Mẹ chồng ngăn cản con dâu mổ đẻ và lời nói của gia đình thông gia khiến bà xấu hổ

Chương Ngọc - Ngày 10/02/2023 09:21 AM (GMT+7)

Người mẹ chồng không muốn con dâu đẻ mổ vì lý do khiến ai nấy đều chê cười.

Người xưa thường có câu: "Cửa sinh là cửa tử" để cho thấy quá trình vượt cạn của các thai phụ luôn chứa đựng nhiều rủi ro, khó có thể lường trước được. Tuy nhiên, nhiều gia đình vì quan niệm còn lạc hậu, cổ hủ đã làm ảnh hưởng đến quá trình vượt cạn của mẹ bầu.

Câu chuyện của một sản phụ Trung Quốc dưới đây khiến nhiều người phải suy ngẫm về chuyện đẻ mổ hay đẻ thường cái nào tốt hơn?

Tiểu Cầm là con một trong gia đình nên cô được cha mẹ yêu thương và đùm bọc. Dù không muốn nhưng cha mẹ Tiểu Cầm cuối cùng cũng phải gả cô đi lấy chồng. Nhưng khi sống chung với mẹ chồng, cuộc sống của cô hoàn toàn bị đảo lộn. Cô bị mẹ chồng để ý từng chút một. Nhất là kể từ lúc cô mang thai, những chuỗi ngày mệt mỏi và áp lực ngày một tăng dần lên.

Thai phụ bị ám ảnh bởi mẹ chồng. (Ảnh minh họa).

Thai phụ bị ám ảnh bởi mẹ chồng. (Ảnh minh họa).

Mẹ chồng liên tục hỏi Tiểu Cầm về giới tính của đứa trẻ trong khi các bác sĩ đều giữ kín thông tin này. Bên cạnh đó, mẹ chồng Tiểu Cầm thường xuyên nói với con dâu rằng cô bắt buộc phải sinh thường bởi vì nếu đứa trẻ đầu tiên là con gái thì cô có thể nhanh chóng thụ thai lần hai để sinh được con trai.

Và ngày Tiểu Cầm lâm bồn cũng đã tới, cô lựa chọn sinh thường theo ý muốn của mẹ chồng. Tuy nhiên, em bé mãi không chịu chào đời. Bác sĩ sau đó nói rằng, xương chậu của sản phụ khá hẹp trong khi đầu em bé lại to nên ảnh hưởng đến việc đứa trẻ chào đời. Chính vì vậy, bác sĩ khuyên sản phụ và người nhà nên lựa chọn sinh mổ để đảm bảo mẹ tròn con vuông.

Khi chồng của Tiểu Cầm chuẩn bị ký giấy để sản phụ được sinh mổ thì mẹ chồng cô ngăn cản và nói rằng: "Sinh mổ tốn kém lắm cũng không tốt cho đứa trẻ. Nhất là nếu muốn sinh con thứ hai thì phải chờ vài năm nữa mới được".

Đúng lúc tình hình rối ren thì cha mẹ đẻ của Tiểu Cầm đã có mặt. Họ nói với mẹ chồng Tiểu Cầm rằng: "Bà cần cháu thì chúng tôi cũng cần con mình".

Nghe xong câu nói đó, người mẹ chồng cảm thấy xấu hổ khi bà không lo cho sự an nguy của con dâu mà chỉ chăm chăm muốn có cháu trai. Cuối cùng, Tiểu Cầm đã vượt cạn thành công, một bé trai khỏe mạnh đã chào đời bằng phương pháp sinh mổ.

Tiểu Cầm cuối cùng cũng được đẻ mổ nhờ sự bảo vệ của cha mẹ ruột. (Ảnh minh họa)

Tiểu Cầm cuối cùng cũng được đẻ mổ nhờ sự bảo vệ của cha mẹ ruột. (Ảnh minh họa)

Sau khi rời khỏi phòng sinh, Tiểu Cầm cảm thấy rất ấm áp khi được cha mẹ đẻ bảo vệ và yêu thương. Có thể nói rằng việc sinh mổ hay sinh thường tùy thuộc vào tình trạng của sản phụ và thai nhi, khi đó bác sĩ sẽ đưa ra sự tư vấn phù hợp nhất.  

Những trường hợp thai phụ bắt buộc phải sinh mổ:

Trong một số trường hợp việc mổ lấy thai nhi là chỉ định bắt buộc để bảo vệ sự an toàn cho cả mẹ lẫn con:

- Khung chậu bất thường, không thuận lợi cho việc sinh thường.

- Người mẹ có bệnh lý mạn tính hay cấp tính nếu sinh thường có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng (bệnh tim nặng, tiền sản giật nặng và sản giật...).

- Các dị dạng của tử cung như: Tử cung đôi (tử cung không có thai thường trở thành khối u tiền đạo), tử cung hai sừng....Kèm theo đó là ngôi thai bất thường, vách ngăn tử cung ảnh hưởng đến đường ra của thai nhi.

- Chuyển dạ kéo dài, cổ tử cung không tiến triển đã có can thiệp nhưng không hiệu quả.

- Chảy máu vì rau tiền đạo, rau bong non. Dọa vỡ hay vỡ tử cung...

Đêm tân hôn nhìn vết sẹo sinh mổ trên bụng vợ, chồng đuổi về thẳng khiến tôi nghẹn ngào xúc động 
Trên bụng tôi là vết sẹo sinh mổ lồi không thể chối cãi được về quá khứ tôi từng sinh con. Đây là điều mà tôi và gia đình vẫn giấu chồng.

Tâm sự bà bầu

Theo Chương Ngọc
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Câu chuyện đi đẻ