13 cách trị ngạt mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả không cần dùng thuốc

Ngày 29/04/2019 10:17 AM (GMT+7)

Khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi có đờm hoặc thở khò khè, khó thở rất có thể đang bị cảm cúm, dị ứng, dị vật trong mũi… Bố mẹ nên biết cách, mẹ trị ngạt mũi cho trẻ sớm để mũi con thông thoáng, dễ thở, khỏe mạnh.

Ngạt mũi là tình trạng khoang mũi chứa nhiều dịch nhầy ngăn bít, làm hẹp đường dẫn không khí làm việc hít thở trở nên khó khăn hơn. Trẻ sơ sinh chưa biết thở bằng miệng sẽ gặp khó khăn hơn khi thở, bé luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. 

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi sẽ các dấu hiệu như: Hắt hơi, chảy nước mũi, mũi có đờm, có vẩy đặc trong mũi… 

Trẻ nghẹt mũi nặng thường thở khò khè, khó thở, bỏ bú, quấy khóc…

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè, có đờm có thể do nguyên nhân: 

- Cảm lạnh, cảm cúm

- Dị ứng phấn hoa, khói bụi, đồ ăn…

- Không khí khô

- Dị vật trong mũi

- Viêm xoang

Một số dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ngạt mũi: 

- Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi có đờm: nghẹt mũi là tình trạng khoang mũi bị tắc nghẽn do dịch nhầy ngăn bít, làm hẹp đường di chuyển của không khí khiến việc hít thở trở nên khó khăn

- Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè: Bé hắt hơi, chảy nước mũi, xuất hiện vảy đặc trong mũi gây khó thở cho trẻ

Các cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh 

1. Làm sạch mũi bé

Trước khi áp dụng các phương pháp trị ngạt mũi cho bé sơ sinh, mẹ nên làm sạch mũi bé, loại bỏ chất nhầy cứng lại xung quanh mũi con.

Mẹ dùng một miếng bông sạch, nhúng qua nước ấm sau đó nhẹ nhàng chấm, lau làm sạch chất nhầy. 

2. Nhỏ nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9%

Đây được coi là phương pháp trị ngạt mũi tốt nhất, hiệu quả nhất ở trẻ sơ sinh. Nước muối sinh là là loại nước giúp loại bỏ dịch nhầy, làm sạch mũi, làm mềm vải cứng, giúp bé dễ thở hơn. 

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi với các dấu hiệu có dịch nhầy, thở khò khè, khó thở… sẽ giảm dần khi sử dụng phương pháp này, tuy nhiên mẹ không nên nhỏ nước mũi sinh lý cho bé quá 3 ngày. 

13 cách trị ngạt mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả không cần dùng thuốc - 1

Nhỏ nước muối sinh lý là phương pháp trị ngạt mũi tốt nhất cho bé (Ảnh internet)

Cách nhỏ mũi cho bé: Mẹ bế bé nằm ngửa, nhẹ nhàng nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào từng bên lỗ mũi. Chờ khoảng 3 phút sau đó dùng khăn mềm lau sạch nước muối, nước mũi chảy ra.

Mẹ nên nhỏ rửa mũi cho trẻ 3 - 5 lần/ ngày và mỗi lần nhỏ từ 1-2 giọt mỗi bên lỗ mũi. Nên nhỏ trước khi cho bú và trước lúc bé ngủ. 

Lưu ý:

- Không nên nhỏ nước mũi sinh lý cho bé quá 3 ngày, vì có thể làm khô dịch mũi của trẻ. 

- Không dùng nước muối tự pha, nước muối sinh lý phải còn hạn sử dụng.

3. Hút mũi lấy dịch đờm

Trường hợp trẻ sơ sinh bị ngạt mũi có đờm, dịch nhầy đặc, thở khò khè mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút bớt chất nhầy, làm sạch khoang mũi của trẻ. 

Trước khi hút mũi, mẹ nên nhỏ nước muối sinh lý để làm loãng dịch nhầy, hút sạch được dịch, đờm trong mũi bé. 

Cách sử dụng máy hút mũi cho trẻ:

- Đặt đầu mềm của ống hút mũi vào lỗ mũi của trẻ. Mẹ ngậm phần ống hút, sau đó hút nhẹ nhàng để lấy chất nhầy ra khỏi mũi bé. Sau đó làm tương tự với lỗ mũi còn lại của bé.

- Nâng bé dậy sau đó dùng khăn mềm vệ sinh, lau sạch lỗ mũi trẻ.

- Vệ sinh, khử trùng sạch dụng cụ hút mũi bằng nước ấm và lau khô.

Lưu ý: 

- Vệ sinh sạch mũi bé và dụng cụ trước khi hút mũi tránh viêm mũi nặng hơn.

- Không hút mũi cho trẻ nhiều lần trong ngày sẽ gây kích ứng niêm mạc.

4. Day cánh mũi trẻ

Sau khi vệ sinh mũi, nhỏ nước muối sinh lý cho bé, mẹ dùng ngón tay trỏ và ngón cái hoặc cả 2 ngón trỏ vuốt dọc 2 bên sống mũi bé. 

Thực hiện thao tác này nhiều lần, sẽ giúp làm loãng dịch nhầy, bé dễ thở, dễ chịu hơn.

5. Nâng cao đầu khi ngủ

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè, khó thở mẹ nên nâng cao đầu cho bé khi con ngủ. Mẹo này giúp con dễ thở, dễ ngủ hơn, giảm nghẹt mũi.

Cách làm: Đặt một chiếc khăn mềm bên dưới đầu bé và để trẻ ngủ với tư thế thoải mái nhất. 

13 cách trị ngạt mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả không cần dùng thuốc - 2

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi mẹ nên nâng cao đầu cho bé, giúp bé giảm nghẹt mũi, dễ thở (Ảnh internet)

6. Tăng cữ bú cho 

Trẻ sơ sinh ống mũi vẫn còn khá nhỏ, chưa biết thở bằng miệng do đó bé dễ bị ngạt mũi dẫn đến cổ họng bé bị khô, mất nước. 

Mẹ nên tăng cữ bú cho con, giúp cơ thể bé được cung cấp đủ nước và các khoáng chất, tăng cường sức đề kháng cho trẻ. 

Lưu ý: Không nên cho bé bú quá no, gây đầy bụng, khó chịu. Mẹ nên chia nhỏ từng cữ bú.

7. Vỗ lưng trẻ

Vỗ nhẹ lưng trẻ có tác dụng giúp bé bớt tức ngực, giảm chất lỏng, dịch nhầy trong ngực bé, đẩy chất nhầy ra ngoài khoang mũi.

Cách thực hiện:

Cách 1: Đặt bé nằm úp lên đầu gối mẹ, dùng tay nhẹ nhàng vỗ lưng bé.

Cách 2: Đặt trẻ lên đùi, hướng về phía trước khoảng 30 độ sau độ sau đó nhẹ nhàng vỗ lưng con.

8. Chườm khăn ấm lên tai

Trước khi bé ngủ, mẹ lấy khăn mềm đã ngâm nước nước ấm vắt khô sau đó đặt ở 2 bên tai bé khoảng 10 phút.

Nước ấm sẽ có tác động giảm nghẹt mũi, những dây thần kinh nhỏ sẽ tác điều tiết máu ở mũi. Khi chườm khăn ấm gặp nhiệt độ cao, huyết quản sẽ giãn ra và làm thông thoáng mũi. 

9. Tạo độ ẩm không khí trong phòng

Không khí khô, sẽ khiến tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh kéo dài, bé khó ngủ hơn. Mẹ nên đặt máy làm ẩm không khí trong phòng, giúp gỉ mũi sẽ tự động mềm ra, giảm nghẹt mũi, bé dễ thở, dễ ngủ hơn.

Lưu ý: Mẹ không nên đặt máy tạo độ ẩm gần nơi bé nằm và điều chỉnh mức nhiệt trong phòng ở mức tốt nhất, tránh để phòng lạnh quá.

10. Thoa dầu vào lòng bàn tay, bàn chân

Khi bé có hiện tượng ngạt mũi, sổ mũi mẹ có thể dùng dầu khuynh diệp xoa nóng vào lòng bàn tay, bàn chân bé, massage nhẹ nhàng sau đó sau đó đi tất lại cho con. 

Xoa dầu vào lòng bàn chân, bàn tay có tác dụng giữ ấm cơ thể bé, giảm tình trạng chảy nước mũi, dịch nhầy trong mũi. 

11. Để trẻ nghỉ ngơi

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là tình trạng dễ gặp nhưng dễ điều trị. Nếu bé bị ngạt mũi nhẹ mẹ nên để bé nghỉ ngơi thoải mái nhất, đảm bảo con được nghỉ ngơi trong môi trường yên tĩnh, thoáng khí, dễ chịu nhất.

Để trẻ nghỉ ngơi cũng là một trong những cách chữa trị ngạt mũi đơn giản, hiệu quả cao.

13 cách trị ngạt mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả không cần dùng thuốc - 3

Hãy để trẻ được thật sự nghỉ ngơi, thư giãn (Ảnh minh họa)

12. Không để trẻ tiếp xúc với khói bụi, thuốc lá

Thuốc lá, khói bụi sẽ càng làm tình trạng nghẹt mũi ở trẻ trở nên trầm trọng hơn do đó bố mẹ cần đảm bảo trẻ được vui chơi, nghỉ ngơi trong môi trường “sạch”, thoáng khí, dễ chịu nhất.

13. Đưa trẻ đi bệnh viện

Nếu trẻ sơ sinh bị ngạt mũi lâu ngày, nhiều đờm, nhiều dịch nhầy, khó thở, bỏ bú… mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị một cách tốt nhất.

Những lưu ý khi chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

- Mẹ tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, co mạch cho bé bị nghẹt mũi khi chưa được sự cho phép, chỉ định của bác sĩ.

- Không để trẻ tiếp xúc với động vật.

- Bổ sung chất dinh dưỡng trong thực đơn của mẹ để sữa mẹ về nhiều, giàu dinh dưỡng với các thực phẩm giàu vitamin C, chất đạm, sắt, canxi, kẽm…

- Đưa con đến viện sớm khi bé có các triệu chứng khó thở, thở yếu, không bú…

Trẻ bị ho sổ mũi cần điều trị như thế nào?
Không ít phụ huynh hễ thấy trẻ bị ho sổ mũi là cho con dùng kháng sinh. Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy, không phải trẻ bị ho sổ mũi nào...

Trẻ nhỏ và bệnh thường gặp

Phương Thanh (T/h)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách