Ngón cái bị sưng phồng có thể là dấu hiệu của bệnh gút. Gút là tình trạng tập trung các tinh thể acid uric ở khớp xương, có thể do thừa cân béo phì, hay điều trị thuốc, hay chế độ ăn giàu đạm, nhưng cũng có thể do gen.
Ở hầu hết bệnh nhân, dấu hiệu đầu tiên của bệnh gút thường là sưng đỏ, phồng và đau ngón chân cái. Việc cần làm khi gặp triệu chứng này hoặc ở các khớp xương khác như đầu gối hay cùi chỏ là đến bác sĩ càng sớm càng tốt.
Ngoài việc uống thuốc điều trị cần điều chỉnh chế độ ăn ít đạm, giảm cân và uống nhiều nước.
Khi bàn chân xuất hiện bất cứ dấu hiệu khác thường nào, bạn cũng đừng nên bỏ qua. Hình minh họa.
Bàn chân lạnh có thể là dấu hiệu tuyến giáp suy giảm hoạt động, hoặc của bệnh Raynaud (Các mạch máu dẫn máu tới ngón chân, ngón tay quá mẫn cảm với nhiệt độ, căng thẳng, hút thuốc, quá trình uống thuốc điều trị. Khi hết mẫn cảm máu sẽ dồn về ngón chân ngón tay gây sưng đỏ và ngứa).
Với bệnh Raynaud thì chỉ có cách tránh các yếu tố khiến các mạch máu mẫn cảm như đã nói ở trên. Còn nếu bán chân lạnh đi kèm với mệt mỏi, tăng cân, đau cơ, trầm cảm thì nên đến gặp bác sĩ làm xét nghiệm về tuyến giáp.
Bàn chân bị tê, mất cảm giác hay có vết loét đỏ không lành nhiều khả năng là dấu hiệu của bệnh tiểu đường type 2. Nếu không được khám, chẩn đoán kịp thời thì quá trình điều trị sẽ rất khó khăn và ít có hiệu quả, nhiều trường hợp phải đoạn chi.
Màu sắc, hình dạng ngón chân, ngón tay biến đổi có thể là dấu hiệu của các vấn đề về phổi, tim mạch, hoặc dạ dày, làm nồng độ oxy trong máu bị giảm. Việc cần làm là đến bác sĩ.
Hình minh họa.
Các ngón chân không có lông có thể là dấu hiệu của bệnh về mạch máu. Một khi tuần hoàn máu không được tốt, các khu vực xa của cơ thể như ngón chân sẽ không nhận được đủ lượng máu. Bàn chân sẽ có màu không bình thường, móng chân bị dày lên, lông xung quanh bị rụng đi, làn da chân mỏng, nhẵn, sáng. Không nên chần chừ đến bác sĩ.
Móng chân dày, giòn, bạc màu có thể là dấu hiệu của bệnh vảy nến, một bệnh gây ra do suy giảm miễn dịch thường do căng thẳng, uống thuốc đặc trị, và gen. Một nửa bệnh nhân vảy nến có vấn đề ở các ngón chân, các triệu chứng khác thường là bong tróc da, viêm da, da chân có những mảng trắng dày, hoặc đỏ. Cần đến bác sĩ khám để có thuốc điều trị thích hợp.
Đau khớp ngón chân có thể là do viêm khớp dạng thấp. Những khớp nhỏ trong cơ thể như khớp ngón chân ngón tay là bộ phận đầu tiên bị ảnh hưởng khi bị viêm khớp dạng thấp. Chúng có thể bị sưng phồng và chứa chất lỏng bên trong. Nến khám và điều trị ngay vì nếu để lâu sẽ gây tổn thương sụn và khớp, làm hạn chế cử động.