Mẹ chồng chơi lớn thuê hẳn xe cẩu đón con dâu về nhà sau sinh mổ, cẩu thẳng lên tầng 7

Thy Dung - Ngày 22/04/2024 13:00 PM (GMT+7)

Một lần chơi lớn của mẹ chồng để xem con dâu mới sinh mổ từ bệnh viện về nhà có trầm trồ.

Sau khi sinh mổ, vết thương phải mất một khoảng thời gian dài mới hồi phục nên việc đi lại của các sản phụ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn sinh thường. Và để hạn chế những đau đớn này, một người mẹ chồng ở Thẩm Dương (Trung Quốc) đã lên kế hoạch đón con dâu từ bệnh viện về bằng xe cần cẩu.

Được biết người mẹ chồng này tên là Wang, nhà bà ở trong một khu chung cư cũ nên không có thang máy. Vì vậy sau khi con dâu sinh mổ, bà Wang luôn lo lắng không biết làm thế nào để con dâu có thể leo lên được tầng 7 khi vết mổ cũng chưa tháo chỉ.

Bà Wang cho biết ngày xưa sau khi sinh con, bà không được nghỉ ngơi nên bây giờ về già mắc một số bệnh, vì vậy bà không muốn con dâu phải chịu khổ như mình. Nghĩ đến đây bỗng nhiên trong đầu bà nảy sinh ý tưởng đó là thuê cần cẩu để đưa con dâu lên nhà mà không phải vất vả leo cầu thang. Vậy nên, vào ngày con dâu xuất viện, bà Wang đã đi tìm thuê một tài xế lái xe cần cẩu đứng đợi trước toà chung cư.

Chiếc xe cẩu mà bà Wang thuê để đưa con dâu lên nhà. (Ảnh: Sohu)

Chiếc xe cẩu mà bà Wang thuê để đưa con dâu lên nhà. (Ảnh: Sohu)

Người lái xe cần cẩu cũng cho biết anh đã làm nghề này suốt 15 năm, đây cũng là lần đầu tiên nhận dịch vụ như vậy. Ban đầu anh ấy cũng hơi ngạc nhiên, nhưng sau khi hiểu được ý định của bà Wang thì anh bị cảm động nên chỉ lấy một khoản tiền nhỏ xem như giúp đỡ bà Wang là chính.

Người con dâu sau khi được chồng đón từ bệnh viện về đến trước toà nhà chung cư đã rất ngạc nhiên trước sự sắp xếp của mẹ chồng, cảm động nói: “Mẹ, mẹ thật tốt với con”.

Bà Wang cùng con trai đỡ con dâu lên xe cẩu. (Ảnh: Sohu)

Bà Wang cùng con trai đỡ con dâu lên xe cẩu. (Ảnh: Sohu)

Bà Wang chạy lại từ xa vừa đỡ con dâu lên xe cần cẩu vừa nói: “Con dâu ngốc của mẹ, cha mẹ con ở xa, đi làm dâu xa xứ không dễ dàng gì, mẹ không tốt với con thì tốt với ai nữa chứ?

Cuối cùng, việc cẩu thang để đưa con dâu lên nhà cũng thành công, cả nhà đều cười vui vẻ.

Hình ảnh ấm áp này đang được cư dân mạng chia sẻ nhiều trên MXH. Rất nhiều người bày tỏ rằng câu chuyện nhỏ này càng khiến họ có thêm một chút niềm tin vào cuộc sống hôn nhân:

- "Lúc ở phòng sinh và sau đó là khoảng thời gian khẳng định xem mình có chọn đúng người hay không, được mẹ chồng yêu thương như thế thật may mắn. Chúc tất cả các cô gái đều gả đúng người, một đời bình an."

- "Lại mượn một một câu nói trong truyện: "Chúc mọi cô nương: ở nhà là vàng bạc, xuất giá là châu ngọc."

- "Nghe nói kết hôn để có người cùng mình vượt qua sóng gió cuộc đời, nhưng ngẫm lại sóng gió cũng từ đó mà ra. Trên đời này độc gì cũng nguy hiểm, chỉ có độc thân là an toàn, không đáng sợ."

- "Ngày trước sinh mổ được mẹ chồng ở cạnh chăm, đút cho từng thìa sữa thìa cháo, lúc hết thuốc tê đau quặn thì ngồi nói đủ câu cho vui để bớt đau, rồi đỡ cho đi từng bước để tập đi là cũng thấy số mình may, hạnh phúc lắm rồi. Thực sự mẹ chồng có tốt không, có thương con dâu không thì chỉ có lúc mang bầu với lúc sinh xong mới biết được."

Trên thực tế, có thể thấy những nỗi đau mà sản phụ phải chịu đựng khi sinh con không chỉ về thể xác, mà còn là tinh thần. Và lý do khiến người phụ nữ vẫn sẵn sàng chịu thương chịu khó để có con có lẽ là vì cô ấy đã gặp được người đàn ông và gia đình chồng thực sự yêu thương và tôn trọng mình. 

Tại sao sau sinh mổ cần hạn chế đi lại?

Sinh mổ là phẫu thuậtđể lấy thai nhi ra thông qua một cắt nhỏ trên bụng của mẹ. Sau quá trình này, cơ thể của người mẹ cần thời gian để phục hồi vết mổ. Việc hạn chế đi lại sau sinh mổ là điều quan trọng để đảm bảo sự phục hồi và tránh các biến chứng có thể xảy ra. Dưới đây là một số lý do chính:

Đau và khó chịu: Sau mổ, người phụ nữ thường gặp đau và khó chịu ở vùng bụng. Việc đi lại có thể làm tăng đau và gây khó khăn trong việc hồi phục.

Rủi ro nhiễm trùng: Vết mổ là một cửa ngõ tiềm ẩn cho vi khuẩn và nhiễm trùng. Giới hạn việc đi lại giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và cho phép vết mổ hồi phục tốt hơn.

Tránh căng thẳng vùng bụng: Việc đi lại có thể tạo ra áp lực và căng thẳng trên cơ bụng. Việc hạn chế đi lại giúp giữ cho vùng này yên tĩnh, tạo điều kiện tối ưu cho quá trình lành vết mổ.

Nguy cơ bung chỉ vết mổ: Đi lại quá sớm sau mổ có thể làm tăng nguy cơ bung chỉ vết mổ. Việc tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về việc hạn chế hoạt động giúp đảm bảo sự hồi phục an toàn.

Tuy nhiên, mỗi trường hợp sau sinh mổ có thể khác nhau và quyết định về việc đi lại sau mổ nên được đưa ra bởi bác sĩ dựa trên tình trạng sức khỏe cụ thể của mẹ và quá trình phẫu thuật.

Con dâu Vua sòng bài Macau chi hơn 1 tỷ đi đẻ, ở bệnh viện đắt đỏ nhất Hồng Kông
Điều gì khác biệt ở bệnh viện đắt đỏ nhất Hồng Kông (Trung Quốc) mà nàng dâu nhà tỷ phú lại tuyên bố "sinh con không đau"?

Câu chuyện đi đẻ

Theo Thy Dung
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc mẹ và bé sau sinh