Nỗi lòng bố mẹ cũng nặng trĩu khi phải xa con nhỏ.
Là cặp bài trùng trong công việc, giữ vị trí top đầu trong làng dancesport Việt Nam, Khánh Thi và Phan Hiển thường xuyên đi tập huấn, thi đấu và lưu diễn. Chỉ trong vài tháng gần đây, cặp đôi vàng đã tới Hà Nội, châu Âu, Singapore,... vì công việc. Thậm chí để chuẩn bị cho SEA Games, cả hai phải chấp nhận xa con 3 tháng. Mỗi chuyến công tác dài hạn như thế đều mang đến những nỗi niềm khó gọi tên vì bố mẹ xót con, còn các bé thì nhớ bố mẹ.
Mới đây, Khánh Thi - Phan Hiển hiếm hoi chia sẻ đoạn clip tạm biệt con trai để lên đường đi công tác. Cặp đôi cho biết: "Mỗi lần đi công tác là nhớ hai siêu quậy. Mỗi lần Kubi tiễn ba mẹ là đều ngập tràn nước mắt".
Kubi tiễn bố mẹ ra nước ngoài công tác.
Trong clip, Kubi bịn rịn, liên tục ôm bố mẹ. Dù không nói ra nhưng chắc hẳn ai cũng hiểu con không hề muốn phải xa bố mẹ. Khánh Thi an ủi con: "Đi mấy hôm thôi, xong việc mẹ lại về nhé. Trời ơi thương quá" rồi ôm chầm lấy con trai. Phan Hiển cũng xoa đầu động viên Kubi: "Bé ngoan lên nào, bé ngoan". Cả nhà cứ thế ôm nhau làm mọi người không khỏi xúc động.
Dù hết sức kiềm nén, tỏ ra mạnh mẽ nhưng Kubi cũng chỉ là một cậu bé 7 tuổi. Con bật khóc nức nở khi thấy bố mẹ chuẩn bị lên máy bay. Chứng kiến con trai buồn rầu như thế, Khánh Thi cũng rưng rưng nước mắt. Có lẽ trong lòng Khánh Thi - Phan Hiển rất xót xa, không nỡ xa con, không yên tâm để 2 nhóc tỳ ở nhà,... Khánh Thi cảm thán: "Đâu phải đi tập huấn là sướng, là vui đâu. Có mấy ai hiểu được phận làm cha mẹ xót ruột thế nào khi phải xa con nhỏ".
Rất nhiều người hâm mộ động viên gia đình Khánh Thi - Phan Hiển. "Có những hy sinh, những khó khăn cho nghề, cho đam mê mà không phải ai cũng hiểu được. Thương các em và những người giữ nghề giữ lửa cho khiêu vũ", "Đứt ruột thương quá Kubi", "Ôi thương Kubi quá, trẻ con chẳng cần gì chỉ cần gần bố mẹ thôi", "Kubi tình cảm quá làm Bác cũng phải rơi nước mắt!",... cộng đồng mạng bình luận.
2 mẹ con Khánh Thi ôm nhau khóc.
Vì công việc đặc thù, Khánh Thi - Phan Hiển thường xuyên đi công tác, phải gửi con ở nhà nhờ ông bà và vú em chăm sóc. Cặp đôi nhiều lần không giấu được nỗi niềm nhớ con. Để bù đắp lại khoảng thời gian không ở bên con, cặp đôi thường tranh thủ đưa các con đi chơi mỗi khi có thời gian rảnh. Bên cạnh đó, cặp đôi còn thường xuyên gọi video call để nắm bắt tình hình ở nhà.
Kubi và Anna cũng rất ngoan ngoãn và hiểu chuyện, nhất là Kubi. Khi bố mẹ vắng nhà, cậu bé ra dáng anh lớn, hết mực chăm sóc và nhường nhịn em gái. Kubi có lần kể với mẹ Thi khi video call: "Không có bố mẹ ở nhà, Anna quậy lắm. Anna hung dữ lắm chứ không dễ thương như con đâu. Tại vì con chỉ biết học thôi, không thích đánh nhau. Mẹ biết tính con rồi đó, không hề thích đánh nhau, tính Anna thì cứ thích đánh nhau".
Dù đã quen với các chuyến đi công tác dài hạn của bố mẹ nhưng lúc nào Anna - Kubi cũng mong ngóng bố mẹ. Còn nhớ trong một cuộc gọi video call với bố mẹ, Kubi không kiềm được nước mắt khóc và thủ thỉ: "Con nhớ mẹ, con ước gì ba mẹ về đây với con, con muốn ngủ cùng ba mẹ...". Khi Khánh Thi và Phan Hiển trở về nhà từ SEA Games 31, Kubi đã thức đến nửa đêm, ngoan ngoãn đợi ở sân bay để đón bố mẹ.
Phụ huynh nên phản ứng ra sao khi trẻ không muốn bố mẹ đi làm? Tình cảnh của gia đình Khánh Thi - Phan Hiển có lẽ cũng là hoàn cảnh chung của rất nhiều bố mẹ bận rộn. . Phần lớn trẻ nhỏ đều không thích bố mẹ đi làm xa hay đi công tác lâu ngày. Bố mẹ có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây để giúp trẻ thấu hiểu hơn và không quá buồn mỗi khi bố mẹ đi làm. Giải thích cho con hiểu vì sao bố mẹ phải đi làm Mỗi khi trẻ muốn "giữ chân" bố mẹ ở nhà, con thường đặt câu hỏi: "Tại sao bố me phải đi làm?". Câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng lại đòi hỏi bố mẹ tinh tế trong việc trả lời, vì đây sẽ là cơ hội giúp các bậc phụ huynh xoa dịu con, giải thích và giúp con cảm thông với những chuyến công tác của bố me hơn. Câu trà lời thường thấy nhất là: "Bố mẹ đi làm để kiếm tiên nuôi con", đây là thực tế. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh có thể giải thích kỹ lưỡng hơn, vì câu trả lời này có thế tác động đến thế giới quan của con về công việc sau này. Chẳng hạn, bố mẹ hãy chia sẻ khi đi làm, mình sẽ thực hiện những công việc gì, có thể giúp đỡ những ai, học hỏi những gì. Hãy liệt kê thật nhiều lợi ích trong công việc. Bởi lẽ nếu phụ huynh chỉ dừng lại ở việc: "Bố mẹ đi làm để kiếm tiền nuôi con, mua sữa, mua đồ chơi,..." thì có thể con sẽ trả lời: "Con không cần tiền, không cần uống sữa, ăn kẹo nữa". Kể cả khi đi làm bổ mẹ vẫn yêu con Nhiều trè sẽ cảm thấy "ghen tị với chính công việc của bố me, cho rằng bố mẹ ưu tiên công vệc hơn thời gian dành cho mình. Để trẻ không có cảm giác tủi thân đó, bố me hãy chứng minh cho con thấy dù đi làm bố mẹ vẫn yêu và quan tâm con rất nhiều. Các bậc phụ huynh có thể gọi điện hỏi thăm con, mua một món quà nhỏ sau mỗi chuyến công tác. Đừng để trẻ chờ đợi Trẻ có tâm lý sợ hãi, không muốn cho bổ me đi làm có thể xuất phát từ tâm lý chờ đợi bố mẹ quá lâu. Khi trẻ đến một độ tuổi nhất định, bố mẹ hãy cho con biết lịch trinh của mình, thời gian bố mẹ về nhà và cố gằng giữ đúng lời hứa. Trước khi đi làm, các bậc phụ huynh có thể dỗ trẻ bằng những giao kèo như: "Khi bố mẹ đi làm, con hãy ở nhà làm việc này nhé?", "Khi me về con hãy kể cho mẹ nghe ngày hôm nay như thế nào nhé?",... Luôn có thời gian dành cho con Dù công việc bận rộn như thế nào, hãy đảm bảo bạn luôn có đủ thời gian dành cho con, đồng hành cùng con trên chặng đường trưởng thành. Bên cạnh đó, khi dành thời gian cho con, các bậc phụ huynh hay cố gắng toàn tâm toàn ý và tránh xa công việc nhé! |