Rạn da tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất nhưng ảnh hưởng lớn đến tinh thần của phụ nữ sau sinh. Vậy làm thế nào để loại bỏ?
1. Vết rạn da hình thành như thế nào?
Vết rạn da là một loại sẹo hình thành do sự đứt gãy của các sợi da trong quá trình mang thai, tăng cân đột ngột và do béo phì.
Trong trường hợp bình thường, các sợi đàn hồi của da duy trì độ đàn hồi nhất định. Khi phụ nữ mang thai trên 3 tháng, bụng bắt đầu phình ra, tử cung mở rộng ảnh hưởng nên các sợi đàn hồi của da. Điều này đặc biệt rõ ràng sau 6 tháng mang thai.
Khi vượt quá một giới hạn nhất định, các sợi đàn hồi của da sẽ bị đứt tạo thành các đường sọc. Kết quả là trên da bụng xuất hiện những vết nứt dọc không đều màu hồng hoặc tím. Sau khi sinh con, mặc dù các sợi đàn hồi bị đứt gãy được phục hồi dần dần nhưng rất khó để trở lại trạng thái trước đó. Các vết nứt ban đầu trên da cũng dần mờ đi và cuối cùng chuyển sang màu trắng bạc.
Ngoài bụng, còn có các bộ phận lớn trên cơ thể, bao gồm đùi trong và ngoài, hông, vùng thắt lưng... cũng dễ bị rạn da. Do độ đàn hồi của da của mỗi bà mẹ là khác nhau nên lực căng của các sợi da trong quá trình thai nhi lớn lên cũng khác nhau, hơn nữa, có thai nhi nhỏ, có thai nhi lớn nên có người bị rạn da, có người không.
2. Chăm sóc vết rạn da sau sinh như thế nào?
- Cân bằng dinh dưỡng: Nguyên nhân khiến nhiều bà mẹ bị rạn da sau khi sinh con là do độ đàn hồi của da không tốt, không thể phục hồi kịp thời, vì vâỵ, nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C và collagen. Nên bổ sung thêm các loại trái cây giàu vitamin C như cam quýt, dâu tây, rau củ, kiwi, cà chua... Ngoài ra, sữa và các sản phẩm từ sữa rất giàu vitamin B6, có thể giúp cải thiện các triệu chứng và tăng độ đàn hồi cho da.
Cũng cần lưu ý, nhiều bà mẹ sau sinh cố gắng giảm cân bằng cách không ăn carbohydrate. Tuy nhiên, không ăn carbohydrate, về lâu dài có thể dẫn đến các hậu quả có hại khác cho sức khỏe... nhưng cũng cần tránh ăn quá nhiều carbohydrate và calo dư thừa có thể dẫn đến tăng cân quá mức.
- Chú ý đến việc dưỡng ẩm: Trước khi hỏi về cách xóa vết rạn da sau sinh nhiều mẹ sẽ đặt ra một câu hỏi khác, đó là vết rạn da ngứa phải làm sao, đặc biệt là sau khi sinh con, tình trạng ngứa vết rạn da đặc biệt nghiêm trọng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguyên nhân khiến vết rạn da bị ngứa phần lớn liên quan đến da khô, nếu da có thể được giữ ẩm thì tình trạng ngứa sẽ không xảy ra. Vì vậy cần chú ý đến việc dưỡng ẩm cho da.
Ngoài ra, tình trạng ngứa có thể xảy ra nếu da thiếu chất dinh dưỡng nên phụ nữ sau sinh càng cần phải đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng.
- Massage đẩy nhanh quá trình lưu thông máu: Massage có tác dụng trong việc đẩy nhanh quá trình lưu thông máu, có hiệu quả nhất định đối với các vết rạn da. Có thể sử dụng các sản phẩm chăm sóc da để massage như dầu ô liu, vitamin E…
Rạn da tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất, nhưng ảnh hưởng lớn đến tinh thần của phụ nữ sau sinh.
Để loại bỏ vết rạn da, có một thủ thuật đòi hỏi sự kiên nhẫn, đó là tắm rửa vết rạn luân phiên bằng nước nóng và nước lạnh. Điều này có thể thúc đẩy quá trình lưu thông máu ở các bộ phận tương ứng, đẩy nhanh tốc độ phân hủy hắc tố melanin, tái tạo da.
Cần chú ý đến việc dưỡng ẩm cho da.
3. Làm thế nào để điều trị vết rạn da?
Khi vết rạn da hình thành có nghĩa là mô da đã bị tổn thương và đứt gãy vĩnh viễn, mất đi một mức độ hoạt động sinh học nhất định nên rất khó điều trị. Các phương pháp điều trị xâm lấn tối thiểu thông thường thực sự sẽ gây ra một số kích ứng, nên cần cân nhắc lựa chọn.
Một số biện pháp có thể bao gồm:
- Phương pháp lột da: Sử dụng các chất tẩy da chết hóa học, thường sử dụng các chất có tính axit hoặc chất ăn mòn. Tuy nhiên, độ dày của da và mức độ phản ứng cá nhân là không chắc chắn nên thỉnh thoảng có báo cáo về sẹo tăng sinh và sử dụng quy mô lớn có tác dụng phụ trên cơ thể.
- Liệu pháp photon: Liệu pháp photon thông thường chỉ có thể điều trị các đốm, các khu vực rộng lớn cần được điều trị theo từng giai đoạn và rất khó để làm chủ được độ sâu.
- Điều trị bằng laser: Xóa rạn da bằng laser sử dụng nguyên lý quang nhiệt của tia laser xuyên qua bề mặt da vào mô dưới da để sửa chữa các tế bào bị tổn thương, kích thích sắp xếp lại và tái tạo mô collagen, từ đó phục hồi các mô da sâu và giúp làm mờ vết rạn da.
Như vậy, có rất nhiều cách xóa rạn da nhưng không phải cách nào cũng phù hợp với tất cả mọi người. Vì vậy, cách tốt nhất là nên chủ động đề phòng, một khi không thể tránh khỏi rạn da thì chúng ta nên lựa chọn các giải pháp an toàn. Cần luôn ghi nhớ, tuy đẹp quan trọng nhưng sức khỏe vẫn quan trọng hơn.