Cà chua có chứa lycopene - một chất chống oxy hóa, có rất nhiều tác dụng với sức khỏe. Nếu biết cách kết hợp với những thực phẩm này công dụng tăng gấp bội.
Xem thêm: Cách trồng cà chua đơn giản hiệu quả
Có nguồn gốc từ miền Tây Nam Mỹ, thực phẩm màu đỏ này hay bị nhầm lẫn là một loại rau, vì thường được ăn với các món mặn, nhưng thực ra nó lại là một loại trái cây. Ngày nay, cà chua được trồng ở khắp nơi trên thế giới và có thể mua được quanh năm từ siêu thị hay chợ nông sản...
Có nhiều loại cà chua, từ cà chua bi, cà chua đỏ đến cà chua tím... và có thể ăn theo nhiều cách như nấu chín, ăn sống, trộn salad, cho vào pizza...
Những vitamin và khoáng chất có trong cà chua
Theo trang Healthline, cà chua là một nguồn chính của lycopene - một chất chống oxy hóa, có rất nhiều tác dụng với sức khỏe, bao gồm cả việc đẩy lùi các gốc tự do dẫn đến ung thư.
Cũng như lycopene, cà chua còn chứa nhiều hợp chất thực vật khác, bao gồm beta-carotene, naringenin. Beta-carotene là một chất làm cho cà chua có màu đỏ cam và được chuyển đổi thành vitamin A, rất tốt cho làn da khỏe mạnh, đồng thời tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch trong cơ thể.
Cà chua cũng chứa đầy các vitamin như vitamin C, kali, folate và vitamin K... Lượng vitamin có thể khác nhau trong tùy loại cà chua.
Ăn cà chua thế nào là tốt nhất?
Nếu bạn đang tìm cách để "nạp" thêm lycopene từ chế độ ăn uống thì cách tốt nhất là nên lựa chọn cà chua tươi sẽ tốt hơn cà chua đóng hộp vì như thế bạn sẽ hấp thụ được nhiều lycopene hơn. Tương tự như vậy, ăn cà chua tươi cũng tốt hơn so với nước sốt cà chua, tương cà chua...
Nếu ăn cà chua tươi, bạn nên chọn những quả có màu đỏ tươi sáng vì chúng có khả năng có có hàm lượng lớn chất chống oxy hóa.
Cà chua nên được lưu trữ ở nhiệt độ phòng và tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào là tốt nhất. Lưu trữ cà chua trong tủ lạnh có thể làm hỏng hương vị của chúng.
Khi nấu, cà chua sẽ giải phóng lycopene, nếu thêm 1 chút dầu ôliu thì sẽ giúp cơ thể hấp thu các chất này dễ dàng hơn.
Với những tác dụng tuyệt vời và giá trị dinh dưỡng cao, cà chua trở thành một loại thực phẩm được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, việc sử dụng loại thực phẩm này đúng cách sao cho không làm mất đi chất dinh dưỡng và gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ lại là điều không phải ai cũng biết.
Cà chua kết hợp với 2 loại thực phẩm này càng tăng chất dinh dưỡng cho cơ thể
1. Sốt trứng với cà chua
Lycopene về cơ bản là một vitamin tan trong chất béo. Nó thuộc cùng một loại với carotene. Sau khi nấu chín hoặc chế biến dưới dạng làm nóng là cách có thể giúp món ăn tối đa hóa giá trị của nó. Lycopene dễ bị mất khi tiếp xúc với oxy và môi trường nóng, vì vậy nó không thích hợp để nấu trong thời gian quá dài.
Sốt cà chua và trứng là một lựa chọn rất đáng áp dụng vì thời gian chế biến ngắn hơn và có thể bảo quản và giữ lại chất lycopene đến mức tối đa, đồng thời là một món ăn có khả năng dễ dàng để cơ thể hấp thụ tốt.
2. Xào súp lơ xanh với cà chua
Hai màu sắc giữa xanh và đỏ kết hợp với nhau chắc chắn là một món ăn thực sự ngon, bông cải xanh hay súp lơ còn được gọi là thực phẩm "vua" trong nhóm rau họ cải, có chứa chất chống oxy hóa tự nhiên như flavonoid và anthocyanin, và đồng thời cũng có khả năng chống lão hóa và phòng chống bệnh tật rất tốt.
Sự kết hợp chúng với nhau cũng là một lựa chọn rất đáng tin cậy, không chỉ với hương vị tốt mà còn tăng gấp đôi giá trị dinh dưỡng. Nên cắt khúc bông cải xanh trước để giúp giảm thời gian chế biến (nhanh chín) có thể giữ lại chất dinh dưỡng một cách tối đa hơn.
Bạn nên ăn bao nhiêu cà chua trong 1 tuần?
Theo NHS (Dịch vụ Y tế Mỹ), mỗi ngày bạn nên ăn 1 quả cà chua có kích thước vừa hoặc 7 quả cà chua bi (cà chua anh đào). Với khẩu phần cà chua này, bạn đã thêm vào cơ thể ít calo mà nhiều nước nên không ảnh hưởng đến cân nặng.
Mặc dù cà chua có nhiều lợi ích sức khỏe nhưng ăn quá nhiều có thể gây ra một số vấn đề cho bạn. Một trong số đó là trào ngược axit. Cà chua có chứa axit malic và axit citric, nếu tiêu thụ quá nhiều các axit này có thể làm cho dạ dày của bạn "quá chua" và gây "bỏng" tim hoặc trào ngược axit. Vì vậy, những người gặp vấn đề ở đường tiêu hóa hoặc có bệnh trào ngược dạ dày thực quản không nên ăn quá nhiều cà chua.
Ăn quá nhiều cà chua có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận. Điều này là do thực tế, cà chua là trái cây rất giàu canxi và oxalate. Ăn nhiều cà chua thì lượng canxi và oxalate vào cơ thể cũng quá nhiều khiến cơ thể khó loại bỏ hết được. Phần dư thừa sẽ bắt đầu lắng đọng trong cơ thể, khiến sỏi thận hình thành.