Nhiều người cứ nghĩ phần thịt lợn là ngon nhất mà bỏ lỡ đi 2 bộ phận cực quý giá nhưng chẳng mấy ai mua, thậm chí người bán còn muốn giữ làm của riêng vì quá ngon và bổ.
Trong cuộc sống hàng ngày, thịt lợn được mọi người ăn nhiều nhất và giá trị dinh dưỡng của nó rất cao, nhưng bạn có biết bộ phận nào của lợn là quý nhất không?
1. Xương lưỡi liềm
Nếu chỉ nói tên chắc chắn nhiều người sẽ không biết phần thịt này nằm ở chỗ nào của con lợn. Thực tế, vị trí của xương lưỡi liềm nằm ở ngã ba của phần chân trước con lợn, nơi có chiếc xương giống lưỡi liềm. Xương lưỡi liềm cũng chính là một phần sụn, rất giòn, dùng để hầm súp hay canh... cũng rất bổ dưỡng và ngon miệng.
Xương lười liềm giàu canxi, collagen và protein.
Một số người bán vì biết được phần thịt quý giá này nên giữ lại để hầm xương, nấu canh cho gia đình nên ít khi người mua biết đến. Nhưng điều quan trọng hơn cả hương vị đó là xương lưỡi liềm rất giàu collagen, protein và vitamin. Thường xuyên tiêu thụ bộ phận có giá trị này có thể thúc đẩy sự phát triển của xương, ngăn ngừa loãng xương và tăng cường khả năng miễn dịch.
Có 2 lợi ích lớn của xương lưỡi liềm đó là:
- Bổ sung canxi: Hàm lượng canxi trong xương lưỡi liềm cao, rất thích hợp cho trẻ em đang trong thời kỳ tăng trưởng và phát triển và người già bị loãng xương, giúp bổ sung đủ canxi cho cơ thể con người. Phụ nữ có thể ăn một ít xương lưỡi liềm đúng cách để bổ sung canxi trong thai kỳ, hiệu quả vẫn tương đối tốt.
- Cung cấp dinh dưỡng: Thịt xương lưỡi liềm rất giàu protein và chiết xuất chứa nitơ hòa tan trong nước, bao gồm nhiều loại protein, có thể cung cấp chất dinh dưỡng phong phú và chất lượng cao cho các chức năng chính của cơ thể. Bên cạnh đó, xương lưỡi liềm có giá trị rất cao trong việc giữ gìn sức khỏe, sử dụng xương lưỡi liềm có tác dụng bổ sung vitamin rất hiệu quả.
Đậu rang xương lưỡi liềm
Vì xương lưỡi liềm ít thịt và xương giòn nên không thích hợp để xào, nhưng xương lưỡi liềm có thể dùng để nướng, hầm, chiên giòn. Bình thường mọi người sẽ lấy xương lưỡi liềm về nhà và hầm canh cho gia đình, sau khi chần xương lưỡi liềm thì cho cà rốt, củ cải trắng hoặc củ sen và các nguyên liệu khác vào, sau khi lửa sôi thì chuyển sang lửa nhỏ đun liu riu. Khoảng 20 phút, nêm muối vừa ăn.
2. Đuôi lợn
Ngoài phần xương lưỡi liềm còn có một phần khác của con lợn ít người để ý mua nhưng cũng rất tốt cho sức khỏe đó là đuôi lợn. Nhiều người vì nghĩ đuôi lợn chẳng có thịt nên nhạt nhẽo, không thích mua về ăn nhưng đây cũng là bộ phận quý giá của con lợn.
Đuôi của các loài gia súc đã được dùng từ xưa với công dụng củng cố đốc mạch để chữa nhiều bệnh chủ yếu bổ thận, trị đau lưng, tứ chi mỏi. Trong đó đuôi lợn có tác dụng bổ khí, dưỡng huyết, hỗ trợ chứng thận hư, liệt dương, xuất tinh sớm,...
Đuôi lợn có hỗ trợ chứng thận hư, liệt dương, xuất tinh sớm,...
Một số bài thuốc tăng cường sinh lực từ đuôi lợn:
- Đuôi lợn hầm đậu đen: Canh này có công hiệu bổ thận trợ dương, nhuận táo thông tiện thích hợp với chứng thận hư liệt dương, táo bón. Triệu chứng lưng gối mỏi mềm, dương sự bất lực, tính dục giảm, xuất tinh sớm, di tinh, tiểu tiện trong dài, đại tiện táo kết.
- Đuôi lợn trần bì: Kiện tỳ, bổ thận, ích tinh. Chữa đau lưng, tiểu nhiều, mệt mỏi, ù tai, hoa mắt, di mộng tinh, phụ nữ hiếm muộn, đau dạ dày.
- Canh đuôi lợn, lạc: Công hiệu canh này là dưỡng huyết nhuận táo, cường tráng gân cốt, thích hợp với chứng teo mềm do thận hư huyết thiểu. Triệu chứng sống lưng đau mỏi, chi dưới teo mềm, đầu choáng tai ù, đại tiện khô kết, tiểu tiện nhiều lần. Cũng có thể dùng vào chứng sau khi đẻ phong thấp tê đau mà thấy lưng, chân mất sức, lâu ngày không khỏi.