Ngay lập tức, gia đình nháo nhào đi tìm bác sĩ để hỏi cho ra lẽ chuyện gì đang xảy ra.
Trong quá trình siêu âm, bác sĩ sẽ thông báo đến các mẹ bầu tất cả các thông tin về thai nhi như cân nặng, tốc độ phát triển, chiều dài xương đùi, vòng đầu… Nhưng riêng giới tính thai nhi thì bác sĩ không được phép tiết lộ. Vì thế, các cặp vợ chồng đành phải chờ đến khi con chào đời mới biết con mình là con trai hay con gái.
Trải qua một đêm chuyển dạ đau đớn kéo dài, cuối cùng Tiểu Chu (28 tuổi, sống ở Sơn Đông, Trung Quốc) cũng hạ sinh được em bé. Quá mệt mỏi, cô chỉ nghe loáng thoáng y tá nói rằng con là con trai trước khi thiếp đi trên giường. 7 tiếng sau tỉnh dậy, Tiểu Chu được đưa từ phòng hồi sức về phòng nằm nghỉ. Y tá phụ trách bế em bé giúp cô.
Khi về phòng, cả nhà đều háo hức vây quanh em bé. Mẹ chồng của Tiểu Chu nôn nóng liền muốn kiểm tra xem "giống" của cháu trai. Tuy nhiên, khi mở tấm khăn ra thì mọi người đều “ngã ngửa” khi thấy đó là một cô gái.
Tiểu Chu được y tá thông báo con mình là con trai, nhưng đến khi kiểm tra thì lại là con gái (Ảnh minh họa)
Ngay lập tức, gia đình sản phụ liền chạy đến phòng bác sĩ để hỏi xem họ có trao nhầm con hay không. Kết quả kiểm tra cho thấy là đêm đó chỉ có mỗi một mình Tiểu Chu sinh con nên sẽ không thể nhầm được. Còn chuyện y tá nói là con trai mà giờ lại thành con gái là do sự nhầm lẫn của cô ấy.
Mặc dù vậy, gia đình Tiểu Chu vẫn yêu cầu bệnh viện xét nghiệm ADN, vì biết đâu có sự nhầm lẫn thật. Cuối cùng, kết luận của tờ xét nghiệm ADN, đứa trẻ này đúng là con gái của vợ chồng Tiểu Chu. Đến lúc này, cả nhà mới buông bỏ được lo lắng.
Mặc dù sự việc này cuối cùng cũng được giải quyết ổn thỏa, nhưng vẫn làm dấy lên trong lòng nhiều người, nhất là các bậc cha mẹ rằng liệu có khi nào bệnh viện giao nhầm em bé hay không? Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết, tỷ lệ này là rất thấp. Vì:
1. Vòng tay sơ sinh
Mỗi em bé đều có một vòng đeo tay được ghi đầy đủ thông tin của cả mẹ và con nên rất khó có thể giao nhầm con được (Ảnh minh họa)
Sau khi trẻ chào đời, bác sĩ sẽ ghi thông tin của trẻ và của mẹ vào 2 vòng đeo tay, sau đó phân phát cho mỗi mẹ con 1 cái. Vì vòng đeo tay này có chất lượng tốt, khó tháo gỡ nên dù tay em bé nhỏ cũng không rơi rớt ra được. Đây chính là căn cứ để các y bác sĩ không giao con cho các mẹ.
2. Phòng sinh và phòng hồi sức sau sinh riêng biệt
Lúc nào phòng sinh và phòng hồi sức sau sinh cũng tách biệt nhau ra, và trong phòng sinh cũng chỉ có 2,3 bàn đẻ thôi. Điều này có nghĩa là tối đa chỉ có 2,3 sản phụ sinh con cùng một lúc, và mỗi một sản phụ sẽ có một ê-kíp đỡ sinh riêng, ê-kíp này chịu mọi trách nhiệm đối với cả mẹ và em bé, nên chuyện nhầm lẫn em bé là chuyện không thể.
Tuy nhiên, để yên tâm hơn, tốt nhất người nhà nên kiểm tra thông tin trên vòng đeo tay của bé, kiểm tra giới tính của em bé ngay khi y tá bế bé ra gặp người thân trong khi mẹ đang nằm chờ hồi sức. Nếu em bé được trao cho người nhà luôn thì hãy luôn ở bên cạnh, không rời mắt khỏi con của mình để tránh bị nhầm lẫn.