Trẻ sơ sinh khóc đêm ảnh hưởng tới sức khỏe của bé như thế nào?

Ngày 22/10/2019 16:16 PM (GMT+7)

Việc trẻ sơ sinh khóc đêm có thể gây ra nhiều ảnh hưởng không mong muốn cho sức khỏe của bé. Làm giảm sự phát triển của trẻ và làm cho cha mẹ mệt mỏi, căng thẳng. 

Khóc vào ban đêm là hiện tượng có thể xảy ra ở hầu hết trẻ nhỏ. Cha mẹ cũng cần phải nắm được những thông tin sau đây để có kiến thức nhất định, giúp xử lý kịp thời.

Trẻ sơ sinh khóc đêm ảnh hưởng tới sức khỏe của bé như thế nào? - 1

Trẻ sơ sinh khóc đêm có thể gây ra tác hại không mong muốn

1. Tác hại của việc trẻ sơ sinh khóc đêm

Làm bé chậm tăng cân

Giấc ngủ sâu đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phục hồi sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé. Thùy trước tuyến yên tiết hormon tăng trưởng cao gấp 4-5 lần so với bình thường khi trẻ ngủ ngon. Nếu bé bị rối loạn giấc ngủ, hay khóc ban đêm thì việc tăng cân và phát triển chiều cao của trẻ sẽ không được tốt.

Khả năng nhận thức của trẻ giảm 

Theo Giám đốc Trung tâm Giáo dục và Đào tạo về sức khỏe trẻ em tại London thì trong những năm đầu tiên từ khi chào đời, bộ não của trẻ sơ sinh rất dễ bị tổn thương vì nó chưa được hoàn thiện. Trong thời gian này, sự phát triển của não bộ rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây kích thích.

Nếu trẻ ngủ hay giật mình và khóc thét giữa đêm thì có thể khả năng học hỏi và xử lý tình huống sẽ kém hơn những bé ngủ ngon trong giai đoạn đầu đời.

Tăng nguy cơ đột tử ở trẻ nhỏ

Trẻ có thể sẽ dễ bị ức chế hô hấp, ngừng thở, nguy cơ đột tử tăng cao nếu khóc liên tục, không dỗ được. Nếu trẻ được ngủ yên giấc, toàn bộ các cơ quan trong cơ thể sẽ được phát triển toàn diện, đảm bảo cho bé có một sức khỏe tốt trong những năm tháng đầu đời. Vì vậy, đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh thì chất lượng giấc ngủ là vô cùng quan trọng.  

Giảm cảm giác thèm ăn của bé

Có trường hợp bé quấy khóc nhưng lúc mẹ cho bú thì lại không chịu ăn. Nguyên nhân là do trẻ ngủ không được ngon giấc, hormon tăng trưởng điều hòa cảm giác thèm ăn giảm, phản xạ bú của trẻ cũng kém đi. Hậu quả là gián tiếp làm cho sữa mẹ ít đi, nếu kéo dài lâu thì mẹ có thể bị mất hẳn sữa.

Trẻ sơ sinh khóc đêm ảnh hưởng tới sức khỏe của bé như thế nào? - 2

Khóc vào ban đêm có thể làm bé kém ăn

Có thể làm bé trở nên vô cảm

Nhiều khi vì cha mẹ đã quá mệt mỏi để dỗ bé nín khóc nên đành để mặc kệ trẻ khóc tùy thích. Đến một lúc nào đó, trẻ không khóc nữa và sẽ tự nằm chơi một mình. Thế nhưng nếu bé nhận thấy không có sự quan tâm, chú ý từ ba mẹ thì trẻ sẽ cảm thấy cô độc, lâu ngày có thể hình thành nên tính cách vô cảm.

Trẻ cảm thấy thiếu an toàn

Nếu khi khóc bé sơ sinh được cha mẹ âu yếm thì sau này tính cách trẻ cũng hoạt bát, hòa đồng. Ngược lại, những trẻ ít được dỗ dành thì sẽ chai lì cảm xúc, hay cáu gắt hoặc sống khép kín hơn vì cảm thấy thiếu an toàn với cuộc sống xung quanh.

2. Trẻ sơ sinh khóc đêm phải làm sao?

Vì có thể khi khóc nhiều về đêm, bé sẽ phải chịu những ảnh hưởng không tốt về sức khỏe, tâm lý nên cha mẹ có thể cân nhắc những biện pháp để dỗ dành bé sau đây:

- Chờ đợi: lúc bé bắt đầu cất tiếng khóc là nhiều cha mẹ ngay lập tức đánh thức con dậy để vỗ về. Thế nhưng lúc này việc làm tốt hơn là quan sát và chờ đợi. Trong quá trình chuyển từ ngủ nông sang ngủ sâu thì bé sơ sinh có thể sẽ quấy khóc một chút rồi sẽ ổn định trở lại. Vì vậy không nên quá nôn nóng khi thấy trẻ bắt đầu khóc.

- Bế trẻ lên: để dỗ dành bé, cha mẹ nên bế con lên và di chuyển qua lại hoặc đặt trẻ lên võng hay nôi để đung đưa. Những chuyển động nhịp nhàng, đều đặn sẽ làm bé bớt khó chịu và dễ ngủ hơn.

Trẻ sơ sinh khóc đêm ảnh hưởng tới sức khỏe của bé như thế nào? - 3

Khi trẻ sơ sinh khóc đêm, cha mẹ nên bế con lên để dỗ dành

- Bọc bé lại: có thể trẻ đã quen với việc có thứ gì quấn quanh mình mọi lúc khi ở trong bụng mẹ nên sẽ thoải mái hơn nếu được bao bọc bởi các tấm chăn. Thế nên phụ huynh muốn bé ngủ ngon, không khóc làm gián đoạn giấc ngủ thì có thể lấy một lớp chăn mỏng quấn cơ thể con lại.

- Tránh làm trẻ chú ý: nếu như bé nhận ra rằng mình có lợi hơn bình thường khi khóc đêm thì trẻ sẽ khóc thường xuyên hơn. Ví dụ nếu trẻ được bế đi dạo xung quanh nhà vào buổi đêm hoặc ôm ấp, vỗ về nhiều hơn thì về sau bé sẽ quấy khóc để được tận hưởng cảm giác này thường xuyên hơn. Vì thế phụ huynh cần lưu ý không tạo ra các thói quen như trên và hạn chế bật đèn quá sáng làm bé tỉnh táo.   

- Chú ý nhiệt độ: Cha mẹ cần kiểm tra và đảm bảo trẻ được che chắn đúng cách nhưng cũng không cần bọc quá nhiều lớp trừ ở những vùng khí hậu rất lạnh. Bé rất dễ cảm thấy lạnh hoặc nóng vào ban đêm nếu thay đổi nhiệt độ.

- Tạo ra âm thanh: Khi trẻ ở trong tử cung cũng có nhiều âm thanh khác nhau như tiếng tim đập, tiếng mẹ ngân nga, tiếng dạ dày….nên có thể đã quen nghe với những tiếng động rồi. Do đó bé có thể khó chịu khi ngủ trong im lặng. Một cách tốt là sử dụng các âm thanh dịu nhẹ hoặc hát ru để trẻ không khóc nữa.

- Dùng núm vú giả: cách này giúp thỏa mãn những em bé có sở thích ngậm ti mẹ. Thế nhưng đến khi được bảy tháng tuổi, trẻ sẽ hết hứng thú với núm vú giả. Việc ngậm núm vú giả không ảnh hưởng tới sự phát triển của bé nên cha mẹ không cần băn khoăn về việc này có hại hay không.

Trẻ khóc đêm: Nguyên nhân và cách điều trị
Trẻ khóc đêm khiến giấc ngủ của trẻ cũng như cha mẹ bị gián đoạn. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến sức khỏe của cả gia đình bị ảnh hưởng.
Dương Dương
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách