Ngày 21/4, nữ diễn viên Goo Bon Im (Hàn Quốc) từng tham gia trong bộ phim “Cậu bé người sói” với Song Joong Ki đã trút hơi thở cuối cùng vì căn bệnh ung thư vòm họng.
Theo như người nhà cô Goo Bon Im cho biết: "Cô ấy đã bảo bản thân thấy đau từ tầm 1 năm trước, nhưng lúc này cứ nghĩ là chỉ bị viêm mũi. Sau khi khám mới biết, bản thân đã mắc phải căn bệnh ung thư vòm họng, nhưng lúc phát hiện đã là ở giai đoạn cuối. Sau đó, Goo Bon Im đã tiếp nhận điều trị hơn 1 năm nhưng tình hình không tiến triển thêm. Cô ấy đã ra đi sau khi chống chọi rất dữ dội với căn bệnh hiểm nghèo".
Nữ diễn viên Goo Bon Im
Goo Bon Im đã được công chúng yêu mến qua nhiều bộ phim điện ảnh, truyền hình và vở kịch. Năm 1992, cô lần đầu tiên ra mắt khán giả với phim điện ảnh Mister Mama. Sau đó, cô được khán giả biết đến tên tuổi khi góp mặt trong hàng loạt tác phẩm như phim điện ảnh Secrets, Objects, I Am A King (Hoàng đế bất đắc dĩ), A Werewolf Boy (Cậu bé người Sói) đóng chung với nam diễn viên Song Joong Ki; phim truyền hình My Lovely Family, Ode to the Han River, Warm And Cozy... Cô cũng gặp gỡ công chúng qua các vở kịch như Cheers, Three Friends.
Bác sĩ Hứa Anh Kiện, thuộc Khoa Tai Mũi Họng của Bệnh viện Từ Tế Đài Bắc cho biết, ung thư vòm họng là loại bệnh ung thư xảy ra ở vòm họng (phần trên của họng phía sau mũi). Bệnh này là một dạng hiếm của ung thư đầu cổ và thường xuyên xảy ra hơn ở Đông Nam Á.
Sẽ khá khó khăn cho bác sĩ để phát hiện ung thư vòm họng ở giai đoạn sớm vì rất khó để khám vùng mũi họng và triệu chứng của ung thư vòm họng giống một số bệnh khác. Ung thư có thể di căn đến các bộ phận khác của cơ thể thông qua mô, hệ thống bạch huyết và máu. Di căn phổ biến nhất là xương, phổi và gan.
Ai dễ mắc ung thư vòm họng?
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, chưa tới 1/100.000 người Mỹ mắc loại ung thư này. Nhưng ung thư vòm họng lại thường xuyên xảy ra hơn ở phía Nam Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á.
Bạn sẽ bị mắc ung thư vòm họng nếu:
- Nam giới
- Hay ăn thịt và cá ướp muối
- Gia đình có người mắc ung thư vòm họng
- Có những gen nhất định liên quan đến sự phát triển của ung thư
- Nhiễm virus EBV
- Hút thuốc
- Uống rượu
- Tiếp xúc với bụi gỗ hoặc hóa chất formaldehyde
4 dấu hiệu ung thư vòm họng cần nhớ
Theo bác sĩ Hứa Anh Kiện, các dấu hiệu của ung thư vòm họng có thể khó xác định trong giai đoạn đầu của bệnh do nhiều triệu chứng liên quan với các bệnh lý tai mũi họng thông thường, nên người bệnh và thầy thuốc dễ chủ quan và bỏ qua.
Tuy nhiên, nếu chú ý kỹ một chút người bệnh có thể phân biệt được một đặc điểm chung của bệnh ung thư vòm họng là các dấu hiệu thường xuất hiện ở một bên và nặng dần theo thời gian, sử dụng điều trị thuốc vẫn không khỏi.
Sau đây là các dấu hiệu của ung thư vòm giai đoạn sớm:
- Đau đầu: thường đau nửa đầu âm ỉ, có lúc đau thành cơn, dễ nhầm với các bệnh lý thần kinh và mạch máu não.
- Ù tai: khi ung thư vòm họng xâm lấn gây tắc vòi nhĩ, người bệnh thường xuyên bị ù tai một bên, có cảm giác như tiếng ve kêu bên trong tai.
- Ngạt mũi: dấu hiệu này xuất hiện tăng dần, ban đầu người bệnh sẽ bị ngạt một bên mũi, ngạt từng lúc một và kèm theo triệu chứng xì mũi ra máu,chảy máu cam.
- Nổi hạch cổ: hay gặp nhất là hạch góc hàm, đặc điểm nổi bật là hạch nhỏ, chắc, không đau thường tình cờ phát hiện.
Khi có các dấu hiệu này, người bệnh nên tới các cơ sở y tế để kiểm tra sức khoẻ. Các bác sĩ sẽ tiến hành quan sát từ đầu tới cổ để kiểm tra xem có sự nổi lên bất thường của hạch hay không. Các vị trí quan trọng như cổ, cằm, vùng xương quai xanh… Sau đó tiến tới kiểm tra dưới xương lưỡi, vòm họng.
Để dự phòng ung thư vòm họng, bác sĩ Biểu cho biết mọi người cần duy trì một lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây bệnh như không hút thuốc lá.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng việc không hút thuốc là có thể làm giảm được đáng kể nguy cơ gây lên ung thư vòm họng. Nếu như bạn có hút thuốc lá, lời khuyên tốt nhất là bỏ thuốc trong thời gian sớm nhất để đảm bảo sức khỏe.
Hạn chế sử dụng bia, rượu và các loại đồ uống có chứa cồn trong sinh hoạt hàng ngày.
Không nên ăn nhiều các thực phẩm được chế biến theo phương thức lên men như: thịt muối, dưa muối, cà muối…Không ăn thức ăn khi còn nóng tránh gây tổn thương đến vùng hầu họng.
Luyện tập thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe.