thỉnh thoảng bị mộng du là 15%.

Nguyên nhân cụ thể gây mộng du ở trẻ em bao gồm:

- Đầu tiên, liên quan đến sự phát triển trí não

Trong hoàn cảnh bình thường, hoạt động của não được chia thành “kích thích” và “ức chế”. Trong khi ngủ, nếu trẻ mơ thấy bị truy đuổi, não sẽ gửi chỉ dẫn đến chân bạn: “Chạy nhanh lên”. Trong hầu hết các trường hợp, cơ chế ức chế của não chặn tín hiệu, cho phép người bệnh tiếp tục ngủ yên.

Tuy nhiên, do các dây thần kinh sọ não ở vỏ não của trẻ chưa trưởng thành nên chức năng ức chế của não chưa đủ khiến các mệnh lệnh được truyền đến hệ thống vận động, trẻ sẽ hành động theo chỉ dẫn, xuất hiện hiện tượng mộng du. Chứng mộng du ở nhiều trẻ có thể tự biến mất sau khi bước vào tuổi thiếu niên.

- Thứ hai, liên quan đến căng thẳng cảm xúc

Nếu cha mẹ yêu cầu quá cao ở con và thường xuyên chỉ trích, hoặc nếu con không thể xử lý tốt mối quan hệ với các bạn cùng lớp ở trường, quá lo lắng, chán nản và không thể thư giãn trước khi đi ngủ, điều đó cũng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng mộng du ở trẻ.

- Thứ ba, liên quan đến an toàn môi trường

Trẻ ở độ tuổi nhỏ có trí tưởng tượng phong phú và dễ coi tưởng tượng là thế giới thực. Trẻ sợ bóng tối, sợ ban đêm, căng thẳng tinh thần cũng có thể gây ra chứng rối loạn giấc ngủ.

- Thứ tư, liên quan đến di truyền gia đình

Theo thống kê, tỷ lệ mộng du trong cùng một gia đình tương đối cao nên mộng du có xu hướng di truyền trong gia đình. Cha mẹ có thể dựa vào việc có ai trong gia đình mình bị mộng du hay không, để làm tài liệu tham khảo xem con họ có bị mộng du hay không?

Bố mẹ nên làm gì nếu con bị mộng du?

Vì trẻ mộng du sẽ mất ý thức nên các thành viên trong gia đình cần tăng cường giám sát vào ban đêm, và thực hiện các biện pháp an toàn để đảm bảo an toàn cho trẻ.

- Đầu tiên, đảm bảo an toàn cho ngôi nhà

Đóng cửa ra vào, ban công và cửa sổ trước khi đi ngủ để tránh trẻ bị ngã khi đi dạo lúc nửa đêm.

Những vật dụng nguy hiểm trong nhà nên đặt ở những nơi mà khi đi lại khó với tới, đồng thời cần dọn sạch các vật sắc nhọn trên sàn nhà để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Cố gắng không để trẻ mộng du ngủ trên giường tầng.

- Thứ hai, cố gắng không đánh thức trẻ khi mộng du

Rất khó để đánh thức người mộng du, vì vậy nếu trẻ không làm hại người khác hoặc bản thân khi mộng du, bố mẹ có thể cố gắng hướng dẫn trẻ quay lại giường mà vẫn đảm bảo an toàn cho trẻ. Tuy nhiên, nếu hướng dẫn không thành công hoặc trẻ xuất hiện trong các tình huống hại mình và người khác thì tốt nhất hãy tìm cách giúp con tỉnh giấc.

Cần lưu ý không nên dùng lực lắc để đánh thức người mộng du, điều này có thể khiến người mộng du nghĩ rằng bạn định tấn công và chống cự sẽ gây hại nhiều hơn.

- Thứ ba, tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nếu cần thiết

Nếu mộng du nhẹ thì không cần điều trị. Ví dụ, nếu trẻ thức dậy và đi lại vào lúc nửa đêm thì trẻ sẽ tự đi ngủ lại và điều này diễn ra không quá hai lần một tháng.

Tuy nhiên, nếu tình trạng mộng du của con diễn ra nghiêm trọng và thường xuyên, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ, bố mẹ cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ và có cách điều trị phù hợp, kịp thời.

Theo Trang Tri
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Người mẹ cần biết