Bà mẹ chia sẻ 6 lưu ý khi đẻ mổ chủ động ở Phụ sản Hà Nội, bà bầu nào cũng NÊN BIẾT

Thảo Nguyên - Ngày 25/09/2023 09:09 AM (GMT+7)

Gần 1 tháng trước, chị Nguyễn Nam (Hà Nội) đã có trải nghiệm sinh mổ chủ động tại khoa D4, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

Trong chuyến vượt cạn con đầu lòng này, chị Nam đã chọn dịch vụ chọn bác sĩ. Khi thai kỳ ở 39 tuần 6 ngày có dấu hiệu chuyển dạ, chị đã nhập viện mổ bắt con, sinh bé trai nặng 3,5kg.

Là người vừa sinh con, mẹ bỉm đang ở cữ này chia sẻ 6 lưu ý khi đi mổ chủ động tại đây mà các mẹ bầu cần lưu ý trước để có chuyến vượt cạn nhanh chóng, tiết kiệm.

1. Trước khi vào phòng chờ mổ đẻ

Trước khi vào khu mổ, mẹ bầu hãy dặn người thân là thời gian bắt đầu vào khu mổ cho đến khi lên bàn mổ có thể sẽ rất lâu vì còn phải ngồi chờ đến lượt. Như vậy người nhà chờ bên ngoài sẽ đỡ sốt ruột.

Trước khi vào khu mổ, mẹ bầu hãy dặn người thân là thời gian bắt đầu vào khu mổ cho đến khi lên bàn mổ có thể sẽ rất lâu. (Ảnh minh họa)

Trước khi vào khu mổ, mẹ bầu hãy dặn người thân là thời gian bắt đầu vào khu mổ cho đến khi lên bàn mổ có thể sẽ rất lâu. (Ảnh minh họa)

“Như mình lúc vào thang máy tạm biệt chồng đi xuống khu mổ thì chị y tá bảo chồng mình là mổ nhanh lắm, 30 phút nữa sẽ được đón con. Nhưng xuống khu mổ, mình ngồi chờ 1,5 tiếng mới đến lượt mà lại không được cầm điện thoại làm chồng và mẹ đẻ cứ tưởng mình bị làm sao mà 2 tiếng chưa thấy đâu”, mẹ bỉm kể lại.

2. Trong khi vào phòng chờ mổ đẻ

- Theo bà mẹ mới sinh con đầu lòng cho biết, đi vào phòng chờ mổ, hầu hết mẹ bầu nào cũng cảm thấy rất sợ hãi. Bởi đi vào chỗ ngồi chờ mổ là đi qua mấy phòng mổ liền. Tại đây nếu mẹ bầu tò mò nhìn vào sẽ thấy các ca sản phụ khác đang mổ với nhiều kiểu khác nhau, nhìn chỉ muốn ngất lịm. Thế nên nếu mẹ bầu nào nhát cứ đi thẳng đừng nhìn ngang ngó dọc.

“Phòng mổ có 2 giường song song, lúc gây tê tuỷ sống phải nằm nghiêng nên mình nhìn thấy hết quá trình mổ của sản phụ giường bên cạnh. Đến bây giờ vẫn không hiểu lúc ấy mình nôn vì phản ứng với thuốc tê hay vì nhìn giường bên cạnh thấy sợ quá nữa”, mẹ bỉm thú nhận.

- Việc gây tê tuỷ sống không quá đau nhưng cảm giác rất khó chịu. Nhưng sau đấy thì mẹ bầu không cảm thấy gì, chắc chỉ 10 phút sau là nghe thấy tiếng con khóc.

Việc gây tê tuỷ sống không quá đau nhưng cảm giác rất khó chịu.

Việc gây tê tuỷ sống không quá đau nhưng cảm giác rất khó chịu. 

3. Sau khi mổ đẻ

- Nằm hồi sức là thời gian mệt nhất vì sản phụ cứ nằm nhìn trần nhà, quay trái quay phải sẽ thấy các sản phụ khác cũng đang nằm vô tri như mình.

Bởi thế, khi nằm hồi sức hãy cố gắng vận động chân ngay khi có cảm giác. Dù đau cũng phải cố cử động ngón chân, rồi xoay cổ chân, sau đấy lắc lắc chân, rồi co đầu gối lên. Nhấc được chân sớm thì sản phụ sẽ được về với con sớm nên hãy cố gắng lên.

- 3h chiều là giờ bệnh nhân cũ trả phòng nên các mẹ bầu nên đăng ký mổ tầm 9-11h sáng, nằm hậu phẫu vài tiếng là sẽ được về phòng với con. Ngược lại nếu đăng ký mổ tối sẽ phải nằm qua đêm đến sáng hôm sau mới được về phòng.

- Tập đi sau sinh với một số sản phụ sẽ rất đau đớn dù đã truyền giảm đau sau sinh nhưng không “ăn thuốc” nên hầu như không có tác dụng.

- Sau sinh, hãy chuẩn bị hẳn 1-2 túi bỉm người lớn vì sản dịch ra rất nhiều và mùi rất khó chịu nên chị em hãy thay liên tục.

Sản phụ nằm phòng 2 giường, 3 triệu/ngày.

Sản phụ nằm phòng 2 giường, 3 triệu/ngày.

4. Lưu ý khi sử dụng các dịch vụ khác tại viện

- Vệ sinh cho mẹ: Ngày 2 lần các cô y tá vào vệ sinh cho các sản phụ ngay trên giường. Các cô y tá sẽ rửa cho mẹ sau sinh bằng cái siêu nước nên không được tế nhị lắm nhưng nói chung cũng dễ chịu.

- Chăm bé buổi tối: Nếu sản phụ nào quá đau sau sinh và bé cùng phòng quấy khóc đêm thì có thể đưa con cho các cô y tá trông đêm giúp, sáng tắm xong các cô đưa con lại trả để mẹ được nghỉ ngơi nhiều hơn.

- Đồ ăn ở viện: Nhiều sản phụ phản ánh đồ ăn ở viện chán nhưng chị Nguyễn Nam lại không thấy vậy. Chỉ có điều nên phải đi mua sớm một chút vì tối tầm 20h là hết các món ngon.

5. Lưu ý chọn bác sĩ mổ đẻ

Khi mang bầu, lời khuyên là các mẹ nên chọn bác sĩ sản khoa chuyên môn giỏi, cẩn thận, ân cần để yên tâm nhất khi vượt cạn và yên tâm với việc khâu vết mổ sau sinh rất đẹp.

Bà mẹ chia sẻ 6 lưu ý khi đẻ mổ chủ động ở Phụ sản Hà Nội, bà bầu nào cũng NÊN BIẾT - 4

6. Lưu ý chất lượng dịch vụ của bệnh viện

Khi đi đẻ ở các viện phụ sản tuyến đầu, các sản phụ nên xác định không thể có trải nghiệm êm ái như khi vượt cạn ở viện tư được. Phòng ốc và quy trình khám cho mẹ và bé trước/sau sinh đều vẫn đông đúc và nhiều bất cập, cơ sở vật chất cũng xấu, cũ. Tuy nhiên về chất lượng bác sĩ thì hoàn toàn yên tâm, hài lòng.

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội điều chỉnh chi phí sinh con: Giảm giá 10 triệu đồng gói đẻ dịch vụ
Từ ngày 15/8/2023, chi phí dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội có sự điều chỉnh. Trong đó, sự điều chỉnh bảng giá các gói đẻ và mổ ở khu dịch vụ nhận được nhiều sự quan tâm của các mẹ bầu.

Cẩm nang đi đẻ

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sinh mổ