T. cho biết vòng 1 của cô không ngừng lớn thêm, hiện tại đã lên tới 110cm, quá khổ so với trọng lượng 75kg của cơ thể. Khi đi khám bác sĩ đã tiết lộ nguyên nhân khiến cô cũng bất ngờ.
Nữ sinh Hải Dương V.T.T.T, (sinh năm 2000) từng gây xôn xao bởi ngoại hình và câu chuyện về vòng một “khủng” hơn 1 mét vào cuối năm 2017. Thời điểm ấy, T từng chia sẻ bản thân gặp không ít những khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, vận động và sức khỏe cũng như sự gièm pha, chỉ trích của không ít người khiến cô cảm thấy rất tự ti.
Nữ sinh Hải Dương có vòng một lên tới 1,1m.
Mới đây. T. đã tìm tới một bệnh viện thẩm mỹ tại TP.HCM để khám và tư vấn về việc thu nhỏ lại vòng 1. Qua thăm khám, bác sĩ kết luận cô gái trẻ bị phì đại tuyến vú, kích cỡ vòng 1 tăng nhanh trong 4-5 năm gần đây và vẫn đang có dấu hiệu to thêm. Ngực của T hiện tại đã sa trễ 37cm, trong khi người bình thường chỉ ở mức 17-18cm.
Vì vậy, bác sĩ tại bệnh viện chỉ định phẫu thuật thu nhỏ lại tuyến vú, có thể sẽ cắt bỏ 2/3 để kích cỡ ngực có thể quay trở lại bình thường. Sau khi phẫu thuật xong, bác sĩ cũng tư vấn T. cần nghỉ ngơi khoảng 3-5 ngày, mặc áo định hình trong 1-2 tháng để tránh ngực bị căng, giữ dáng ngực và chăm sóc để giữ sẹo đẹp. 1 tháng sau khi mổ, cô gái trẻ có thể tập gym với các bài tập nhẹ nhàng.
Bác sĩ thăm khám, tư vấn cho T.
Trước lo ngại có thể ảnh hưởng đến khả năng nuôi con bằng sữa mẹ, bác sĩ cho biết sẽ cố gắng phẫu thuật bảo tồn, tuyến sữa có thể bị ảnh hưởng nhưng chỉ ở mức độ nào đó.
Sau phẫu thuật, bác sĩ cho biết nguy cơ bị phì đại lại không nhiều do bệnh nhân đã qua tuổi dậy thì và khuyên cô nên giảm cân. Sau khi được tư vấn, 2 mẹ con T. đã xin về bàn bạc lại về việc nên phẫu thuật thu nhỏ ngực hay không.
Phì đại tuyến vú là bệnh gì?
Phì đại tuyến vú là một bệnh hiếm gặp, đặc trưng bởi sự phát triển quá mức của mô tuyến vú. Có dấu hiệu cho thấy nó vượt 3% trọng lượng cơ thể.
Các triệu chứng bao gồm: đau ngực, loét nhiễm trùng, các vấn đề tư thế, đau lưng và đau dây thần kinh liên sườn 4/5/6, mất cảm giác núm vú. Phì đại tuyến vú làm tăng tuyến vú mỗi bên 1.500g. Tuy nhiên, cũng có thể từ 0,6 - 2,5kg hoặc thậm chí một kích thước áo ngực cup D.
Phương pháp điều trị nội khoa bao gồm: progesterone, testosterone, stilbestrol, hydrocortisone, tamoxifen. Điều trị ngoại khoa gồm phẫu thuật giảm thiểu tuyến vú, cắt bỏ vú và tái tạo.