Vì sao trong phòng sinh, mẹ luôn thấy rét run cầm cập nhưng bác sĩ vẫn "mặc kệ"?

Ngày 31/05/2020 15:05 PM (GMT+7)

Hầu hết các mẹ từng trải qua việc sinh nở đều công nhận rằng nhiệt độ trong phòng sinh luôn khá thấp, khiến mẹ có cảm giác lạnh run.

Sinh con là trải nghiệm đặc biệt và đáng nhớ đối với mỗi bà mẹ. Từng cảnh tượng, chi tiết và cảm giác trong phòng sinh đều được mẹ ghi nhớ rõ ràng. Và một điều đặc biệt mà nhiều bà mẹ sau khi sinh chia lại là phòng sinh luôn rất lạnh. Đôi khi mẹ thấy lạnh đến run cầm cập nhưng các bác sĩ vẫn không can thiệp. Vậy lý do là gì? 

1. Lạnh do bà mẹ căng thẳng 

Thực tế, nhiệt độ trong phòng sinh có thấp hơn so với bên ngoài nhưng không đến mức rét rút. Hầu hết cảm giác lạnh đến run rẩy là do mẹ đang căng thẳng, lo lắng. Sự hồi hộp tăng dần đỉnh điểm cùng với cơn đau chuyển dạ ngày một gần sẽ khiến các mạch máu ở chân tay co lại. Điều này làm cho việc cung cấp máu bị giảm đi và cơ thể sẽ bắt đầu cảm thấy lạnh. Nói cách khác, tâm lý của người mẹ cận giờ sinh là nguyên nhân khiến thân nhiệt của mẹ bị hạ đi đáng kể. 

Vì sao trong phòng sinh, mẹ luôn thấy rét run cầm cập nhưng bác sĩ vẫn amp;#34;mặc kệamp;#34;? - 1

Sự căng thẳng, lo lắng khi sinh con có thể khiến thân nhiệt của bà mẹ hạ thấp. (Ảnh minh họa)

2. Mẹ thấy lạnh do mất máu nhiều 

Trong quá trình sinh nở, mẹ bầu sẽ bị mất rất nhiều máu. Tình trạng này sẽ làm thiếu hụt lượng máu cung cấp cho một số bộ phận của cơ thể và tăng cảm giác lạnh. Thực chất, nhiệt độ trong phòng sinh chỉ từ 23 đến 26 độ C. Đó là mức nhiệt phù hợp với cơ thể người bình thường. Nhưng lý do khiến các sản phụ cảm thấy lạnh cóng như băng là bởi mẹ không mang quần áo, với trường hợp sinh mổ, thêm vào đó là cảm xúc hồi hộp và tình trạng mất máu quá nhiều.

3. Nhiệt độ thấp để hạn chế vi khuẩn phát triển 

Việc sản phụ cảm thấy lạnh trong phòng sinh là điều bình thường bởi phòng sinh thường sẽ được điều chỉnh ở mức nhiệt độ thấp để làm giảm nguy cơ sinh sản, phát triển của vi khuẩn.

Trong quá trình sinh nở sẽ có máu, nước tiểu, nước ối có thể bắn quanh phòng sinh, nếu nhiệt độ phòng cao thì vi khuẩn sẽ càng phát triển nhanh, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bà mẹ và em bé. Vì vậy các bác sĩ thường sẽ để nhiệt độ phòng sinh thấp hơn bình thường.

Vì sao trong phòng sinh, mẹ luôn thấy rét run cầm cập nhưng bác sĩ vẫn amp;#34;mặc kệamp;#34;? - 2

Nhiệt độ thấp trong phòng sinh sẽ hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. (Ảnh minh họa)

4. Nhiệt độ thấp tốt cho việc co giãn tử cung

Trong môi trường lạnh lẽo, các cơ của cơ thể sẽ dễ dàng co lại, do đó tử cung của sản phụ cũng dễ co giãn hơn, từ đó tốt cho việc sinh nở.

Trên đây là 4 lý do mẹ luôn cảm thấy phòng sinh rất lạnh. Thực tế nhiệt độ phòng luôn được các y bác sĩ điều chỉnh ở chế độ phù hợp nên mẹ đừng quá lo lắng. Mẹ hãy giữ bình tĩnh, tập trung nghe theo hướng dẫn của bác sĩ khi sinh nở để ca sinh diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. 

Vào phòng sinh cùng vợ hotgirl, ông xã mẫu ảnh 9X phá gẫy 2 cái ghế
Chồng đi công tác 1 tuần, Mộng Quỳnh mang bầu thường xuyên ướt quần, 7 ngày sau thì nhập viện.
Ngọc Linh (Dịch từ Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sinh con