Vừa mở bụng sản phụ, thấy cảnh tượng này bác sĩ vội đóng lại để chuyển lên tuyến trên

Thảo Nguyên - Ngày 06/06/2023 15:05 PM (GMT+7)

Sau 2 lần rạch bụng, sản phụ 33 tuổi này mới được đón con trai nhỏ chào đời.

Mới đây, Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) đã phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Bình Dương mổ đẻ cứu sống hai mẹ con chị H.T.D., 33 tuổi ở Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh.

Chị H.T.D. mang thai lần thứ 4. Suốt thai kỳ chị thăm khám thai thường xuyên ở 1 cơ sở y tế gần nhà và bệnh viện tuyến tỉnh nhưng không phát hiện bất cứ bất thường nào.

Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) đã phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Bình Dương mổ cứu sống hai mẹ con chị H.T.D.

Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) đã phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Bình Dương mổ cứu sống hai mẹ con chị H.T.D.

Trước đó, sản phụ này từng sinh mổ vào năm 2005, 2018, 2009. Lần này, có thai ngoài kế hoạch nhưng vợ chồng chị quyết định dưỡng thai và sinh con.

Khi ở 39 tuần 2 ngày, chị D. cảm thấy bụng khó chịu nên đến khám và nhập viện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương. Tại đây bác sĩ thăm khám, làm các xét nghiệm tiền phẫu và mổ lấy thai ngay chiều cùng ngày.

Khi mở bụng sản phụ, bác sĩ thấy mặt trước cơ tử cung đến bàng quang tăng sinh rất nhiều mạch máu nên nghi ngờ có tình trạng nhau cài răng lược thể percreta. Ngay lập tức các bác sĩ bệnh viện đã hội chẩn với bác sĩ của Bệnh viện Từ Dũ liên tục để tìm phương án tốt nhất cho sản phụ.

Sau 4 giờ phẫu thuật, các bác sĩ bắt ra một bé trai nặng 3,2kg.

Sau 4 giờ phẫu thuật, các bác sĩ bắt ra một bé trai nặng 3,2kg.

Ban đầu, phương án sẽ là đưa ê-kíp phẫu thuật từ Bệnh viện Từ Dũ sang Bình Dương để hỗ trợ. Nhưng e ngại có nhiều khó khăn về phương tiện, trang thiết bị của bệnh viện địa phương chưa đủ lực, sợ nguy hại đến tính mạng 2 mẹ con sản phụ. Vì thế, các bác sĩ quyết định đóng bụng sản phụ, chuyển cả 2 mẹ con lên Bệnh viện Từ Dũ an toàn lúc cuối giờ chiều cùng ngày.

Tại viện Từ Dũ, sản phụ được khám lại kỹ càng. Nhận định sức khỏe người mẹ tốt, mạch huyết áp ổn định, tim thai bé trong giới hạn bình thường nên ê kíp mổ chuẩn bị truyền máu trước và trong ca mổ do tiên lượng nguy cơ mất máu nhiều.

20h cùng ngày, ca phẫu thuật mổ đẻ lần 2 cho sản phụ đã được tiến hành. Các bác sĩ đã tỉ mỉ bóc tách để hạn chế mất máu, tránh làm tổn thương bàng quang. Do toàn bộ đoạn dưới tử cung là những mạch máu tăng sinh không còn lớp cơ nên bác sĩ quyết định mổ lấy thai và cắt hoàn toàn tử cung.

Các bác sĩ bệnh viện tới thăm hỏi, chụp ảnh lưu niệm ngày chị D. hồi phục khoẻ mạnh tại khoa hậu phẫu.

Các bác sĩ bệnh viện tới thăm hỏi, chụp ảnh lưu niệm ngày chị D. hồi phục khoẻ mạnh tại khoa hậu phẫu.

Sau 4 giờ phẫu thuật, các bác sĩ bắt ra một bé trai nặng 3,2kg và đưa về hồi sức. Sản phụ mất 1.400ml máu và được truyền 2 đơn vị hồng cầu lắng 350ml. Sau 3 ngày mổ đẻ, hiện chị D. sức khỏe tốt và ăn uống bình thường.

Từ trường hợp của sản phụ D., các bác sĩ sản khoa khuyến cáo, những mẹ bầu mang thai nhiều lần, có tiền căn mổ lấy thai, là thai kỳ nguy cơ cao phải lưu ý khám đầy đủ ở những cơ sở y tế chuyên môn cao mới có thể phát hiện  bất thường đi kèm để chuẩn bị các phương pháp điều trị phù hợp, an toàn cho mẹ và thai nhi lúc “vượt cạn”.

Mục sở thị quy trình theo dõi, chăm sóc sau mổ đẻ tại căn phòng nhiều sản phụ cho là đáng sợ nhất
Sau mổ lấy thai trong 6 giờ đầu, các sản phụ sẽ phải nằm tại phòng hậu phẫu của bệnh viện. Đây là căn phòng nhiều sản phụ cho là căn phòng đáng sợ...

Cẩm nang đi đẻ

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức mẹ bầu