Trẻ bị sổ mũi cần phải làm gì cho nhanh khỏi?

Linh San - Ngày 22/04/2022 15:35 PM (GMT+7)

Trẻ bị sổ mũi thường có thể xuất phát từ nguyên nhân như dị ứng, cảm cúm, thay đổi thời tiết, khóc nhiều... Sổ mũi thường không gây nguy hiểm cho các bé nhưng thường gây khó chịu, khiến bé quấy khóc và bỏ ăn hoặc nặng hơn cũng có thể sẽ gây nên tình trạng

Nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi

Trẻ bị sổ mũi thường là do một số nguyên nhân khác nhau gây ra. Điều quan trọng là cha mẹ cần phải xác định được nguyên nhân chính xác. Sau đây là một số nguyên nhân gây nên tình trạng sổ mũi ở các bé.

- Dị ứng: Bé sẽ bị chảy nước mũi và kèm theo với hắt hơi, ngứa và mắt đỏ.

- Tiếp xúc với thời tiết lạnh: Bé có thể sẽ bị sổ mũi do ăn cay hoặc tiếp xúc với thời tiết lạnh nhiều.

Trẻ bị sổ mũi rất khó chịu. (Ảnh minh họa)

Trẻ bị sổ mũi rất khó chịu. (Ảnh minh họa)

- Cảm lạnh thông thường: Khi bị cảm lạnh bé sẽ kèm theo một số biểu hiện như sốt nhẹ, đau họng, chảy nước mắt, ho và hắt hơi.

- Cảm cúm: Cúm cũng sẽ gây nên hiện tượng sổ mũi kèm theo một số triệu chứng như đau cơ, ớn lạnh, đau họng, chán ăn, chóng mặt.

- Có vật lạ kẹt ở trong mũi: Nếu mũi bé có các vật lạ, bé cũng có thể bị chảy nước mũi kèm theo đau và chảy máu.

Các giai đoạn sổ mũi ở trẻ

Sổ mũi ở trẻ thường sẽ chia làm 3 giai đoạn thay đổi chính, điều này sẽ giúp cha mẹ dễ nhận biết tình trạng bệnh của bé hơn:

- Giai đoạn chớm bệnh: Đây là giai đoạn điều trị dễ dàng nhất, mẹ nên tận dụng để điều trị sổ mũi cho bé dứt điểm. Tuy vậy, đây là giai đoạn phụ huynh thường dễ bỏ qua nhất vì những triệu chứng còn nhẹ như:

+ Triệu chứng tại mũi: Trẻ có hiện tượng hắt hơi nhiều hơn, bắt đầu cảm thấy khô mũi và nóng rát.

+ Triệu chứng toàn thân: Trẻ cảm thấy sốt nhẹ và nhiều khi cha mẹ không để ý.

- Giai đoạn chảy nước mũi trong: Ở giai đoạn này, các triệu chứng của bé nặng hơn, thường xuyên hơn và bắt đầu xuất hiện các triệu chứng toàn thân. Sau khi những triệu chứng toàn thân xuất hiện, trẻ sẽ thấy mệt mỏi, môi khô, ăn ngủ kém kèm sốt cao,...chuyển từ ho khan sang ho có đờm trắng đục.

- Giai đoạn trẻ chảy nước mũi màu xanh vàng: Dịch mũi sẽ có màu xanh hoặc vàng đặc hơn, bé có thể sẽ bị nghẹt mũi không hoàn toàn, phù nề niêm mạc mũi khiến bé khó thở nhiều hơn. Với trẻ sơ sinh, có thể bé sẽ bị mệt mỏi, quấy khóc, bỏ bú, sốt cao.

Trẻ bị sổ mũi thường trải qua 3 giai đoạn chính, cha mẹ cần chú ý quan sát. (Ảnh minh họa)

Trẻ bị sổ mũi thường trải qua 3 giai đoạn chính, cha mẹ cần chú ý quan sát. (Ảnh minh họa)

Cách xử lý trẻ bị sổ mũi

Khi trẻ bị sổ mũi, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp điều trị dưới đây, cần phải làm thường xuyên để bé không bị lặp lại sổ mũi:

Dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi

Nếu như nước mũi của bé vẫn là màu trắng trong, mẹ hãy dùng nước muối sinh lý 0,9%, mỗi ngày dùng 4-5 lần, mỗi bên mũi từ 2-3 giọt. Sau khi nhỏ xong khoảng 30 giây, mẹ hãy cho bé nằm nghiêng hoặc nằm sấp để dịch nhầy chảy ra ngoài. Nếu như nước mũi của bé có màu vàng xanh, tốt hơn hết mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ.

Cho bé uống nhiều nước

Với trẻ đang bú mẹ, khi trẻ bị sổ mũi, mẹ hãy tăng cường cho bé bú nhiều hơn. Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé uống thêm nước, dùng các món ăn loãng, dễ tiêu, chế độ giàu dưỡng chất và vitamin để tăng sức đề kháng.

Tắm nước gừng ấm cho bé

Hơi nước gừng sẽ giúp làm lỏng các chất nhầy trong mũi và giúp bé xì ra dễ dàng hơn hoặc mẹ cũng dễ dàng làm sạch mũi cho bé bằng dụng cụ hút mũi. Sau khi tắm cho bé xong, mẹ có thể xoa một chút dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân, ngực và lưng để giúp giữ ấm cho bé.

Đặt bé ngủ ở tư thế nâng cao đầu

Với cách làm này, bé có thể giảm bớt được hiện tượng sổ mũi, nghẹt mũi khi ngủ. Ngoài ra, khi kê cao đầu cho bé còn giúp ngăn cản được dịch nhầy chảy xuống cổ họng, gây tắc nghẽn và làm cho bệnh tình nghiêm trọng hơn.

Dùng dụng cụ hút mũi

Do trẻ sổ mũi nhiều và dính nên trước tiên, mẹ hãy nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào mũi trẻ để làm lỏng dịch nhầy trước khi sử dụng dụng cụ hút mũi và loại bỏ dịch nhầy trong mũi trẻ. Với những trẻ lớn hơn, đã biết xì mũi, hãy cho bé ngồi dậy thẳng đứng và xì mũi ra một chiếc khăn sạch.

Mẹ có thể nhỏ nước muối sinh lý rồi hút mũi khi trẻ bị sổ mũi. (Ảnh minh họa)

Mẹ có thể nhỏ nước muối sinh lý rồi hút mũi khi trẻ bị sổ mũi. (Ảnh minh họa)

Review thuốc trị sổ mũi cho bé

Tùy theo từng trường hợp khác nhau sẽ có các loại thuốc trị sổ mũi cho bé khác nhau, cụ thể:

- Đối với bé bị sổ mũi, hắt hơi kèm theo sốt cao trên 38,5 độ C: Mẹ có thể dùng các loại thuốc hạ sốt chứa thành phần paracetamol, kết hợp với lau người liên tục.

- Đối với trẻ bị viêm mũi dị ứng, viêm sổ mũi mạn tính, viêm mũi mủ: Dùng thuốc kháng sinh trong nhóm chống dị ứng bao gồm các loại thuốc chứa microcrystalline, cellulose. Tuy vậy, những loại thuốc này chỉ được chỉ định đối với trẻ trên 6 tháng tuổi.

- Đối với trẻ bị chảy mũi nhiều: Mẹ có thể dùng thuốc trị sổ mũi dạng xịt dành cho trẻ. Lưu ý, những loại này thường được chỉ định cho trẻ trên 1 tuổi.

Mặc dù vậy, khi sử dụng bất kì loại thuốc điều trị nào mẹ cũng cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ, không nên tự ý sử dụng, tránh các tác dụng phụ.

Lưu ý khi trẻ bị sổ mũi

- Cho trẻ uống hoặc bú nhiều sữa giúp tăng cường sức đề kháng.

- Để bé chơi hoặc nghỉ ngơi tại không gian sạch sẽ, không khói bụi, thuốc lá.

- Không được để trẻ tiếp xúc với chó, mèo.

- Hạn chế cho bé ngửi thấy các vật dễ kích ứng như hoa tươi, nước hoa.

- Vệ sinh đúng cách và sạch sẽ cơ thể, đường mũi dành cho bé.

- Đối với trẻ sơ sinh bị sổ mũi, khó thở, khò khè, mẹ không nên tự cho bé uống thuốc hoặc dùng thuốc mà hãy đưa trẻ đến bệnh viện và chỉ dùng khi có sự cho phép của các bác sĩ.

Khi nào trẻ bị sổ mũi cần đưa bé đi bác sĩ?

Trong các trường hợp sau, mẹ cần đưa bé khám bác sĩ nhanh chóng:

- Bé bị chảy nước mũi kèm sốt cao trong khoảng 2 ngày.

- Bé bị đau nhức khắp cơ thể, ớn lạnh, nôn mửa, sốt và tiêu chảy.

- Mẹ nghi ngờ trong mũi bé có vật lạ kẹt bên trong.

- Bé bị sổ mũi có nguyên nhân từ dị ứng.

4 sai lầm 90% mẹ mắc phải khi cho con ngủ vào mùa đông, khiến trẻ ho sổ mũi
Nhiều chuyên gia cho rằng, trẻ sơ sinh thường xuyên bị cảm, ốm vặt vào mùa đông phần lớn là do thói quen ngủ không đúng cách. 

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Linh San Tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Viêm mũi dị ứng