Tôi cười bảo: "Anh thấy đúng là quan điểm bà đẻ ở cữ cả tháng chờ phục vụ cổ hủ quá. Em khỏe rồi thì dậy làm việc vặt trong nhà, đỡ đần cho mẹ đỡ vất vả là tốt đấy".
-
Tốc độ phátChuẩn
-
Giọng đọc
Vợ tôi vừa sinh được 1 tuần. Chúng tôi cưới nhau 3 năm rồi, em bé vừa chào đời là con gái đầu lòng của hai vợ chồng. Vợ tôi sinh mổ, nằm viện 5 ngày có bà ngoại lên trông. Hết một tuần mẹ vợ về quê, mẹ tôi nhận phần chăm con dâu ở cữ. Ban ngày mẹ sẽ sang với con cháu, tối bà lại về bên nhà, mẹ nói tôi đi làm về rồi nên tối hai vợ chồng tự lo cho nhau.
Sáng nay, lúc mẹ tôi còn chưa sang, vợ đột nhiên dậy mở tủ lấy quần áo đi làm của tôi ra là sẵn một bộ, chuẩn bị đầy đủ cho chồng. Trước kia vợ vẫn chăm sóc tôi như vậy, có lẽ đã thành thói quen rồi.
Tôi cười bảo: "Anh thấy đúng là quan điểm bà đẻ ở cữ cả tháng chờ phục vụ cổ hủ quá. Em khỏe rồi thì dậy làm việc vặt trong nhà, đỡ đần cho mẹ đỡ vất vả là tốt đấy". Vợ không trả lời, tôi cũng chẳng để bụng, vui vẻ ra khỏi nhà đi làm.
Vợ tôi vừa sinh mổ được 1 tuần. (Ảnh minh họa)
Tối tôi về nhà, trong nhà tối om, yên ắng chẳng thấy ai. Mở cửa phòng ngủ nơi vợ tôi và con đang ở mà giật bắn cả người. Vợ con tôi không thấy đâu, phòng ngủ trống trơn, đồ đạc của hai mẹ con cô ấy đã không cánh mà bay.
Tôi vội gọi cho mẹ, bà bảo hôm nay vợ tôi nhắn bà không cần sang vì mẹ cô ấy sẽ lên. Lại gọi cho vợ, tôi kinh hãi biết vợ con tôi đang ở quê ngoại rồi. Ngay sau khi tôi đi không lâu, mẹ vợ thuê taxi lên đón con gái và cháu ngoại về quê.
Vợ tuôn một tràng:
"Anh hãy thấy mừng là tôi vẫn còn bình tĩnh và tỉnh táo đấy. Nếu là người phụ nữ yếu mềm khác thì đã bị trầm cảm sau sinh mất rồi.
Suốt quãng thời gian tôi mang bầu, anh lấy cớ công việc bận rộn, thiếu quan tâm đến vợ nhưng lại thừa thời gian để đưa nữ đồng nghiệp đi ăn trưa, đi uống cà phê, cuối tuần đi dạo phố, nhắn tin tâm sự.
Tôi sinh ở viện, anh vào thăm anh ngồi được 30 phút, một tiếng rồi lại đi. Anh chẳng bao giờ hỏi tôi mang bầu mệt mỏi không, sinh mổ vết thương đã lành chưa, mổ một tuần tôi dậy là áo cho chồng mà anh làm như chuyện thường. Đêm đầu tiên ở nhà không có bà nội ngoại, anh ngủ riêng để khỏi bị làm phiền.
Nhưng đồng nghiệp của anh hắt hơi sổ mũi thì anh lo như cháy nhà. Dù anh với cô ta chưa có gì, là đồng nghiệp thân thiết thôi thì qua đây tôi thấy mình không cần một người chồng như anh nữa. Lúc tôi khó khăn, đau đớn, xấu xí nhất mà anh thờ ơ không ở bên thì khi tôi xinh đẹp, khỏe mạnh, tôi muốn dành những điều tốt đẹp đấy cho người khác xứng đáng! Chờ tôi hết ở cữ lên thành phố thì ly hôn".
Cô ấy nói xong cúp máy luôn. Hóa ra sáng nay bình tĩnh là áo cho tôi đi làm là vì muốn dằn mặt chồng. Tôi vừa đi khuất đã gọi ngay cho mẹ đẻ mách tội chồng rồi bảo bà lên đón về quê. Nhưng giữa tôi với cô đồng nghiệp chẳng có gì, vợ cũng rõ điều đó. Chỉ là tôi thấy cô ấy vui tính, thông minh nên thân hơn người khác thôi.
Vợ ghen tuông vô lý mà tôi không làm được gì. Mẹ tôi bảo thôi cô ấy vừa sinh xong, cứ nhịn một chút, về quê ngoại đón vợ con lên. Bà bảo tôi đừng làm căng kẻo cô ấy lại trầm cảm sau sinh, làm chuyện dại dột thì khổ, trên báo đưa tin nhiều chuyện như thế lắm.
Phụ nữ nói trầm cảm là trầm cảm ngay được ấy, chung quy cũng chỉ là viện cớ hoạnh hoẹ người khác. Làm sao mà sinh con có thể là nguyên nhân gây trầm cảm được!
Vợ ghen tuông vô lý mà tôi không làm được gì. (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân dẫn tới trầm cảm sau sinh
Hiện nay vẫn chưa thể kết luận nguyên nhân chính nào dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh ở phụ nữ. Bởi đây là dấu hiệu tâm lý, ở mỗi người sẽ do nguyên nhân khác nhau và có những người bị, có người không. Triệu chứng này là sự kết hợp nhiều yếu tố, từ tinh thần, thể chất, tâm lý gây nên.
Có thể kể tên 5 nguyên nhân dưới đây:
- Thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể: Trong những giờ đầu sau sinh, nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể giảm mạnh đột ngột, từ đó có thể kéo theo trạng thái trầm cảm. Điều này tương tự như việc căng thẳng và thay đổi tâm trạng do nồng độ hormone thay đổi nhẹ trước mỗi chu kỳ kinh nguyệt.
- Có bệnh sử bị trầm cảm: Những phụ nữ mắc chứng trầm cảm trước, trong hoặc sau khi mang thai, hay những người đang điều trị trầm cảm có nguy cơ mắc chứng trầm cảm sau sinh cao hơn so với người bình thường.
- Yếu tố cảm xúc: Mang thai không theo kế hoạch hay mang thai ngoài ý muốn có thể làm ảnh hưởng đến cảm xúc của người mẹ trong thai kỳ. Ngay cả khi mang thai đúng theo kế hoạch, một số mẹ bầu vẫn cần một khoảng thời gian dài để thích nghi với việc sẽ có em bé. Ngoài ra, khi bé có vấn đề về sức khỏe hoặc phải điều trị dài ngày trong bệnh viện, người mẹ có thể trải qua những cảm xúc như buồn, giận, áy náy. Đây là những cảm xúc làm ảnh hưởng đến tự tin và gây áp lực lên người mẹ.
- Mệt mỏi: Rất nhiều phụ nữ cảm thấy vô cùng mệt mỏi sau khi sinh, họ phải mất hàng tuần trời để sức khỏe và năng lượng hồi phục trở lại. Ở những sản phụ sinh con theo phương pháp mổ lấy thai, thời gian hồi phục có thể còn dài hơn.
- Yếu tố đời sống: Thiếu sự giúp đỡ của người thân. Trải qua sự kiện căng thẳng như có người thân vừa qua đời, người thân trong gia đình mắc bệnh, thay đổi nơi ở, tổn thương hoặc cú sốc về tình cảm cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh.