Tôi tưởng chồng sẽ đuổi việc bảo mẫu, nhưng kết quả sau đó khiến tôi chưa bao giờ ngờ đến.
Tôi mới sinh con đầu lòng hồi đầu năm nay, nghỉ việc 7 tháng sau đó mới quay trở lại với công việc. Ban đầu mẹ chồng hứa sẽ lên thành phố giúp chúng tôi chăm sóc con cái để vợ chồng yên tâm đi làm ăn. Thế nhưng sau đó bà chẳng may gặp nạn, gãy chân nên không lên nữa.
Cũng đã sát ngày tôi phải đi làm, do đó tôi gấp gáp tìm một bảo mẫu đến trông con. Không có nhiều thời gian lựa chọn mà lại không nhờ được người thân, vì thế qua trung tâm môi giới người giúp việc, tôi tìm được một cô bảo mẫu năm nay ngoài 40 tuổi. Chồng cô đã mất, hiện tại cô cũng đi làm kiếm tiền nuôi một cậu con trai đang đi học. Chính vì thế tôi khá yên tâm về chuyện giờ giấc, cô hầu như không vướng bận chuyện gia đình mà chuyên tâm giúp tôi chăm sóc con.
Vợ chồng chúng tôi đồng ý trả cô mức lương 8 triệu/tháng bao ăn ở và ký hợp đồng 6 tháng. Công việc của cô chỉ là chăm sóc em bé, thỉnh thoảng giúp tôi các công việc đơn giản như đi chợ nếu như nhà bất chợt hết thức ăn. Tôi cũng bày tỏ:
- Công việc của chị chủ yếu là trông và chăm sóc em bé giúp em. Còn lại chị không phải làm bất kì công việc nhà nào cả, đã có vợ chồng em lo khi ở nhà. Em biết chăm sóc em bé là công việc rất vất vả, do đó nếu như vậy chị sẽ có nhiều thời gian và sức khỏe để chăm sóc cho con em được tốt hơn.
Ảnh minh họa
Cô bảo mẫu cũng vui vẻ đồng ý. Trộm vía cũng may mắn những ngày đầu tiên tôi đi làm, em bé ở nhà với cô bảo mẫu cũng rất hợp tác. Khi tôi về nhà thấy con vui vẻ, hoạt bát và lanh lợi.
Mỗi ngày trở về nhà, tôi tương tác với con đều thấy đứa trẻ phát triển tốt hơn mỗi ngày, cô bảo mẫu thông báo tình hình sinh hoạt ở nhà của con đều ổn giúp tôi càng yên tâm hơn.
Hơn 2 tháng trôi qua khi có cô bảo mẫu ở trong nhà, tôi nhận thấy con của mình không những không ốm đau gì, cân nặng tăng rất tốt mà nếp ăn uống ngủ nghỉ còn ngoan hơn khi mẹ ở nhà. Tôi vừa mừng nhưng cũng vừa lo vì không biết điều này phát triển theo chiều hướng bình thường hay có gì không hay.
Bởi khi tôi theo dõi suốt 1 tuần liền đều nhận thấy rằng mỗi buổi chiều tôi đi làm về, con chơi với mẹ một khoảng thời gian rất ngắn rồi ăn bữa tối lúc 19h và lên giường đi ngủ từ 19h30 tối. Sau đó con ngủ một mạch cho tới sáng hôm sau mà không thức dậy đòi ăn đêm như khi ở với bố mẹ nữa.
Cảm thấy hơi lo lắng trong lòng, tôi bàn bạc với chồng:
- Anh ơi em lo lắm, liệu con mình có bị cho uống thuốc ngủ không nhỉ, sao đứa trẻ 19h30 lên giường đi ngủ là ngủ một mạch tới sáng hôm sau, không đòi ăn uống cũng không khóc quấy gì như ngày xưa nhỉ. Làm gì có chuyện đứa trẻ ngoan vậy. Mà em thấy con thay đổi dần từ ngày ở với cô bảo mẫu.
- Em đừng lo lắng quá, anh nghĩ là không có chuyện gì đâu.
- Nhưng anh thử nghĩ xem, ngày xưa em với anh chật vật mãi mới dỗ con ngủ được. Một đêm con phải dậy ăn 2-3 lần, rồi khóc lên khóc xuống mới ngủ sâu giấc được. Giờ đây con như một đứa trẻ khác vậy, có ngoan hơn nhưng em nghi là cô ta đã cho con mình uống thuốc ngủ để đứa trẻ không quấy đêm.
- Cũng không loại trừ được khả năng đó, hay để anh lắp camera trong phòng xem có gì khả nghi không nhé.
Ảnh minh họa
Vợ chồng tôi âm thầm thực hiện việc lắp camera phòng ngủ để có thể thu thập được bằng chứng khi cần thiết, báo cáo hành vi của cô ta với cảnh sát. Thế nhưng mọi thứ đi ngược lại với suy đoán của vợ chồng tôi.
Tôi và chồng thay ca nhau trong ngày ngồi soi camera khi không ở nhà thì không hề phát hiện ra hành vi bất thường nào của cô bảo mẫu. Mỗi ngày cô và đứa trẻ hoạt động ăn ngủ trong phòng như lời tôi đã dặn, mọi thứ đều bình thường, đứa trẻ vui vẻ và hợp tác với cô. Các cữ ăn ngủ đều đặn như những gì cô báo cáo với tôi. Quá tò mò về điều này, chúng tôi quyết định thành thật với cô bảo mẫu để xem phản ứng từ phía cô.
- Trước hết em gửi lời xin lỗi tới chị vì đã lén lắp camera trong phòng hai cô cháu mà không thông báo tới chị. Tuy nhiên em cũng xin chia sẻ lý do em phải lắp camera đó là vì em thấy con mình trở nên trộm vía hơn rất nhiều kể từ ngày có cô đến. Bé ngoan tới nỗi mà em cảm thấy khó tin. Thú thực với chị là trước kia vợ chồng em chăm cháu vất vả lắm, nhất là về đêm, con dậy ăn và khóc nhiều hơn khi ở với cô. Em vẫn không hiểu vì sao?
- Chị cũng khá bất ngờ khi em chia sẻ như thế nhưng chị cũng không giận đâu vì chị hiểu được cảm giác của các em mà. Hơn hết khi chị đi làm nghề này đồng nghĩa với việc chị chấp nhận những thắc mắc của vợ chồng em. Em có muốn biết sự thật vì sao đứa trẻ lại trở nên trộm vía hợp tác với chị hơn là trước khi, khi ở với bố mẹ không?
- Đương nhiên rồi, chị nói cho em biết được không?
Hóa ra cô bảo mẫu này từng là giáo viện mầm non trước khi nghỉ việc để đi nhận chăm sóc trẻ em tại nhà. Do đó cô có khá nhiều kinh nghiệm và kỹ năng tiếp xúc với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cô cho biết việc em bé không ăn và ngủ ngon vào ban đêm xuất phát từ việc bé đã ăn đủ và vận động đủ vào ban ngày.
Nếu trước kia ở với mẹ, đứa trẻ chỉ được nằm chơi như bình thường thì với cô bảo mẫu, cô cho bé ra ngoài chơi, tập các bài tập vận động nhẹ nhàng vào ban ngày, như thế bé sẽ có giấc ngủ rất ngon vào ban đêm.
Ngoài ra cô cũng cho biết, trẻ trên 6 tháng đã có thể ngủ xuyên đêm không cần ăn nếu như ban ngày bé đã ăn đủ. Tương tự như vậy, ban ngày đứa trẻ được ăn dặm và ăn sữa đã no rồi thì sẽ không có nhu cầu ăn về đêm nữa mà chỉ ngủ thôi. Đó là lý do vì sao con tôi không thức đêm, có chăng chỉ ọ ẹ, cô bảo mẫu vỗ về là nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.
Ảnh minh họa
Nghe cô nói tới đâu vợ chồng tôi hiểu ra vấn đề đến đó. Vậy mà đã lỡ nghi ngờ cô. Chúng tôi cảm thấy may mắn khi thuê được một người bảo mẫu vừa có tâm mà vừa có kiến thức chăm trẻ rất tốt để tất cả mọi người cùng thoải mái, không quá căng thẳng khi chăm trẻ như trước kia. Chồng tôi phấn khởi quá, anh quyết định:
- Em xin phép tăng lương cho chị lên 10 triệu/tháng và xin được ký hợp đồng 2 năm với chị. Mong chị ở đây giúp đỡ vợ chồng em chăm sóc bé đến khi bé đủ tuổi đi học chị nhé.
Cô báo mẫu cũng vui vẻ đồng ý khiến vợ chồng tôi mừng rỡ.
Tâm sự từ độc giả tuvi…
Chăm sóc một đứa trẻ không chỉ cần tình yêu thương mà cần nhiều kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng. Do đó khi lựa chọn người hỗ trợ chăm sóc trẻ khi cha mẹ vắng nhà cũng rất cần những yếu tố này.
Cha mẹ nên đặt niềm tin khi đã thuê bảo mẫu hỗ trợ chăm sóc con cái, bên cạnh đó, khi có những khúc mắc cũng cần trực tiếp trao đổi để tìm được lời giải đáp đúng đắn nhất.
Với trường hợp như trên, người bão mẫu đã đáp ứng được đủ những yếu tố khi chăm sóc trẻ nhỏ, cả về kiến thức và kỹ năng giúp cho đứa trẻ phát triển tốt hơn mỗi ngày.
Ngoài ra các bậc phụ huynh cũng cần tìm hiểu thêm khi thấy con có những biểu hiện quấy khóc về đêm vì lý do gì để kịp thời can thiệp và tránh những thắc mắc, nghi ngờ.
Các nguyên nhân thường gặp khi trẻ nhỏ khóc đêm:
Bé bị đói
Trẻ sơ sinh bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, và dạ dày của bé rất nhỏ, thức ăn là chất lỏng nên bé đói nhanh và đói sau khoảng từ 2 - 3 giờ sau cữ bú. Do đó nhu cầu về dinh dưỡng, sữa mẹ của bé sẽ tăng lên mỗi ngày. Bé chỉ có thể ngủ ngon, dễ ngủ khi được bú no, bú lượng sữa vừa đủ.
Mẹ theo dõi thời gian bé bú và nếu thấy bé quấy khóc, thức dậy sau thời gian bú khoảng 2 tiếng có thể bé bị đói.
Mẹo chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh bị đói:
- Mẹ cho bé bú thường xuyên, bú đủ lượng sữa bé cần.
- Khi con có dấu hiệu tỉnh giấc quấy khóc do đói sữa, mẹ cho bé bú ngay. Cách này cũng giúp bé dễ ngủ, ngủ lại ngay sau đó.
- Mẹ không nên cho bé bú quá no, khiến bé đầy bụng khó ngủ hoặc dễ bị nôn trớ.
Bé buồn ngủ nhưng chưa ngủ được
Trẻ sơ sinh sẽ có thời gian ngủ nhiều hơn thức, nếu mẹ thấy mí mắt bé sụp xuống, bé ngáp ngủ liên tục, tay chà dụi vào mắt và quấy khóc liên tục là dấu hiệu con đã buồn ngủ.
Trẻ sơ sinh khó ngủ, ngủ không đủ giấc là nguyên nhân khiến bé khóc đêm nhiều hơn, dễ tỉnh giấc do ngủ chưa đủ giấc, thiếu ngủ. Tình trạng này kéo dài lâu ngày sẽ hình thành thói quen xấu, bé ngủ không đúng giờ giấc ảnh hưởng đến sự phát triển, con cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.
Cách làm trẻ sơ sinh hết khóc đêm do buồn ngủ:
- Mẹ tập thói quen ngủ đúng giờ cho bé, hạn chế ngủ ngày nhiều.
- Để con ngủ trong phòng ngủ yên tĩnh, thoáng đãng, tránh tiếng ồn từ bên ngoài.
- Mẹ hát ru cho bé ngủ hoặc ngủ cùng bé tạo cảm giác an toàn cho con.
- Vỗ về, ôm lấy bé.
- Cho bé bú nếu bé bú trước đó được hơn 1 tiếng đồng hồ.
Ảnh minh họa
Bé bị ốm
Bé bị ốm, cảm cúm, sốt, ho… là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khóc đêm nhiều, khó ngủ hơn. Sức đề kháng của bé lúc này kém hơn, những triệu chứng của bệnh khiến con mệt mỏi, khó ngủ, khóc đêm nhiều hơn.
Với trường hợp này, mẹ cần phải lưu ý theo dõi và quan sát nếu con khóc quá nhiều kèm theo sốt cao, bỏ ăn mẹ nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra sớm.
Mẹo trị trẻ sơ sinh khóc đêm do ốm sốt
- Mẹ áp dụng cách cách hạ sốt cho bé như: Đắp khăn ấm lên trán bé, cho bé bú, để trẻ nghỉ ngơi…
- Chia nhỏ các cữ bú, bổ sung đủ lượng sữa mẹ cho bé, giúp bé tăng cường sức đề kháng dễ ngủ.
- Đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra và được hạ sốt, điều trị khỏi bệnh nhanh nếu bé bệnh nặng.
Tã, chăn ga ẩm ướt
Bé sơ sinh khó có thể ngủ ngon nếu tã quần, chăn ga giường ẩm ướt và bẩn. Chúng sẽ khiến bé khó chịu, khó ngủ và lạnh hoặc dị ứng, ngứa ngáy vùng bẹn, mông nếu tã bỉm, chăn ga bẩn, ướt để lâu không được thay ngay.
Nguyên nhân này khiến trẻ sơ sinh hay khóc đêm, khó ngủ nếu không được thay đồ mới, sạch sẽ.
Cách làm trẻ sơ sinh hết khóc đêm:
- Mẹ thường xuyên kiểm tra tã bỉm, chăn ga nếu thấy bé đi tiểu đầy tràn ra ngoài bỉm phải thay ngay và thay bỉm tã theo giờ quy định.
- Mặc quần áo thoáng mát, chất liệu cotton cho bé.
- Chăn ga giường phải đảm bảo sạch sẽ, không ẩm ướt để bé ngủ ngon, ngủ sâu giấc.
Phòng ngủ quá nóng hoặc quá lạnh
Nhiệt độ trong phòng ngủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của trẻ sơ sinh. Nếu nhiệt độ mùa hè trong phòng quá nóng hoặc nhiệt độ mùa đông trong phòng quá lạnh sẽ khiến bé khó ngủ, quấy khóc nhiều hơn do khó chịu, bí bách trong người.
Bé chỉ có thể ngủ ngon, giấc ngủ sâu và ít khóc đêm khi nhiệt độ phòng ngủ đảm bảo, vừa vặn không quá nóng quá lạnh để bé ngủ ngon hơn.
Mẹo trị trẻ sơ sinh khóc đêm do nhiệt độ trong phòng
- Mẹ điều chỉnh nhiệt độ điều hòa hoặc quạt gió, sưởi phù hợp, mức nhiệt tốt nhất cho giấc ngủ của bé.
- Mẹ không nên mặc quá nhiều đồ cho bé, đắp chăn gối nặng khiến bé khó ngủ, khó chịu.
- Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ trong phòng, tránh để bé quá nóng, quá lạnh khó ngủ, khóc đêm nhiều.