Tác dụng của gạo lứt có lợi gì cho sức khỏe? Đây là một trong những loại thực phẩm hàng đầu không chỉ mang lại giá trị về dinh dưỡng mà còn giúp phòng ngừa và điều trị rất nhiều chứng bệnh nguy hiểm.
Gạo lứt là loại gạo được bỏ đi mỗi lớp vỏ trấu ở bên ngoài, vẫn giữ được lớp vỏ lụa màu tối bao quanh hạt gạo, chứ không bỏ đi để lại hạt gạo có màu trắng tinh như bình thường. Chính vì lẽ đó mà gạo lứt giữ lại được cực kỳ nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe mà gạo bình thường sẽ không bao giờ có được.
Tác dụng của gạo lứt được đánh giá cao trong việc ngăn chặn tình trạng tiểu đường thường gặp, giảm cholesterol trong máu, hỗ trợ quá trình giảm cân và ăn kiêng của phụ nữ, nâng cao sức đề kháng và rất tốt cho hệ tiêu hóa. Sử dụng gạo lứt đều đặn sẽ giúp bạn có được thể trạng lý tưởng và khỏe mạnh.
Hình ảnh của gạo lứt
Giá trị dinh dưỡng trong 100g gạo lứt
Nhờ vào việc giữ lại được lớp vỏ có màu tối ở bên ngoài hạt gạo mà gạo lứt có giá trị dinh dưỡng rất cao, cao hơn hầu hết các loại gạo trên thị trường hiện nay. Cụ thể bao gồm: (nguồn tham khảo từ Wiki)
- Năng lượng: 110 Kcal
- Lipid: 0,9g
- Cholesterol: 0mg
- Natri: 5mg
- Kali: 43mg
- Cacbohydrat: 23g
- Chất xơ: 1,8g
- Đường: 0,4g
- Protein: 2,6g
- Canxi: 10mg
- Sắt: 0,4mg
- Magie: 43mg
- Vitamin B6: 0,1mg
- Và còn nhiều chất dinh dưỡng quan trọng khác
20 tác dụng của gạo lứt với sức khỏe và làm đẹp
1. Cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể
Lớp màng ngoài có màu tối của gạo lứt chính là chìa khóa để cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể. Lớp màng đó chứa 2 loại hoạt chất là Sterol và Steroline có khả năng đẩy lùi sự tấn công của các loại vi khuẩn gây hại. Từ đó bảo vệ cơ thể khỏe nguy cơ mắc bệnh và thương tổn.
2. Ngăn ngừa nguy cơ bệnh tiểu đường
Những người bệnh bị tiểu đường, đặc biệt là giai đoạn 2 nên sử dụng gạo lứt để hỗ trợ điều trị bệnh. Bởi gạo lứt có tác dụng tăng cường chuyển hóa đường glucose thành năng lượng để làm giảm đi lượng đường trong máu. Ngoài ra thành phần magie dồi dào sẽ giúp tăng cường sản sinh insulin trong máu để ổn định lượng đường huyết tốt hơn.
Gạo lứt hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả
3. Tốt cho hệ tiêu hóa
Gạo lứt có lượng chất xơ khá cao, do đó khi hấp thụ vào cơ thể sẽ có lợi cho hệ tiêu hóa, làm tăng khả năng hấp thụ các chất và ngăn ngừa nguy cơ bị táo bón, tiêu chảy, đầy bụng khó tiêu thường gặp ở người.
4. Tăng cường sức khỏe hệ tim mạch
Tác dụng của gạo lứt trong tăng cường sức khỏe tim mạch là không thể phủ nhận. Gạo lứt có lượng kali và magie dồi dào sẽ giúp bảo vệ các mạch máu, ngăn ngừa nguy cơ tích tụ chất béo ở thành mạch máu gây ra tình trạng xơ vữa động mạch, ảnh hưởng tới tim mạch. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ và Omega 3 trong gạo lứt sẽ giúp giảm cholesterol xấu và ngăn ngừa các bệnh tim mạch xảy ra.
5. Khả năng chống oxy hóa cao
Gạo lứt chứa đựng các vitamin và các hợp chất có khả năng chống lại sự oxy hóa trong cơ thể. Từ đó giúp bảo vệ tế bào, tiêu diệt các gốc tự do nguy hiểm gây bệnh, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
6. Cải thiện trí nhớ, phòng chống bệnh Alzheimer
Gạo lứt có các chất có thể giúp tạo ra các loại enzyme có khả năng ức chế hoàn toàn chất prolyl-endopeptidase là tác nhân gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ và bệnh Alzheimer ở người lớn tuổi.
Cải thiện trí nhớ, phòng chống Alzheimer nhờ gạo lứt
7. Tăng cường chức năng của gan
Các loại vitamin nhóm B và hợp chất Inositol, Phospholipid có khả năng tái tạo các tế bào gan bị tổn thương, ngăn ngừa nguy cơ vi khuẩn bên ngoài tấn công gan. Đồng thời các chất chống oxy hóa khác trong gạo lứt sẽ giúp giải độc tố cho gan tốt hơn.
8. Giúp xương thêm chắc khỏe
Tác dụng của gạo lứt giúp xương thêm khỏe mạnh hơn và phòng chống được nguy cơ loãng xương do nó có chứa đựng lượng canxi phong phú. Ngoài ra các chất như Vitamin K và IP6 sẽ giúp quá trình vận chuyển canxi cho xương tốt hơn.
9. Giảm cholesterol có lợi cho huyết áp
Lượng chất xơ dồi dào, các vitamin và Omega 3 trong gạo lứt sẽ có khả năng giảm đáng kể lượng cholesterol xấu trong cơ thể gây hại cho mạch máu và huyết áp của bạn. Sử dụng gạo lứt thường xuyên sẽ giúp kiểm soát được lượng cholesterol đi vào cơ thể.
10. Phòng ngừa chứng mất ngủ
Gạo lứt được cho là có khả năng điều trị chứng mất ngủ hiệu quả do nó cung cấp lượng melatonin và saponin giúp thư giãn hệ thần kinh, an thần và kích thích cơn buồn ngủ xuất hiện.
Sử dụng gạo lứt thường xuyên sẽ giúp ngủ ngon hơn
11. Giúp hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm
Ngoài melatonin giúp thư giãn hệ thần kinh kể ở trên, gạo lứt còn có một số axit amin quan trọng như glutamine và glycerin có khả năng giảm căng thẳng, lo âu, cải thiện tâm trạng tốt hơn. Từ đó giúp điều trị chứng trầm cảm một cách hiệu quả.
12. Tăng cường thị lực
Các axit béo như Omega 3, axit folic và Lutein trong gạo lứt có khả năng cải thiện thị lực của mắt, ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa điểm vàng, thoái hóa giác mạc và đục thủy tinh thể thường gặp.
13. Ngăn ngừa bệnh sỏi thận
Gạo lứt có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành oxalat trong cơ thể, là nguyên nhân chính gây ra tình trạng sỏi thận ở người. Ngoài ra các vitamin, các chất chống oxy hóa và magie cao trong gạo lứt sẽ trung hòa nồng độ axit uric trong máu, cũng là tác nhân gây bệnh sỏi thận và bệnh gout ở người.
14. Hỗ trợ quá trình giải độc trong cơ thể
Gạo lứt có chứa thành phần acid alpha lipoic có khả năng giải độc tố trong cơ thể, nhất là độc tố liên quan tới các kim loại nặng tích tụ trong gan, thận và nội tạng ở người. Ngoài ra các chất chống oxy hóa mạnh của gạo lứt sẽ giúp quá trình giải độc, tiêu diệt tế bào gây hại tốt hơn.
15. Phòng ngừa các bệnh ung thư nguy hiểm
Các bệnh ung thư xuất phát điểm đều từ sự sinh sôi của các gốc tự do gây hại trong cơ thể. Các chất chống oxy hóa cao trong gạo lứt, điển hình như Omega 3, polyphenol và tocotrienol có thể giúp làm chậm lại sự phát triển của các gốc tự do và các tế bào ung thư.
16. Giúp giảm cân hiệu quả
Lượng chất xơ cao trong gạo lứt sẽ giúp tăng cảm giác no lâu sau khi ăn. Từ đó sẽ ngăn chặn cơn thèm ăn, giúp chuyển hóa các chất có lợi tốt hơn. Cân nặng của bạn sẽ được giảm xuống đáng kể chỉ sau vài tuần ăn gạo lứt.
Giảm cân an toàn và hiệu quả với gạo lứt
17. Chống lại sự lão hóa
Các chất chống oxy hóa và cả cám gạo từ gạo lứt có thể giúp ngăn ngừa tình trạng lão hóa xảy ra ở cơ thể. Từ đó giúp các chị em không bị nếp nhăn tàn phá trên da, khiến trở nên trẻ trung hơn.
18. Làm sạch mụn cho làn da
Các vitamin trong gạo lứt và các hợp chất chống oxy hóa cao sẽ giúp đẩy bay bụi bẩn, loại bỏ bã nhờn trên da. Từ đó làn da sẽ trở nên sạch hơn và không còn xuất hiện mụn nhọt.
19. Giúp tái tạo tế bào, làm đẹp da
Các protein, vitamin nhóm B, E và các hợp chất quan trọng trong gạo lứt sẽ kích thích cơ thể sản sinh tế bào da mới thay thế cho các tế bào đã chết hoặc tổn thương. Do đó làn da sẽ trở nên đẹp hơn, mịn màng và tươi sáng hơn.
Gạo lứt giúp tái tạo tế bào và làm đẹp da
20. Tác dụng của gạo lứt tốt cho tóc
Protein trong gạo lứt sẽ giúp bảo vệ và dưỡng tóc tốt hơn. Selen trong gạo lứt sẽ giúp loại bỏ tế bào chết ở da đầu, làm sạch gàu hiệu quả. Vitamin E sẽ giúp tóc luôn mềm, mượt và bóng.
Những lưu ý khi sử dụng gạo lứt
Tác dụng của gạo lứt là rất tốt và không thể phủ nhận đối với sức khỏe. Tuy nhiên gạo lứt cũng như bất kỳ thực phẩm nào khác, nếu không biết sử dụng đúng cách, chúng sẽ có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt với cơ thể.
- Gạo lứt bản chất vẫn là thực phẩm giàu tinh bột, vậy nên những người bị dị ứng với các thành phần trong gạo lứt tốt nhất không nên sử dụng.
- Khi tiến hành vo gạo lứt, cần tránh vo quá mạnh và kỹ kẻo sẽ làm mất đi các vitamin và khoáng chất có lợi ở lớp màng của gạo.
- Gạo lứt do vẫn còn lớp màng bọc bên ngoài hạt gạo cho nên khi nấu chín thường hơi cứng hơn so với gạo thông thường. Do đó không phù hợp cho trẻ em, người già có hệ tiêu hóa kém sử dụng.
Gạo lứt ẩn chứa Asen có thể gây hại cho cơ thể
- Gạo lứt luôn ẩn chứa một lượng nhỏ chất Asen, là chất có khả năng gây độc tố cho tế bào và gây ra ung thư. Do đó hãy cẩn trọng khi sử dụng gạo lứt với số lượng lớn và trong một thời gian dài.
- Chính vì gạo lứt chứa Asen cho nên không thích hợp cho phụ nữ đang mang thai, trẻ em, những người bị mắc bệnh tim bẩm sinh...
- Gạo lứt nếu không bảo quản tốt thì rất dễ bị nấm mốc giống như nhiều loại ngũ cốc khác. Nấm mốc có thể gây ra hàng loạt các biến đổi hóa học trong gạo, khiến gạo bị biến chất và gây hại nếu ăn phải, cụ thể là chất tryptophan trong gạo lứt có thể bị biến đổi thành acid alpha picolinic gây phá hủy mô.
Nguồn tham khảo: Is Brown Rice Good for You? - Healthline xuất bản ngày 23/5/2018 Brown rice - Whfoods xuất bản ngày 21/8/2002 |