Mùa đông lạnh giá thì món lẩu được nhiều người yêu thích nhất. Tuy nhiên, ăn lẩu cũng cần phải đúng cách và đảm bảo an toàn thực phẩm để không phải gánh hậu quả.
Tiểu Điền, 28 tuổi ở Tứ Xuyên, đã mời cô gái mình thích đến nhà để ăn lẩu cá dưa chua (đặt trên bếp than), nhân tiện để bày tỏ tình cảm của mình, kết quả là bị cô gái khước từ. Tâm trạng của Tiểu Điền gần như bị suy sụp, sau đó cậu gọi điện thoại cho một người bạn đến cùng uống rượu.
Khi người bạn đến đã thấy Tiểu Điền nằm trên sàn nhà với các dấu hiệu của người bị ngộ độc.
Người bạn 1 tiếng sau mới đến, đã phát hiện Tiểu Điền đang nằm trên sàn nhà, ý thức rơi vào trạng thái mơ hồ, toàn thân đầy mùi rượu, hơi thở kém, Tiểu Điền nôn ói rất nhiều trên sàn nhà, bếp than đặt nồi lẩu vẫn chưa tắt.
Người bạn của Tiểu Điền vội vàng gọi xe cấp cứu đưa cậu đến Bệnh viện Hoa Tây thuộc Đại học Tứ Xuyên để cấp cứu. Cơ bản các bác sĩ nghĩ rằng, Tiểu Điền là do bị ngộ độc rượu cấp tính hoặc ngộ độc carbon monoxide, nhưng sau một số xét nghiệm, chính xác Tiểu Điền bị ngộ độc nitrite.
Tiểu Điền bị ngộ độc nitrite do ăn lẩu.
Chúng ta thường nghe nói rằng "nitrite là chất gây ung thư" và "món ăn qua đêm có nitrite không thể ăn" ... Vậy nitrite là gì? Ngộ độc nitrite là gì? Tại sao ăn lẩu gây ngộ độc nitrite?
Nitrite là gì?
Nitrite là một loại hợp chất vô cơ chứa nitơ có mặt khắp nơi trong tự nhiên. Nó có thể được sử dụng làm phụ gia thực phẩm trong các sản phẩm thịt và thường được sử dụng để chống phân hủy, làm tăng màu sắc và tăng hương vị. Bình thường chỉ cần sử dụng đúng theo phạm vi tiêu chuẩn quốc gia quy định thì không gây nguy cơ bị ngộ độc. Tuy nhiên, nếu một lượng lớn nitrite được hấp thụ vào cơ thể trong một thời gian ngắn rất dễ gây ngộ độc cấp tính..
Biểu hiện của ngộ độc nitrite thường là buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu...
Khi lượng tiêu thụ đạt 0,2-0,5g, nó có thể gây ngộ độc. Khi lượng nitrite ăn vượt quá 3g, nó có thể gây tử vong. Ngộ độc nitrite thường khởi phát rất nhanh, sau khi vào cơ thể từ 1-3 tiếng là phát bệnh. Đặc điểm khi bị ngộ độc biểu hiện là ban xuất huyết, và các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, tức ngực, khó thở, đánh trống ngực, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy. Môi, móng tay và da toàn thân, xuất huyết màng nhầy. Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh mất ý thức, khó chịu bất an, hôn mê, suy hô hấp và tử vong.
Ăn lẩu có thể gây ngộ độc nitrite không?
Trên tờ Tân Hoa Xã của Trung Quốc từng đăng tải thông tin rằng nước lẩu có chứa lượng nitrite nhất định, nếu nước lẩu đun quá lâu sẽ sản sinh ra nitrite dễ gây ung thư. Trong số tất cả các loại canh lẩu, canh dưa chua có tỷ lệ nitrite cao nhất (Tiểu Điền trong trường hợp trên lựa chọn lẩu cá dưa chua), tiếp theo lẩu hải sản, lẩu nước canh xương có mức tăng nitrite tương đối ít.
Các loại thực phẩm chứa nhiều nitrite cùng cho vào nồi lẩu sau khi ăn lượng lớn sẽ khiến cơ thể bị ngộ độc.
Tuy nhiên theo các chuyên gia nước lẩu có thể không chứa sẵn nitrite mà do các nguyên liệu để làm nước lẩu hay các thực phẩm nhúng lẩu không đảm bảo an toàn, có chứa nitrite mới gây ngộ độc. Chỉ cần các loại thực phẩm bỏ vào nồi lẩu không có vấn đề về chất lượng, vậy vẫn rất an toàn.
Những thực phẩm nào chứa nhiều nitrite cần tránh?
Một số loại quả, rau xanh… được bón nhiều phân hóa học hoặc trồng ở các nguồn đất, nước bị ô nhiềm thường chứa nhiều nitrite. Các loại rau này khi nấu chín và để trong một thời gian dài, dưới tác dụng của vi khuẩn, nitrite trong rau vẫn giữ nguyên nên gây ra ngộ độc nếu ăn nhiều.
Thực phẩm dưa muối chưa kĩ cũng chứa nhiều nitrite.
Các loại rau cải dùng để muối dưa cũng thường có nitrit. Khi chưa muối thì hàm lượng này tường đối thấp, nhưng khi đem muối trong vài ngày đầu thì hàm lượng nitrit tăng lên do quá trình vi sinh khử nitrat thành nitrit. Chất này sẽ giảm dần và mất hẳn khi dưa có vị chua và màu vàng đẹp. Nhưng nếu để dưa bị khú (dưa để quá lâu) thì hàm lượng này lại tăng cao. Trong trường hợp của Tiểu Điền, có thể cậu đã sử dụng dưa bị khú hoặc dưa còn xanh chưa chín nên mới dẫn tới ngộ độc.
Bên cạnh đó, các loại thực phẩm chế biến sẵn như lạp xưởng, nem chua, xúc xích, thịt hun khói, thịt và cá đông lạnh… là những nhóm nguy cơ cao dễ gây ngộ độc nitrit, nitrat. Vì vậy những ai đang xem những món trên là khoái khẩu nên sử dụng một cách hợp lý để an toàn cho sức khỏe. Bạn nên chọn mua sản phẩm của các hãng thực phẩm có uy tín và chất lượng để hạn chế những rủi ro.