Tôi cứ nghĩa anh là người đàn ông hiền lành, người bố chuẩn mực.
Vợ chồng tôi đều làm trong công ty nhà nước nên về cơ bản giờ giấc làm việc cũng không quá căng thẳng. Chính vì thế hầu hết sau mỗi giờ làm việc cả hai đều về nhà ăn uống, nghỉ ngơi và con cái là hết một ngày. Chồng tôi cũng là tuýp người gia đình, không thích nhậu nhẹt, bạn bè hay gái gú bên ngoài mà chỉ chú tâm chăm lo cho gia đình, cho vợ và cho con. Thế nhưng mới đây tôi mới biết được một tính xấu của chồng.
Ảnh minh họa
Chẳng là công việc của tôi có đặc thù phải đi công tác tỉnh 3 cuối tuần mỗi tháng nên từ trước đến nay việc làm việc cuối tuần với tôi là hầu hết xảy ra. Các ngày cuối tuần có thể đi muộn về sớm nhưng cuối tuần thì phải đi công tác tỉnh, 1 cuối tuần trong tháng không phải đi công tác nhưng cũng phải lên cơ quan làm sổ sách nên tôi mới không biết được cuộc sống, việc làm của chồng mỗi cuối tuần là như thế nào.
Vào cuối tuần trước tôi cũng đi công tác như mọi khi, dặn chồng và con trai 5 tuổi ở nhà vẫn phải nấu nướng ăn uống như thường để đảm bảo sức khỏe. Nếu quá chán ăn cơm ở nhà thì có thể ra ngoài "đổi gió" nhưng nhất quyết phải đủ bữa để đảm bảo cho sức khỏe cả bố và con.
Tuy nhiên trên đường ra sân bay tôi nhận được cuộc điện thoại từ nhân viên dưới tỉnh báo trời đang đổ mưa to, mưa dầm dề nhiều ngày liền nên nếu có xuống địa bản có lẽ tôi cũng không được việc gì. Chính vì thế tôi hoãn chuyến bay sang giữa tuần sau để xuống làm việc cho hiệu quả. Bỗng dưng được nghỉ không phải làm cuối tuần nữa, việc đầu tiên tôi nghĩ tới là trở về nhà ngay và nấu một bữa ăn thịnh soạn cho cả gia đình. Tuy nhiên khi về đến nhà tôi đã hoàn toàn bị bất ngờ bởi những gì đang diễn ra.
Ảnh minh họa
Khi tôi về đến nhà cũng là lúc gần trưa đến giờ nấu ăn thế nhưng đập vào mắt tôi là cảnh tượng hai bố con "ngủ nướng" và mới dậy ăn sáng. Bất ngờ hơn là những món ăn trên bàn hoàn toàn không phải là do chồng tôi nấu mà đặt đồ ăn từ bên ngoài về. Hai bố con có vẻ đã nhậu được một lúc trước khi mẹ về nên chồng tôi ngà ngà say, anh cầm ly bia lên cụng ly với con trai 5 tuổi như thật và đứa trẻ cũng "dô dô" với bố. Tôi choáng khi đứa con trai uống gì đó như nước bia thật nên đã nhanh chóng giật lại và hỏi chồng:
- Anh đang làm cái gì khi em không ở nhà vậy? chẳng phải em đã nói rằng hai bố con nên nấu ăn cẩn thận sao? Sao anh còn cho con uống thứ không tốt này nữa?
Tuy nhiên chồng tôi đáp lời trong cơn say:
- Cuối tuần giải khuây một tí có sao đâu em, lúc nào cũng ăn uống lành mạnh chán lắm.
Qua con trai tôi mới khai thác được hóa ra mỗi cuối tuần khi mẹ vắng nhà hai bố con đặt đồ ăn ở ngoài và bố lúc nào cũng... say bê bết như vậy vào mỗi cuối tuần.
- Bố còn cho phép con uống bia nữa đấy mẹ ạ.
Ảnh minh họa
Tôi tròn mắt ngạc nhiên hỏi thì chồng tôi đáp:
- Ôi trời mỗi lần uống có một chút, có sao đâu nào?
Con trai nói:
- Vâng mỗi lần con chỉ uống nửa cốc thôi còn lại bố uống hộ con. Bia ngon thật mẹ ạ, sợ mẹ mắng nên con không dám nói với mẹ?
- Tình trạng này diễn ra bao lâu rồi? - tôi hỏi
- Mới vài lần thôi mẹ đừng mắng bố. Con xin hứa từ sau không uống bia nữa ạ.
- Trời đất ơi anh có biết bia có tác hại nguy hiểm như thế nào với trẻ nhỏ không, đứa trẻ mới có 5 tuổi mà anh coi nó như bạn nhậu của mình để uống bia như thế à. Anh muốn giải khuây anh có thể gọi bạn đến uống hoặc ra ngoài mà uống bia chứ sao anh lại cho phép con uống bia nhiều lần như thế.
Thật sự hết chịu nổi, tôi không ngờ một người đàn ông cũng có chút kiến thức như chồng tôi lại dễ dàng cho con trai uống bia, giấu giếm tôi trong thời gian dài như thế. Đứa trẻ may mắn là chưa quá nghiện nhưng nếu ảnh hưởng sức khỏe thì phải làm sao.
Ngày hôm đó tôi làm rất căng thẳng chuyện này để hy vọng chồng mình sẽ biết lỗi sai mà dừng lại.
Tâm sự từ độc giả chinhhuy...
Nhiều người lớn có suy nghĩ rằng trẻ nhỏ uống một chút rượu bia hay nước ngọt,... sẽ không có vấn đề gì. Nhưng thực tế trẻ em trong quá trình phát triển, các bộ phận cơ thể, nội tạng chưa hoàn chỉnh nếu uống rượu lâu dài sẽ nhanh bị ảnh hưởng hơn rất nhiều so với người lớn.
Để trẻ nhỏ tiếp xúc sớm với rượu bia có thể gây ra những hậu quả sau:
Ảnh hưởng hệ thống tiêu hóa
Sau khi uống rượu, cơ quan đầu tiên của trẻ chịu tổn thương là hệ tiêu hóa, Gan của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, khả năng giải độc rượu kém. Vì vậy uống rượu sẽ làm suy giảm chức năng gan, gây tổn thương hệ tiêu hóa, khó tiêu.
Ảnh hưởng não bộ
Trẻ nhỏ uống rượu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ, gây đần độn, suy giảm trí nhớ, mất ngủ, hay gặp ảo giác và rối loạn tâm thần.
Ảnh hưởng hệ thống sinh sản
Bé trai uống rượu sớm sẽ gây ảnh hưởng tới tinh hoàn, là nguyên nhân gây vô sinh ở tuổi trưởng thành. Với bé gái, rượu cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tuyến sinh dục, rối loạn nội tiết, khi tuổi dậy thì đến, dễ bị kinh nguyệt không đều, phù nề kinh nguyệt, đau bụng kinh, đau đầu,...
Cản trở sự phát triển của cơ thể
Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển xương và nhiều cơ quan, uống rượu sẽ trì hoãn sự phát triển bình thường. Trẻ em thường xuyên uống rượu sẽ bị chậm lớn trong 2-3 năm.
Dễ mắc nhiều bệnh
Vì cơ thể trẻ còn chưa hoàn chỉnh, không chịu được sự kích thích từ rượu nên dễ bị viêm dạ dày, loét dạ dày, gan nhiễm mỡ, tiểu đường và viêm tụy cấp.