Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi mẹ nên xử lý như thế nào?

Linh San - Ngày 04/05/2022 15:31 PM (GMT+7)

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi hoặc ngạt mũi kèm theo thở khò khè thường khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Ngạt mũi ở trẻ sơ sinh là hiện tượng một hoặc cả hai lỗ mũi bị dịch nhầy ngăn bít kín khiến việc thở trở nên khó khăn.

Khi ngạt mũi, trẻ sơ sinh thường phải dùng miệng để thở làm cho không khí vẫn còn bụi bẩn, khô và lạnh, dễ khiến niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương, gây viêm thanh quản, viêm họng, khí phế quản và phổi.

a classTextlinkBaiviet hrefhttps://eva.vn/goc-chuyen-gia/tre-so-sinh-bi-nghet-mui-nguyen-nhan-va-cach-xu-ly-hieu-qua-c121a405918.htmlTrẻ sơ sinh bị ngạt mũi/a thường rất khó chịu. (Ảnh minh họa)

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thường rất khó chịu. (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ngạt mũi

Khi các chất nhầy có quá nhiều trong các mạch máu và mô trong khoang mũi khiến cho trẻ bị ngạt mũi. Tình trạng ngạt mũi có thể làm cho trẻ sơ sinh bị khó ngủ và dẫn đến viêm xoang nếu như không được điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, khi bị ngạt mũi, việc ăn uống của trẻ cũng khó khăn hơn. Nguyên nhân gây tình trạng ngạt mũi thường là do vi-rút gây ra như ho, sốt, cảm cúm...hoặc do dị ứng.

Có trường hợp, trẻ sơ sinh bị ngạt mũi có thể là do dị vật hoặc thức ăn mắc vào mũi bé. Nếu gặp phải trường hợp này, mẹ hãy đưa bé đến ngay bác sĩ, không nên tự ý lấy dị vật ra khỏi mũi của bé.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh nghẹt mũi

Đối với ngạt mũi mức độ nhẹ sẽ thường đi kèm cùng một số dấu hiệu đi kèm như chảy nước mũi, hắt hơi, mũi đóng vảy và có đờm... Những trẻ sơ sinh còn bú mẹ khi ngạt mũi sẽ khiến trẻ bị khó bú, bú ngắt quãng và thường dễ bị sặc. Trong nhiều trường hợp, trẻ sơ sinh nghẹt mũi, khò khè, khó thở, phải thở bằng miệng. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh khác như nôn mửa, ho khan, viêm họng, khô tím môi...

Trẻ sơ sinh nghẹt mũi, khò khè phải làm sao?

Khò khè thường là tiếng thở bất thường khi trẻ bị viêm đường hô hấp dưới. Phế quản nếu bị viêm nhiễm, có dịch có thể dẫn đến dễ bị co thắt, phù nề, làm cản trở đường lưu thông không khí làm cho việc hô hấp trở nên bị khó khăn, tạo âm thanh khò khè.

Bé bị nghẹt mũi có thể là do nằm điều hòa nhiều. (Ảnh minh họa)

Bé bị nghẹt mũi có thể là do nằm điều hòa nhiều. (Ảnh minh họa)

Tiếng thở khò khè này nghe thấy rõ nhất khi trẻ thở hoặc áp sát tai và gần miệng trẻ sẽ nghe thấy âm thanh thở khò khè, nghe âm trầm. Việc kiểm tra tiếng thở khi trẻ nằm im, đôi khi cần phải dùng ống nghe của bác sĩ.

Trẻ sơ sinh ngạt mũi, thở khò khè cha mẹ cần phải theo dõi sát sao. Nếu như việc thở khò khè kéo dài nên đưa trẻ đến bệnh viện để thực hiện các chẩn đoán chuyên sâu. Không tự ý dùng thuốc nếu không có sự chỉ định của bác sĩ. Đối với tình trạng nhẹ hơn hoặc biết rõ nguyên nhân, cha mẹ có thể thực hiện một số cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh dưới đây.

Mẹo dân gian chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

- Thường xuyên lấy gỉ mũi cho bé

Khi có quá nhiều chất nhầy bị kẹt và đông lại trong mũi sẽ khiến việc thở của bé trở nên khó khăn hơn. Muốn loại bỏ gỉ mũi cho bé, mẹ hãy lấy một miếng bông nhỏ, chỉ vừa bằng lỗ mũi của bé và làm ẩm với nước ấm, nhẹ nhàng để lau sạch mũi cho con.

- Vỗ nhẹ lên lưng của bé

Việc vỗ nhẹ lên lưng của bé sẽ khiến những chất nhầy có trong ngực bé bị giảm bớt. Mẹ hãy đặt bé lên đùi và vỗ hoặc thật nhẹ nhàng massage lên lưng của bé.

- Dùng nước muối sinh lý để nhỏ

Nước muối sinh lý có tác dụng khiến các chất nhầy bị kẹt trong mũi của bé trở nên mềm hơn. Sau khi nhỏ khoảng 1-2 giọt vào mũi của bé, mẹ hãy sử dụng dụng cụ hút mũi để làm sạch mũi cho bé. Nếu có thể, mẹ hãy làm việc này trước bữa ăn để loại bỏ sự khó chịu ra khỏi mũi của bé giúp bé thở dễ dàng hơn.

Nhỏ mũi thường xuyên sẽ giúp bé dễ thở hơn. (Ảnh minh họa)

Nhỏ mũi thường xuyên sẽ giúp bé dễ thở hơn. (Ảnh minh họa)

- Dùng máy làm ẩm không khí trong phòng

Việc đặt máy làm ẩm không khí trong phòng sẽ giúp không khí ẩm hơn giúp bé giảm ngạt mũi và gỉ mũi cũng sẽ tự động mềm ra. Tuy vậy, mẹ cũng nên vệ sinh máy làm ẩm thường xuyên để giúp tránh phòng bị ẩm mốc.

- Chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm

Tinh dầu tràm sẽ giúp làm giảm ngạt mũi, thông mũi, đồng thời tiêu diệt vi khuẩn, vi-rút để phòng ngừa cảm cúm, cảm lạnh. Mẹ có thể dùng tinh dầu tràm để làm giảm ngạt mũi cho bé bằng cách nhỏ tinh dầu tràm lên gối hoặc khăn để bé ngửi, xông hơi dầu tràm bằng cách cho tinh dầu tràm vào đèn đốt tinh dầu hoặc nhỏ vào máy phun sương, tạo độ ẩm.

Ngoài ra, mẹ hãy nhỏ vài giọt tinh dầu tràm vào chậu nước hoặc bồn tắm để bé ngâm mình để làm ấm người hoặc thoa dầu tràm vào lòng bàn tay, xoa đều nhau và xoa lên ngực, lưng hoặc gan bàn chân của bé.

- Bổ sung thêm nước cho trẻ

Khi bị nghẹt mũi, trẻ sơ sinh sẽ bị khô họng và mất nhiều nước. Vì thế, mẹ hãy cho bé bú nhiều lần trong ngày hơn so với những ngày bình thường.

Lưu ý khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi

- Mẹ tuyệt đối không được dùng kháng sinh cho bé nếu như không có sự chỉ định của bác sĩ.

- Không cho trẻ sơ sinh tiếp xúc gần với động vật.

- Mẹ bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng dành cho mẹ như canxi, kẽm, sắt hay vitamin C...

- Nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ hoặc bệnh viện gần nhất nếu có các triệu chứng như khó thở, thở yếu, không bú...

13 cách trị ngạt mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả không cần dùng thuốc
Khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi có đờm hoặc thở khò khè, khó thở rất có thể đang bị cảm cúm, dị ứng, dị vật trong mũi… Bố mẹ nên biết cách, mẹ trị ngạt...

Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách

Linh San Tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách