Bị tẩy chay khi mẹ đưa đi học thêm, nữ sinh lớp 9 tự hủy hoại bản thân, muốn chết

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 09/04/2022 11:42 AM (GMT+7)

Khi học lực giảm sút, mẹ đã gửi con gái đến nhà cô giáo để kèm cặp thêm, không ngờ khi các bạn cùng lớp biết chuyện đã xa lánh, không giao tiếp… khiến cho nữ sinh bị ảnh hưởng tâm lý, tự hủy hoại bản thân, không muốn sống.

img alt src/upload/2-2022/images/2022-04-09/anh1-1649472660-871-width600height400.jpg stylewidth: 600px; height: 400px; /

Nữ sinh liên tục hủy hoại cơ thể, muốn tự sát vì trầm cảm

Rối loạn lo âu, trầm cảm ở trẻ vị thành niên nếu không được quan tâm đúng mức, phát hiện kịp thời sẽ để lại hậu quả vô cùng nguy hiểm, điều đó được minh chứng qua các vụ trẻ tự tử gây rúng động dư luận trong thời gian gần đây.

Đáng nói là những yếu tố tác động tới tâm lý trẻ đến từ rất nhiều phía như học tập, ngoại hình đến cách ứng xử của những người xung quanh...

Điển hình như trường hợp của bệnh nhân T.N (đang học lớp 9, ở Hà Nội) được đưa tới Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) điều trị trong tình trạng tự hành hạ bản thân bằng cách rạch tay. Ngoài ra N còn bị ám ảnh vì xuất hiện tiếng nói ở trong đầu.

Theo chia sẻ của mẹ bệnh nhi, trước đây N học rất giỏi nhưng bắt đầu sang năm học lớp 8 và lớp 9, học lực của em dần giảm sút. Nguyên nhân là do học online kéo dài, kỹ năng sử dụng máy tính của N không tốt nên em không theo kịp bài giảng của cô giáo.

Khi thấy lực học của con xuống dốc, mẹ của N đã gửi con đến nhà cô giáo để được kèm cặp thêm. Tuy nhiên, khi bạn bè biết chuyện thì nhiều người đã tẩy chay, không tương tác, không chơi cùng… khiến N cảm thấy buồn phiền. 

Bị tẩy chay khi mẹ đưa đi học thêm, nữ sinh lớp 9 tự hủy hoại bản thân, muốn chết - 2

Tất cả những tác động nhỏ bên ngoài khiến trẻ dễ bị thay đổi tâm lý. (Ảnh minh họa)

Có thời điểm, N chán nản, mất tự tin, bi quan và chán sống, có ý tưởng muốn chết. E đã dùng vật sắc nhọn tự cắt vào tay mình để giải tỏa căng thẳng. N kể lại rằng, sau mỗi lần tự làm đau, em cảm thấy dễ chịu hơn.

Cuối tháng 2/2022, N làm đau bản thân (rạch tay) nhiều hơn, ngủ không sâu giấc và được đưa tới Bệnh viện Bạch Mai điều trị nội trú với chẩn đoán rối loạn hành vi trầm cảm. Tuy nhiên, sau 2 tuần điều trị, N mắc COVID-19, gia đình xin ra viện về cách ly và điều trị tại nhà. Dù vẫn uống thuốc theo đơn nhưng bệnh nhân không thuyên giảm, các triệu chứng nặng thêm như xuyên nghe tiếng nói trong đầu sỉ nhục mình, nói mình là gánh nặng cho bố mẹ.

Mới đây, N tiếp tục được đưa đến điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai với chẩn đoán: Hội chứng trầm cảm, yếu tố tiền sử, hành vi tự hủy hoại. Sau khi được điều trị bằng thuốc, kết hợp luyện tập, trị liệu tâm lý, hiện tinh thần N đã ổn định.

Bố mẹ đôi khi không thừa nhận và đối diện với vấn đề con gặp phải

BSCKII. Nguyễn Hoàng Yến - Phòng trẻ em và thanh thiếu niên, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, lứa tuổi thanh thiếu niên là giai đoạn phát triển mạnh mẽ, chuyển đổi từ trẻ em sang giai đoạn trưởng thành được đánh dấu bằng mốc dậy thì. 

Cùng với đó là sự phát triển về tư duy, nhận thức, sự quan sát, sáng tạo, tự ý thức khẳng định bản thân, trưởng thành về nhân cách, đối mặt các yếu tố stress, học tập, tích lũy các phương thức đối phó stress nhiều nhất.

Trầm cảm ở lứa tuổi thanh thiếu niên có thể biểu hiện bởi các triệu chứng không đặc trưng như sự giảm sút học hành, giảm quan tâm về ngoại hình, thu mình, hạn chế các hoạt động xã hội hoặc các hành vi mang tính chống đối: bỏ học, sử dụng chất kích thích…

Bác sĩ Yến cho biết, hiện có một thực tế hết sức quan ngại đó là, khi trẻ chớm bộc lộ ý nghĩ về tự sát, về chán sống thì nhiều bậc cha mẹ lại gạt đi và "dạy đời" con rằng không nên nghĩ đến những điều tiêu cực. 

“Đây là tín hiệu kêu cứu mà các bậc cha mẹ phải đặc biệt lưu tâm. Khi trẻ bày tỏ cảm xúc đó là lúc con rất cần sự đồng cảm, sự chia sẻ, sự lắng nghe… Các bậc cha mẹ, người thân khi bắt được tín hiệu này nên hỏi han, khơi gợi để con nói ra những bất an, sự đau khổ, tuyệt vọng của mình”, bác sĩ Yến khuyến cáo.

Bác sĩ Yến chia sẻ, phụ huynh cần phải chú ý đến các tín hiệu cầu cứu của trẻ để phát hiện sớm và đưa đi khám kịp thời.

Bác sĩ Yến chia sẻ, phụ huynh cần phải chú ý đến các tín hiệu "cầu cứu" của trẻ để phát hiện sớm và đưa đi khám kịp thời. 

Hãy xem việc quan tâm con cái là một công việc

ThS.BS Lê Công Thiện - Trưởng phòng trẻ em và Thanh thiếu niên, Viện sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, tại Việt Nam, việc quan tâm, chăm sóc con cái, phần lớn là thuộc về các bà mẹ. Tuy nhiên, với một đứa trẻ thì sự quan tâm của cả gia đình là điều vô cùng cần thiết. Theo đó, tư duy, cách quan tâm, cách hỏi han của ông bà, cha mẹ đến với đứa trẻ là khác nhau. 

Nếu chỉ một mình mẹ hỏi han, quan tâm thì không chắc đã bao quát được hết và đáp ứng đúng điều trẻ cần. Vì vậy, hãy xem việc quan tâm con cái là công việc, phân chia đồng đều. Đừng để đến lúc sự đã rồi, tìm giải pháp khắc phục vô cùng khó”.

PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn - Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cũng cho rằng, việc tham gia tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho thanh thiếu niên, không bắt buộc phải là các bác sĩ, chuyên gia, mà phụ huynh, giáo viên cũng cần có kiến thức phát hiện để hỗ trợ cho trẻ về tâm lý, nhận biết các yếu tố nguy cơ từ đó ngăn chặn hành vi tự sát của trẻ. 

“Những thời gian xã hội cách ly hoặc trong bối cảnh gia đình có những biến động bất thường: bố mẹ ly hôn, ly thân hoặc người thân mất… thì trẻ dễ đối diện với nguy cơ trầm cảm. Nhận diện các dấu hiệu bất thường ở trẻ là chìa khóa giúp trẻ vượt qua những vấn đề về tâm lý”, PGS Tuấn nói.

Theo PGS Tuấn, những biểu hiện của trẻ có dấu hiệu rối loạn tâm lý bao gồm: - Giảm các mối quan hệ tương tác với bạn bè, gia đình; - Giảm tham gia các hoạt động xã hội; - Giảm sút học tập, không quan tâm đến vẻ ngoài, dễ cáu gắt, giận giữ… 

Có đến 90% các trường hợp có biểu hiện rối loạn tâm thần đều có bộc lộ ít nhất một biểu hiện ra ngoài. Do vậy, các cha mẹ nên giành nhiều thời gian để quan tâm chia sẻ cùng con cái như những người bạn của con mình.

Liên tiếp 4 trẻ tự tử nhập viện, cảnh báo 5 nhóm trẻ bố mẹ cần quan tâm đặc biệt
Việc nhận diện và phát hiện muộn khi trẻ có vấn đề về sức khỏe tâm thần sẽ rất nguy hiểm, đây chính có thể là nguyên nhân khiến tình trạng tự tử ở trẻ...

Tâm sinh lý tuổi teen

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ dậy thì