Có rất nhiều ý kiến cho rằng, ăn bột ngọt là độc hại, thậm chí gây chóng mặt, nôn nao...Điều đó có thật sự chính xác và nên dùng bao nhiêu bột ngọt là đủ? TS.BS Nguyễn Trọng Hưng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) sẽ giải đáp về vấn đề này.
-
Tốc độ phátChuẩn
-
Giọng đọc
Trưởng khoa Khám và Tư vấn dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia.
Chào bác sĩ!
Gia đình tôi có thói quen ăn bột ngọt từ xưa, tuy nhiên gần đây có nhiều thông tin cho rằng ăn bột ngọt chỉ để lừa miệng, chứ không có tác dụng gì. Hay một số trang mạng còn cho rằng, ăn bột ngọt có thể gây ung thư, ảnh hưởng trí não, làm bủn rủn chân tay, gây buồn nôn, choáng váng…
Vậy bác sĩ cho tôi hỏi, ăn bột ngọt có thực sự gây hại không? Và ăn làm sao cho đúng cách để không ảnh hưởng đến sức khỏe?
Xin cảm ơn bác sĩ!
Trước hết phải khẳng định rằng, rất nhiều tổ chức uy tín trên thế giới đều có khuyến cáo, sử dụng bột ngọt trong chế biến thực phẩm là một biện pháp giảm muối rất tốt. Như chúng ta đã biết, việc ăn nhiều muối là nguyên nhân gây bệnh như huyết áp, tim mạch vì thế giảm muối trong bữa ăn là điều hết sức quan trọng và cân thiết.
Một nghiên cứu ở Nhật Bản đã chỉ ra rằng, khi chúng ta có 1 lít nước dùng, nếu cho vào đó 8g muối nhưng không cho bột ngọt thì vị ngon vẫn chấp nhận được, nhưng chúng ta sẽ ăn nhiều natri, tức là nhiều muối.
Trường hợp thứ hai là cùng với 1 lít nước dùng đó, nếu chúng ta cho vào đó 4g muối và 4,8g bột ngọt thì vị ngon vẫn chấp nhận được nhưng chúng ta đã giảm được 31,5% lượng natri ăn vào.
Tương tự, các nghiên cứu khác ở Mỹ, Brazil hay Phần Lan họ cũng áp dụng cách này để giảm lượng muối ăn đưa vào cơ thể hàng ngày. Như vậy, bột ngọt là cách giảm lượng muối ăn hàng ngày, chứ không phải để lừa miệng như nhiều người vẫn nói.
Thực tế, có nhiều người cho rằng ăn bột ngọt không an toàn, thậm chí còn truyền tai nhau về nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng bột ngọt chính là các Monosodium Glutamate, đây là các thành phần tự nhiên có trong hoa quả và sữa… có vai trò tốt cho sức khỏe.
Các tổ chức uy tín trên thế giới đều khuyến nghị dùng bột ngọt như một biện pháp giảm muối trong bữa ăn. Ảnh minh họa.
Hơn nữa, hiện nay bột ngọt được sản xuất từ các thực phẩm được lên men tự nhiên như mía, ngô, khoai mỳ, củ cải đường nên khá an toàn khi sử dụng. Và thực tế, bột ngọt cũng được các tổ chức uy tín trên thế giới khuyến cáo sử dụng.
Với thông tin ăn bột ngọt bị tê bì chân tay, chóng mặt, buồn nôn hay còn gọi là hiện tượng bị say bột ngọt (mỳ chính). Đây là thông tin xuất phát từ năm 1960, do một bác sĩ người Mỹ sau khi ăn món ăn có bột ngọt ở một quốc gia khác thì xuất hiện các triệu chứng trên.
Ngay sau đó, các chuyên gia nghiên cứu cũng đã vào cuộc và khẳng định, bột ngọt không phải là nguyên nhân gây nên triệu chứng như trong lá thư được lan truyền trên mạng. Đồng thời cũng không có chuyện bột ngọt gây nên ảnh hưởng trí não hay sa sút trí tuệ.
Về liều lượng sử dụng hàng ngày, hiện chưa có khuyến cáo cụ thể nào về hàm lượng tối đa hay tối thiểu mà sử dụng tùy theo khẩu vị. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nếu bột ngọt sử dụng ở nhiệt độ dưới 200 độ C thì nó không làm gây nên các chất có hại cho sức khỏe. Do vậy, chúng ta nêm nếm bột ngọt trước, trong, sau khi chế biến thực phẩm đều an toàn.
|
Tin liên quan
Ngày nay, bột ngọt là một gia vị phổ biến trong bữa ăn nhưng tính an toàn của gia vị này vẫn còn là băn khoăn của nhiều người. Trong đó,...
Loại quả này giàu vitamin C gấp nhiều lần cam, vào mùa chỉ từ 10.000 đồng/kg. Dù quen thuộc với người Việt nhưng không phải ai cũng biết...
Dùng bột ngọt trong việc nấu thức ăn như thế nào cho hợp lí?
Chẳng gì tuyệt hơn một cốc nước mía mát lạnh giữa ngày hè nóng bức. Nhưng, liệu bạn có bao giờ tự hỏi nước mía mang lại những lợi ích gì?
Tin bài cùng chủ đề Các vấn đề sức khỏe khác
Việc chọn thời điểm tập thể dục trong ngày không chỉ phụ thuộc vào lịch trình cá nhân mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả và lợi ích sức khỏe. Để các bài tập đạt hiệu quả, ngoài việc chú ý đến...