Làm mẹ đơn thân, Quế Vân cầu cứu nửa đêm khi con gặp biến cố, kiệt sức vì chăm bé

Chi Chi - Ngày 18/03/2022 14:30 PM (GMT+7)

Nhiều người dành lời động viên Quế Vân sớm qua được những khó khăn khi một mình chăm con.

Làm mẹ đơn thân là hành trình vất vả và khó nhọc đối với tất cả những ai đã và đang trải qua. Nhất là khi con ốm đau, bệnh tật, một người phụ nữ vừa làm mẹ, vừa làm bố mà vừa làm bác sĩ, chắc chắn sẽ vô cùng kiệt sức.

Đó là tất cả những tâm trạng mà ca sĩ Quế Vân đang phải trải qua khi con trai út Wu mắc Covid-19. Mới đây, Quế Vân đăng tải bức ảnh bé Wu nằm ngủ mệt trên gối kèm dòng trạng thái bày tỏ sự bất lực của bản thân: "Ho cả 1 đêm. Nghĩ là thấy điên con covid này... Tôi sắp ngất vì hết sức. Kiệt sức rồi…Tháng khắc nhất trong năm lúc nào cũng là tháng Mão…". Nhiều người dành lời động viên tới bà mẹ đơn thân, chúc cả cô và bé Wu sớm vượt qua được những tháng ngày khó khăn, mệt mỏi do Covid-19 gây nên.

Làm mẹ đơn thân, Quế Vân cầu cứu nửa đêm khi con gặp biến cố, kiệt sức vì chăm bé - 1

Được biết trước đó, vào giữa đêm ngày 13/3, bà mẹ chia sẻ dòng trạng thái cầu cứu trên mạng xã hội "Wu bị Covid rồi cả nhà ơi, có cần cho bé vào viện không ạ? Mẹ xin lỗi vì không giữ được cho con. Con ho nhiều đờm. Con sốt cao quá". Sau đó, Quế Vân cũng viết thêm: "Vẫn biết là cả thế giới đều bị và không tránh khỏi được. Nhưng trái tim tôi tan nát khi con bị như thế này. Tôi đã cố gắng hết sức nhưng con virus này đã đến. Chỉ biết xin trời phật cho con của con mau khỏe lại".

Làm mẹ đơn thân, Quế Vân cầu cứu nửa đêm khi con gặp biến cố, kiệt sức vì chăm bé - 2

Làm mẹ đơn thân, Quế Vân cầu cứu nửa đêm khi con gặp biến cố, kiệt sức vì chăm bé - 3

Bà mẹ cũng thông tin về tình trạng bệnh của bé, Wu bị sốt, không ăn uống được nhiều, phải dùng biện pháp xông mũi và họng, cơ thể gầy đi trông thấy khiến ai nhìn cũng thương. Thật không may với Quế Vân, trong khi Wu mắc Covid-19 thì vị vú em cũng bị mắc theo do lây từ bé. "Chân dung của Vú chị ...Cái tội khi em bị F0 cứ hôn hít. Bảo không sợ vì em siêu đáng yêu nên chị hít hết con covid của em. Thế là bây giờ chị đã sốt đùng đùng. Chị đã hiện nguyên hình F0 và mẹ em hiện giờ đang chăm cả nhà F0…. Cảm giác thật lạ. Biết cười thui chứ sao giờ" - cô cho hay.

Vì vậy, vừa chăm con ốm lại giúp đỡ người bảo mẫu bị Covid nên Quế Vân nhanh chóng kiệt sức.

Làm mẹ đơn thân, Quế Vân cầu cứu nửa đêm khi con gặp biến cố, kiệt sức vì chăm bé - 4

Làm mẹ đơn thân, Quế Vân cầu cứu nửa đêm khi con gặp biến cố, kiệt sức vì chăm bé - 5

Làm mẹ đơn thân, Quế Vân cầu cứu nửa đêm khi con gặp biến cố, kiệt sức vì chăm bé - 6

Được biết, Wu là con chung của Quế Vân với người bạn trai mới đây nhất. Cô cho biết bạn trai không nhận con nên cô quyết định làm mẹ đơn thân. Trước đó cô đã có 2 con trai lớn Nhật Minh và Nhật Quang với chồng cũ.

Trẻ mắc COVID-19 chăm sóc dinh dưỡng thế nào cho hợp lý?

Tiến sĩ, bác sĩ Lưu Thị Mỹ Thục - Trưởng khoa Dinh dưỡng (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, việc thực hiện và tuân thủ đúng chế độ dinh dưỡng là thật sự cần thiết, bởi dinh dưỡng hỗ trợ và cải thiện "hàng rào" bảo vệ cơ thể, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, nhanh chóng phục hồi, đề phòng cơ thể suy kiệt dẫn tới suy dinh dưỡng và hạn chế những biến chứng nặng hậu COVID-19.

Theo tiến sĩ Thục, khi trẻ mắc COVID-19 điều trị tại nhà phụ huynh cần định kỳ theo dõi cân nặng và lượng thức ăn mà trẻ ăn vào xem có sụt giảm so với trước không và mực độ sụt giảm như thế nào. Ngoài ra, ít nhất 1 bữa ăn trong ngày của trẻ có cân đối khẩu phần.

Theo đó, trẻ phải ăn đa dạng các nhóm thực phẩm, ít nhất 5 trong 8 nhóm thực phẩm (nhóm tinh bột, nhóm sữa và chế phẩm sữa, nhóm dầu mỡ, nhóm rau củ, nhóm thịt cá, nhóm trứng, nhóm các loại hạt, nhóm rau củ màu vàng-xanh thẫm).

Hiện có một số cho rằng, cho trẻ ăn thức ăn hay hoa quả có tính kiềm cao, có tính a-xít sẽ giúp diệt được virus SARS-CoV-2, bác sĩ Thục cho biết, cho tới nay, chưa có kết luận về một loại thức ăn cụ thể nào có thể diệt được virus.

Tháp dinh dưỡng cho trẻ mắc COVID-19. Ảnh: BV Nhi Trung ương.

Tháp dinh dưỡng cho trẻ mắc COVID-19. Ảnh: BV Nhi Trung ương.

“Mỗi loại thực phẩm đều có giá trị riêng, ví dụ vitamin C có tác dụng tăng cường miễn dịch có nhiều trong hoa quả tươi như bưởi, cam, kiwi nhưng flavonoid là chất chống oxy hóa lại có nhiều trong lá màu xanh sẫm như súp lơ, cải xanh hay vitamin E có vai trò thúc đẩy sự phát triển của các cơ quan miễn dịch thì lại có nhiều trong rau mầm, đậu nành…

Như vậy, trẻ cần ăn đa dạng các loại thực phẩm để cơ thể nhận đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát tiển cũng như hệ miễn dịch vững vàng để chống lại bệnh tật, tránh chỉ ăn một loại thức ăn hay thực phẩm nào đó gây mất cân đối trong khẩu phần ăn”, bác sĩ Thục tư vấn.

Bác sĩ Thục cũng khuyến cáo, các gia đình nên hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, dù trẻ mắc COVID-19 nhưng vẫn nên cho trẻ bú và thực hiện các biện pháp phòng bệnh theo quy định.

Trường hợp trẻ kém ăn, ăn không đủ lượng thì phải dùng công thức hỗ trợ dinh dưỡng đường uống có đậm độ năng lượng cao (1Kcal/ml với trẻ trên 1 tuổi hoặc 0,75-0.8kcal/ml cho trẻ dưới 1 tuổi) để thay thế hoàn toàn hay một phần cho sữa công thức thông thường.

Đồng thời, tránh thức ăn gây nôn và buồn nôn bằng những khẩu vị trẻ thích, thức ăn dễ tiêu hóa và có giá trị dinh dưỡng cao. Theo dõi cân nặng của trẻ: 3-5 ngày/lần, nếu trẻ có sụt cân từ 1-2%/1 tuần cần thông báo ngay cho nhân viên y tế để được hướng dẫn thích hợp.

Bảng nhu cầu rau xanh và trái cây của trẻ hàng ngày theo độ tuổi. Ảnh: BV Nhi Trung ương.

Bảng nhu cầu rau xanh và trái cây của trẻ hàng ngày theo độ tuổi. Ảnh: BV Nhi Trung ương.

Theo dõi lượng thức ăn trẻ ăn vào/ngày: Nếu lượng thức ăn trẻ ăn vào giảm dưới 70% so với bình thường trong thời gian trên 3 ngày thì cần được tư vấn bởi nhân viên y tế. Đảm bảo đủ nước cho trẻ dựa vào nhu cầu của trẻ, đảm bảo trẻ không khát, không có dấu hiệu thiếu nước như môi lưỡi khô, tiểu ít nước tiểu sẫm màu.

Nếu trẻ ăn kém do sốt, ho, mệt mỏi, ngạt mũi... thì cha mẹ có thể chia nhỏ bữa hoặc thay thế, bổ sung thêm 1-2 bữa phụ bằng các chế phẩm sữa có mức độ năng lượng cao.

Trẻ mắc COVID-19 điều trị tại nhà cần chuẩn bị thuốc gì?

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thành Nam - Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, khi trẻ mắc COVID-19 tại nhà, các phụ huynh cần thường xuyên theo dõi trẻ, đặc biệt là các dấu hiệu như ho, sốt và nhịp thở của trẻ. Ngoài ra, cần chuẩn bị sẵn một số thuốc cơ bản, để phòng trường hợp phải dùng đến.

Theo lời khuyên của bác sĩ Nam, khi trẻ mắc COVID-19, phụ huynh cần theo dõi trạng thái của trẻ về tinh thần. Những trẻ có thể điều trị ở nhà là: trẻ vẫn có những hoạt động, vui chơi tương đối như những ngày khỏe mạnh. Trẻ vẫn đảm bảo được mức độ ăn uống tương đối như ngày khỏe mạnh.

Về nhịp thở của trẻ, gia đình có thể quan sát nhịp thở của trẻ:

- Trẻ dưới 2 tháng nhịp thở bình thường < 60 lần/phút;

- Trẻ 2 tháng - 12 tháng nhịp thở bình thường < 50 lần/phút;

- Trẻ > 12 tháng nhịp thở bình thường < 40 lần/phút;

- Trẻ > 5 tuổi thở nhanh khi > 30 lần/phút;

- Trẻ > 12 tuổi theo các chỉ số tương tự người lớn.

Về thuốc có thể dự phòng, bác sĩ Nam tư vấn một số loại thuốc gồm:

+ Hạ sốt;

+ Bù nước điện giải;

+ Có thể bổ sung Vitamin tổng hợp;

+ Thuốc điều trị ngạt tắc mũi;

+ Thuốc ho

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thành Nam cũng lưu ý các bậc phụ huynh khi dùng thuốc phải theo hướng dẫn của cán bộ y tế hoặc có sự tư vấn của bác sĩ có chuyên môn.

Quế Vân từng bị trách bế con sai cách, nay lại bị bàn tán với chiếc mũ trên đầu bé
Con trai út của Quế Vân nay đã được 8 tháng tuổi, kháu khỉnh và bụ bẫm.

Sao Việt và Con

Chi Chi
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Quế Vân