Bánh trung thu được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều có tốt không? Những chia sẻ dưới đây sẽ phần nào giải đáp thắc mắc và cung cấp kiến thức bổ ích cho bạn.
Ăn bánh trung thu mỗi mùa trăng tròn là sở thích của nhiều gia đình, nhất là khi bánh trung thu ngày nay càng có nhiều hương vị, chủng loại, nhãn hiệu... với chất lượng được nâng cao.
Chen Yunting, chuyên gia dinh dưỡng tại Bệnh viện Zhenxing, Đài Loan đã chỉ ra rằng bánh trung thu phần lớn có hàm lượng dinh dưỡng rất lớn so với nhiều loại bánh khác. Trung bình một chiếc bánh trung thu có khoảng 790 calo mỗi cái và hàm lượng chất béo gần 40 gam. Trong các loại bánh nhân đa dạng thành phần như bánh nhân thập cẩm, bánh nhân vi cá, bào ngư... lượng calo và chất béo còn nhiều hơn thế.
Hàm lượng dinh dưỡng trong một chiếc bánh trung thu sẽ tác động thế nào đến cơ thể?
Chen Yunting chỉ ra, bánh trung thu là thực phẩm có hàm lượng calo cao, ăn vào có thể khiến chỉ số đường huyết (GI) cao, gây ra biến động lớn về lượng đường trong máu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bột và nhân ngũ cốc dùng trong bánh trung thu đều là tinh bột và cũng nên được tính vào tổng lượng đường mà mỗi người phải chú ý khi ăn, đặc biệt với người tiểu đường.
Một chiếc bánh trung thu chứa nhiều dinh dưỡng. (Ảnh minh họa).
Ngoài tinh bột và đường, Chen Yunting chỉ ra bánh trung thu còn chứa nhiều chất béo và dầu, đặc biệt là bơ và các nguyên liệu thô khác dùng trong quá trình làm bánh có nhiều chất béo bão hòa, dễ gây ra những bất thường trong cơ thể. Đặc biệt, cholesterol gây gánh nặng cho tim mạch và làm tăng xơ cứng động mạch, nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Khi mua bánh trung thu, Chen Yunting nhắc bạn chú ý đến nhãn dinh dưỡng, đặc biệt là hàm lượng đường tinh luyện và chất béo bão hòa trong nhãn dinh dưỡng. Nếu tính toán dựa trên giá trị tham chiếu lượng calo tiêu thụ hàng ngày của người dân Trung Quốc là 2.000 calo thì lượng đường tinh luyện hàng ngày lý tưởng nên nhỏ hơn 50 gam và hàm lượng chất béo bão hòa không quá 50 gam. Nếu bạn đã có vấn đề về cholesterol cao, Chen Yunting gợi ý rằng bạn nên ăn ít loại có chứa lòng đỏ trứng hoặc thịt, bào ngư, vi cá... đồng thời chọn bánh trung thu nhân ít ngọt. Cô cũng gợi ý khi ăn bánh trung thu nên cắt thành từng miếng nhỏ để chia cho người thân, bạn bè, tránh ăn quá nhiều calo một lúc.
Ba lưu ý quan trọng khi ăn bánh trung thu
Nên lưu ý khi ăn nhiều bánh trung thu. (Ảnh minh họa).
- Đừng bao giờ ăn hết một chiếc bánh trung thu. Không ăn khi bụng đói vì điều này có thể dẫn đến ăn quá nhiều. Thay vào đó, hãy thử ăn bánh trung thu như một món tráng miệng sau một bữa ăn cân bằng lành mạnh. Nếu bạn định ăn một miếng bánh trung thu như một món ngọt sau bữa ăn, hãy thử cắt giảm một phần tư cơm hoặc mì ăn trước đó. Điều này sẽ ngăn bạn tiêu thụ quá nhiều carbohydrate và ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng cao đối với những người bị tiểu đường.
- Bỏ lòng đỏ trứng hoặc chỉ ăn một phần.
- Dùng bánh trung thu thay thế bữa ăn, ví dụ bữa sáng/bữa trưa và uống kèm một ít trà nóng hoặc nước ép rau tươi. Trà không chỉ chứa chất chống oxy hóa mà còn thơm ngon và là sự kết hợp hoàn hảo cho món ăn ngọt này.