Suốt 3 tháng xa con gái, không ngày nào là tôi không gọi cho con và ông bà hỏi thăm.
Dù đang ở cữ con thứ 2 chỉ được 1 tháng nhưng tôi cũng tranh thủ lúc con đang ngủ để kể câu chuyện xảy ra ở gia đình mình vì mong các chị em có con nhỏ rút kinh nghiệm, quan tâm đến con mình nhiều hơn.
Tôi còn nhớ 4 năm trước, con gái nhỏ chào đời trong sự mong chờ của tất cả mọi người. Do là con đầu cháu sớm nên con được các cô chú bên nội ngoại quý mến và cưng chiều lắm. Nhất là ông bà nội, lúc nào cũng chăm chút cho cháu rất chu đáo.
Do là con đầu cháu sớm nên con được các cô chú bên nội ngoại quý mến và cưng chiều lắm. (Ảnh minh họa)
Khi con được 4 tuổi, nội ngoại ai cũng giục vợ chồng sinh thêm con thứ 2. Thậm chí bà nội, bà ngoại ai cũng hứa sẽ đỡ đần trông cháu cho. Nghĩ ông bà còn trẻ khỏe nên tôi cũng tranh thủ mang bầu tiếp. Đến thời điểm này tôi cũng vừa mới sinh con được 1 tháng.
Từ khi bầu bí 2 tháng cuối thai kỳ và khi có em bé, do cơ thể nặng nề mệt mỏi, vợ chồng lại bận việc kinh doanh tối ngày nên chúng tôi không có thời gian chơi đùa và chăm sóc con gái lớn. Ông bà nội lại bị tiền đình và đau xương khớp nên không thể gửi con về nhà nội. Do đó, chúng tôi quyết định gửi con gái về quê cho ông bà ngoại chăm sóc.
Suốt 3 tháng xa con gái, không ngày nào là tôi không gọi cho con và ông bà hỏi thăm. Lần gọi cho mẹ nào con bé cũng bảo hay là mẹ và em về ngoại đi vì con nhớ bố mẹ lắm.
Những lúc ấy tôi toàn phải động viên bảo, cố gắng ở ngoại ít bữa nữa rồi về nhà. Hiện bố bận bán hàng nên mẹ phải ở nhà vừa trông em ở cữ vừa thi thoảng phụ giúp. Lần nào tôi cũng nhắc con phải ngoan, nghe lời ông bà ngoại.
Tới vừa rồi, nhớ con quá và cũng vừa hết tháng cữ nên tôi bảo chồng đón con gái về nhà vài hôm. Vậy mà lúc đưa con đi tắm tôi phát hiện cháu có mùi lạ. Còn nghĩ là do mùi mồ hôi hay mùi xe cộ đường dài ám vào, tắm kỹ là hết nên tôi đã kỳ cọ cho cẩn thận, sạch sẽ. Nhưng dù vậy mùi hôi cơ thể con vẫn không bị mất đi.
Quá lo lắng tôi đưa con vào viện thăm khám. Thì ra phần phụ của con bị viêm nhiễm nặng do chưa biết cách vệ sinh cơ thể hàng ngày. Gọi hỏi thì ông bà ngoại cũng nói hàng ngày để con tự tắm giặt, vệ sinh cơ thể vì muốn con tự lập. Ông bà cũng chủ quan là không giám sát, kiểm tra cháu.
Con gái nói như vậy mà tôi càng thương và ân hận. (Ảnh minh họa)
May mắn là tình trạng viêm vùng kín của con gái tôi không ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều. Con cũng nói nhiều khi thấy khó chịu và ngứa ngáy nhưng không dám nói cho mẹ biết vì nghĩ bố mẹ kiếm tiền cả ngày, mẹ bận chăm em nữa nên phải ngoan để được về nhà sớm.
Con gái nói như vậy mà tôi càng thương và ân hận. Tôi tự trách mình nhiều lắm vì đã không có thời gian quan tâm đến con gái nhỏ. Cũng do tôi chưa hướng dẫn vệ sinh cho con đúng cách. Từ giờ hết 1 tháng ở cữ rồi, tôi sẽ dành thời gian chăm sóc và ở bên con gái nhiều hơn. Nhưng ông bà ngoại cứ bắt con bé phải về quê ở thêm 2 tháng nữa vì bảo để tôi có đủ thời gian 3 tháng ở cữ hồi phục sức khỏe song tôi không chịu. Không biết ở cữ của các bà đẻ nên kéo dài bao lâu đây?
Ở cữ bao nhiêu ngày?
Theo quan niệm lâu đời của người Việt Nam, thời gian ở cữ phải đủ 3 tháng 10 ngày. Tuy nhiên khi đã hiểu ở cữ là gì, chúng ta đều biết rằng không có quy định “cứng” về thời gian ở cữ cho mọi sản phụ. Trong xã hội hiện đại, thời gian ở cữ của phụ nữ sau sinh được rút ngắn hơn và tùy thuộc vào sức khỏe, thể trạng của từng mẹ.
Thông thường, nếu sức khỏe mẹ sau sinh ổn định, khoảng 1 tháng là người mẹ đã có thể phục hồi và bắt đầu quay trở lại cuộc sống thường nhật. Nếu người mẹ khỏe hơn, phục hồi nhanh hơn, thời gian có thể ngắn hơn 1 tháng. Nhưng tốt nhất, sản phụ nên nghỉ ngơi cho đến khi cơ thể thực sự sẵn sàng kết thúc thời kỳ ở cữ. Bởi khoảng thời gian này tuy ngắn ngủi nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng với sức khỏe của cả mẹ sau sinh và trẻ sơ sinh.