Đau bụng quanh rốn và nôn là triệu chứng của tình trạng bị rối loạn tiêu hóa hoặc nặng hơn là lồng ruột, đông máu cục bộ, đau dạ dày, xuất huyết dạ dày hoặc đau ruột thừa.
Khi trẻ gặp phải tình trạng này, bố mẹ cần phải lưu ý và theo dõi để xác định được chính xác nguyên nhân giúp việc điều trị cho bé dễ dàng hơn.
Đau bụng quanh rốn và buồn nôn ở trẻ em là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau, tùy theo những biểu hiện đi kèm mới có thể chuẩn đoán được bé đang mắc phải bệnh gì. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ gặp phải triệu chứng đau bụng quanh rốn, buồn nôn.
Đau bụng quanh rốn và buồn nôn ở trẻ em là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau. Ảnh minh họa
Nguyên nhân khiến trẻ đau bụng quanh rốn và nôn
- Lồng ruột: Chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi, đặc biệt là những bé bụ bẫm, tỉ lệ mắc phải ở bé trai cao hơn bé gái. Biểu hiện của lồng ruột là bé đau bụng từng cơn, trong mỗi cơn đau bé thường uốn người, khóc thét, thậm chí là nôn hoặc đi ngoài ra máu.
- Viêm ruột thừa: Triệu chứng chính là đau bụng ở hố chậu phải, cơn đau tăng dần và liên tục kèm theo sốt nhẹ, buồn nôn. Đối với trẻ dưới 2 tuổi, bị viêm ruột thừa thường có những triệu chứng như quấy khóc, nôn trớ, quấy khóc, da xanh tái, mắt lờ đờ. Việc chẩn đoán rất khó vì đôi khi bé không hợp tác.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ đau bụng quanh rốn và nôn. Ảnh minh họa
- Thoát vị bị nghẽn: Thường gặp nhất là ngoài đau bụng còn có thêm triệu chứng như nôn, đại tiện, bí trung. Nếu như không phát hiện, xử lý kịp thời có thể dẫn đến đoạn ruột bị nghẽn hoặc hoại tử.
- Tắc ruột: Các triệu chứng chính là nôn ra thức ăn, khi nôn có mật xanh, mật vàng, chướng bụng do bị tắc ruột.
- Ngộ độc thức ăn: Biểu hiện rõ nhất là nôn, tiêu chảy, có kèm phân lẫn máu. Khi bị ngộ độc thức ăn, bé sẽ bị sốt và ớn lạnh.
- Đầy bụng, đau bụng do nhiễm trùng: Nếu vài ngày trẻ mới xuất hiện tình trạng đau bụng và nôn thì đó có thể là hệ quả của các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, sốt rét, viêm amidan, nhiễm trùng nước tiểu.
Khi nào trẻ bị đau bụng quanh rốn và buồn nôn cần đến bệnh viện?
Trẻ bị đau bụng quanh rốn và buồn nôn có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Thông thường, trẻ có thể bị đau bụng cấp tính nhưng cũng có thể bị đau bụng mạn tính kéo dài. Nếu như bị đau cấp tính, trẻ sẽ có các biểu hiện dưới đây, cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện:
- Bé gặp cơn đau dữ dội, thậm chí khóc thét, quằn quại, mặt tái mét, bị vã mồ hôi lạnh.
- Bé bị cứng bụng, bụng đau khi được sờ đến hoặc lúc co cơ thành bụng.
- Bé bị đau bụng kèm ói mửa, khi nôn ói có màu nâu, đen hoặc xanh rêu.
- Người nóng, thân nhiệt lên tới 40 độ C.
- Sức khỏe bé bị suy sụp nhanh chóng, mất kiểm soát, lừ đừ.
Điều trị triệu chứng đau bụng quanh rốn và buồn nôn ở trẻ em
Theo phương pháp Tây y
Tùy theo từng nguyên nhân cụ thể khác nhau mà bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc điều trị khác nhau. Đối với một số trường hợp bị đau bụng quanh rốn và nôn do đại tràng co thắt, trẻ sẽ được chỉ định một số loại tân dược như thuốc nhuận tràng, thuốc bổ xung chất sơ, thuốc cầm tiêu chảy…
Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý đến trẻ khi bị đau bụng và buồn nôn. Ảnh minh họa
Đối với trường hợp trẻ bị bệnh lý dạ dày - tá tràng, trẻ sẽ được kê loại kháng sinh diệt vi khuẩn HP, thuốc kháng axit, thuốc tăng dịch vị… Ngoài ra, đối với trường hợp bị viêm đường tiêu hóa, thường dùng thuốc như: thuốc chống nôn, thuốc giảm tiết….
Theo mẹo dân gian
Với hiện tượng đau bụng quanh rốn nhưng không kèm theo bất thường nào, cha mẹ có thể cải thiện bằng cách:
- Dùng mật ong: Pha khoảng 1-2 thìa mật ong với nước ấm và cho uống trực tiếp để giảm đau.
- Dùng lá bạc hà: Xay lá bạc hà với một ít hạt cây như tỏi, gừng, hạt cây thì là. Mỗi ngày uống 1 ít với nước ấm, áp dụng 2 ngày/lần.
Nếu trẻ đau bụng quanh rốn và nôn, việc đầu tiên cha mẹ cần làm là trấn an, vỗ bề để bé nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, cũng cần phải theo dõi sát sao tình trạng của trẻ để kịp thời phát hiện những triệu chứng bất thường như sưng vùng bụng dưới, đau bụng dữ dội, nôn ói kéo dài không dứt…và nhanh chóng đưa bé đến ngay bệnh viện.