8 người ở Hà Nội nhập viện sau khi ăn loại cá giá cả triệu đồng/con, BS cảnh báo mối nguy từ loại cá "linh dược" này

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 18/07/2023 14:00 PM (GMT+7)

Sau khi ăn loại cá đặc sản trong bữa tiệc, một nhóm 8 người đã phải nhập viện cấp cứu, trong đó 3 người có triệu chứng nặng phải chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai điều trị.

Đang nằm điều trị tại Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai, chị M (Phúc Thọ, Hà Nội) cho biết, cách đây 4 ngày chị và 8 người khác có ăn cá chình trong một buổi tiệc, đến tối 8 người phải nhập viện cấp cứu, người còn lại nhẹ hơn, được theo dõi ở nhà.

Theo chị M, đây là lần đầu tiên chị ăn loại cá này, sau ăn 4 tiếng thấy người mệt mỏi, đau đầu, nôn và đi ngoài nhiều, co cứng hàm, tê lưỡi và được đưa đi cấp cứu. Trong nhóm cùng ăn cá chình đa số mọi người cùng có biểu hiện như chị Mừng.

Sau khi cấp cứu ở tuyến dưới, 3 bệnh nhân có biểu hiện nặng hơn được chuyển tới Bệnh viện Bạch Mai. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân ngộ độc cá chình. TS. BS bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cho hay cả 3 bệnh nhân đã ổn định, đang được tiếp tục theo dõi tại bệnh viện.

Cá chình đắt đỏ nhưng nhiều người sẵn sàng bỏ tiền ra ăn vì cho rằng nó có nhiều tác dụng với sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Cá chình đắt đỏ nhưng nhiều người sẵn sàng bỏ tiền ra ăn vì cho rằng nó có nhiều tác dụng với sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Bác sĩ Nguyên cho biết, cá chình có một số loại độc tố có thể gây ngộ độc, khi bị ngộ độc thường xuất hiện triệu chứng tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng, cứng cơ. Phần lớn triệu chứng xuất hiện từ 2 đến 6 giờ sau ăn.

Theo bác sĩ Nguyên, nguồn gốc ngộ độc là do vi tảo biển gây ra. Loại tảo này là thức ăn của nhiều loại cá biển nhỏ, sau đó cá ăn thịt lớn hơn ăn cá nhỏ đã ăn tảo biển trước đó và các độc tố đi vào theo chuỗi thức ăn, tích lũy trong thịt các con cá lớn, khi người ăn phải có thể bị ngộ độc.

Các nghiên cứu cho thấy cá chình thường chứa độc tố ciguatera. Độc tố này còn thường gặp với các loại cá ở rặng san hô như: cá nhồng, cá hồng, cá tầm, cá cháo, cá cam, cá mú, cá mó, cá vược, cá chình, cá mập (gan cá)… Có tới hàng trăm loài cá có thể chứa độc tố ciguatera.

Bác sĩ Nguyên chia sẻ, độc tố ciguatera có thể gây tử vong do nạn nhân bị suy hô hấp, liệt cơ hô hấp, co giật, loạn nhịp tim. Ngoài ra, triệu chứng khi ngộ độc có thể kéo dài dai dẳng, gây khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh.

Đáng nói, ngộ độc ciguatera khó phòng tránh vì vi khuẩn không mùi, không vị, không bị phá hủy bởi nhiệt độ đông lạnh, không xác định được bằng mắt thường. Để phòng bệnh, người dân không nên ăn quá nhiều cá chình và các loại cá sống ở rặng san hô, đặc biệt tránh ăn nội tạng cá.

Cá chình là loài cá ăn tạp, thức ăn chủ yếu là các loại cá con. Loại cá này còn được gọi là cá "linh dược" vì rất tốt cho sức khỏe của nam giới. Cá chình có nhiều đạm, nổi tiếng về sự bổ dưỡng, thịt béo thơm và lành, có tác dụng tráng dương bổ thận.

Nhiều kinh nghiệm dân gian còn lưu truyền, phụ nữ sinh nở ăn cá chình kho nghệ thì rất bổ và lành, mau lại sức, lợi sữa. Cá chình có giá trị như vị thuốc, có thể sánh với yến sào, gân hươu. Chính vì được thổi phồng tác dụng như vậy nên cá chình có giá khá đắt đỏ, có lúc lên tới 500.0000 đồng/kg, tùy loại và tùy kích thước. Có những con cá to đã lên tới vài triệu đồng/con.

Ăn cá để giảm cân, người phụ nữ tá hỏa khi lượng mỡ ngày càng tăng, bác sĩ nhìn món ăn liền hiểu ra
Người phụ nữ muốn giảm cân nên nghe theo lời bác sĩ ăn thịt trắng mà cụ thể là cá. Ban đầu, cô cũng thấy có hiệu quả nhưng sau đó, cân nặng đột nhiên không giảm mà lượng mỡ cơ thể tăng lên.

Các vấn đề sức khỏe khác

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Ngộ độc thực phẩm