Bệnh đau bụng và những điều cần lưu ý

Đau bụng là cảm giác khó chịu ở vùng bụng, có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào. Ai cũng từng có lúc bị đau bụng.

Tổng quan

Đau bụng là cảm giác khó chịu ở vùng bụng, có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào. Ai cũng từng có lúc bị đau bụng.

Nhìn chung, đa phần các nguyên nhân gây đau bụng không phải là vấn đề để bạn quá lo lắng, bác sĩ có thể nhanh chóng chẩn đoán và điều trị vấn đề. Tuy nhiên, đôi khi, đó có thể là dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng hơn cần được thăm khám.

Các loại đau bụng

Có một số loại đau bụng, dựa trên tốc độ bắt đầu của cơn đau và thời gian kéo dài:

Cơn đau cấp tính bắt đầu trong vài giờ hoặc vài ngày, có thể đi kèm với các triệu chứng khác.

Cơn đau mãn tính kéo dài hơn, từ vài tuần đến vài tháng hoặc hơn và có thể tự hết.

Cơn đau tiến triển trở nên tệ hơn theo thời gian và thường đi kèm với các triệu chứng khác.

Nguyên nhân

Dù tình trạng là đau nhẹ hay đau quằn quại, đau bụng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như táo bón, khó tiêu, đau bụng kinh với phụ nữ.

Các nguyên nhân khác có thể bao gồm:

Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng

Ngộ độc thực phẩm

Dị ứng thực phẩm

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Bạn cũng có thể bị đau bụng nếu không dung nạp lactose hoặc bị loét hoặc viêm vùng chậu. Các nguyên nhân khác bao gồm:

Thoát vị

Sỏi mật

Sỏi thận

Lạc nội mạc tử cung

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Viêm ruột thừa

Phình động mạch chủ bụng

Ung thư dạ dày, tuyến tụy, gan, ống mật, túi mật hoặc các tế bào miễn dịch

Ung thư buồng trứng hoặc u nang

Viêm tụy

Viêm túi mật

Lưu lượng máu đến ruột thấp do mạch máu bị tắc nghẽn

Mang thai ngoài tử cung

Khi nào nên gọi cho bác sĩ

Nếu cơn đau bụng của bạn nghiêm trọng, không hết hoặc tiếp tục tái phát, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn. Bạn cũng nên liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt nếu có các triệu chứng kèm theo cơn đau như:

Sốt

Các dấu hiệu bạn đang bị mất nước, bao gồm không đi tiểu thường xuyên, nước tiểu sẫm màu và luôn trong tình trạng khát

Không thể đi tiêu, đặc biệt kèm nôn mửa

Đau khi đi tiểu hoặc phải đi tiểu thường xuyên

Đau kéo dài hơn vài giờ

Nôn ra máu

Đại tiện ra máu

Khó thở

Nôn liên tục

Vàng da

Có thai

Giảm cân không rõ nguyên nhân

Điều trị

Việc điều trị đau bụng phụ thuộc vào nguyên nhân và có thể bao gồm:

Thuốc để giảm viêm, ngăn ngừa trào ngược axit hoặc điều trị loét hoặc nhiễm trùng.

Phẫu thuật để điều trị vấn đề với nội tạng.

Thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin và ibuprofen có thể gây kích ứng dạ dày và làm cơn đau của bạn trầm trọng hơn. Không nên tự tiện sử dụng, chỉ dùng khi bác sĩ đã chẩn đoán nguyên nhân gây đau bụng và khuyến nghị sử dụng.

Phòng ngừa

Không phải tất cả các loại đau bụng đều có thể phòng ngừa được song bạn có thể giảm thiểu nguy cơ bị đau bụng bằng cách thực hiện những thay đổi trong chế độ ăn uống và lối sống như:

Chia nhỏ các bữa ăn, ăn thành nhiều bữa

Ăn chậm

Nhai kỹ thức ăn

Uống đồ uống ở nhiệt độ phòng

Tránh các loại thức ăn gây đầy bụng, khó tiêu

Kiểm soát căng thẳng

Hạn chế rượu và đồ có chứa caffein

Ngồi thẳng sau khi ăn

Hoạt động thể chất thường xuyên và đi bộ nhẹ nhàng sau khi ăn

Nếu bạn bị rối loạn đường ruột (ví dụ như bệnh Crohn), hãy tuân thủ chế độ ăn uống mà bác sĩ đã đưa ra để giảm thiểu sự khó chịu. Nếu bạn bị trào ngược dạ dày thực quản GERD, không ăn trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ.

Việc nằm quá sớm sau khi ăn có thể gây tình trạng ợ chua và đau bụng. Tốt hơn là đợi ít nhất 2 giờ sau khi ăn mới nằm.

Thông Tin Cần Biết

Đau bụng kinh nên uống gì?

Đau bụng kinh nên uống gì?

Đau bụng kinh nên uống gì? Ngoại trừ bổ sung nước, bạn có thể tham khảo những thức uống sau đây, không chỉ giảm đau bụng kinh mà còn tăng cường sức khoẻ tổng thể.

Đau bụng khi mang thai nguyên nhân do đâu?

Đau bụng khi mang thai nguyên nhân do đâu?

Đau bụng khi mang thai là triệu chứng thường gặp của thai kỳ. Nhưng nếu mẹ bầu đau bụng nhiều, dữ dội kèm ra máu thì đây là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cho thai nhi, mẹ cần thận trọng.

Bệnh dạ dày khác

Tin hay đừng bỏ lỡ

TIN MỚI TRONG NGÀY