Bữa sáng được đánh giá là bữa ăn quan trọng trong ngày. Tuy nhiên, ăn sáng thế nào là đúng cách nhất thì không phải ai cũng biết.
Sau một đêm dài, nếu không được cung cấp thêm năng lượng thì cơ thể chúng ta sẽ trở nên kiệt sức, mệt mỏi, khó tập trung dẫn đến hiệu quả làm việc không cao. Vì vậy, việc ăn sáng là thực sự cấn thiết đối với mỗi chúng ta.
Tuy nhiên do cuộc sống bận rộn, bữa sáng thường bị coi nhẹ. Một số lỗi sau rất nhiều người mắc khiến bữa sáng không đủ dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể:
Ăn quá nhiều chất
Một số người nghĩ rằng sữa và trứng rất bổ dưỡng nên sáng nào cũng ăn và không dùng các thực phẩm khác. Trong thực tế, ăn sáng lặp đi lặp lại một hay hai loại thức ăn sẽ không có lợi và không đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Bữa sáng quá nhiều chất hoặc quá sơ sài khiến cơ thể thiếu chất trầm trọng dẫn tới nhiều hậu quả xấu.
Thay vào đó nên ăn theo chế độ dinh dưỡng cân bằng. Các chuyên gia gợi ý bữa ăn sáng chất lượng cao phải chú trọng cân bằng dinh dưỡng, ngoài nạp thực phẩm giàu protein cũng phải ăn đủ lượng trái cây và rau quả để đáp ứng nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Ăn quá sớm hoặc quá muộn
Ăn sáng quá sớm hay quá muộn đều không tốt cho sức khỏe. Theo nhiều nghiên cứu từng công bố trước đó, thời gian lý tưởng cho bữa sáng là vào khoảng thời gian từ 7 - 8 giờ và sau khi ngủ dậy từ 20 - 30 phút. Bữa sáng nên cách bữa trưa phải ít nhất từ 4 - 5 tiếng.
Những thức ăn để qua đêm cho dù để trong tủ lạnh vẫn mất đi một phần giá trị dinh dưỡng đồng thời còn sản sinh ra một lượng lớn nitrite – một chất gây ung thư cực hại cho cơ thể.
(Ảnh minh họa)
Nguyên nhân cần phải ăn sáng thời điểm này vì đây là lúc ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều nhất. Bởi thế thời điểm này cần phải ăn sáng với nhiều thực phẩm giàu dưỡng chất để ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng tối ưu.
Ăn thức ăn thừa
Những thức ăn để qua đêm cho dù để trong tủ lạnh vẫn mất đi một phần giá trị dinh dưỡng đồng thời còn sản sinh ra một lượng lớn nitrite – một chất gây ung thư cực hại cho cơ thể.
Vì vậy bữa sáng tốt nhất là nên ăn đồ tươi mới, đối với các loại thức ăn thừa thì nhất định phải bảo quản tốt và hâm kỹ lại trước khi ăn để hạn chế tối đa những tác hại đến cơ thể.
Ăn quá nhiều đồ ăn nhanh
Thói quen ăn nhanh làm cho thức ăn không được nghiền kĩ, không tốt cho hệ tiêu hóa, tăng khả năng mắc bệnh trào ngược dạ dày. Hơn nữa, khi ăn đồ nóng mà ăn vội ăn vàng có thể gây ung thư cuống họng và nhiều loại bệnh về đường tiêu hóa khác. Ngược lại, nếu sử dụng đồ ăn lạnh vào buổi sáng trong thời gian dài, bạn sẽ phải đối diện với nguy cơ mắc bệnh táo bón, sức đề kháng bị sụt giảm nghiêm trọng,…
Ăn quá no
Ăn sáng quá no sẽ làm tăng nguy cơ tích lũy mỡ, hàm lượng cholesterol trong máu và lượng triglycercide trong huyết dịch tăng cao.
Ngoài ra, ăn quá nhiều vào bữa sáng sẽ gây áp lực cho các cơ quan trong cơ thể và làm chậm quá trình trao đổi chất. Bạn chỉ nên áp dụng khẩu phần ăn với tỉ lệ protein và carbohydrat vừa phải giúp nạp đủ năng lượng cần thiết để bắt đầu một ngày làm việc hiệu quả.