Mẹ chồng mất ngủ, sụt 14kg khi con dâu ở cữ, con gái vội đưa đi khám nhưng kết quả khiến cả nhà xấu hổ

HOÀNG DƯƠNG - Ngày 25/12/2023 09:00 AM (GMT+7)

Người mẹ cả đời vất vả nuôi con cái, chăm sóc gia đình, đến khi già vẫn phải lo toan khiến bà mắc bệnh trầm cảm, dẫn đến biếng ăn.

Vấn đề trầm cảm ngày nay đã được xã hội quan tâm hơn trước và rất nhiều trường hợp mắc là phụ nữ. Gần đây, bác sĩ tâm thần Chen Jiaju, giám đốc Phòng khám Shutian, Đài Loan (Trung Quốc) đã tiếp nhận một bệnh nhân nữ họ Chen, 73 tuổi được 2 người con một nam, một nữ đưa tới khám.

Người con gái đi cùng nói với bác sĩ giọng điệu khá bực bội: "Bác sĩ xem có phải mẹ tôi bị trầm cảm không, ở nhà phụ chăm cháu cho em dâu tôi chưa được bao lâu mà giờ người thành thế này". Người đàn ông đứng bên cạnh liền phản bác: "Mẹ với vợ em có vấn đề gì đâu, chỉ là chút mâu thuẫn mà chị cứ phải làm ầm ĩ". 

Bác sĩ Chen Jiaju nhìn thấy tình cảnh này cũng ngờ ngợ hiểu ra được vấn đề, có lẽ là mâu thuẫn mẹ chồng-nàng dâu làm ảnh hưởng tâm lý. Tuy nhiên để chắc chắn hơn, bác sĩ yêu cầu hai người con ra ngoài để có thể nói chuyện riêng với người mẹ. 

Bác sĩ Chen Jiaju gặp nữ bệnh nhân hơn 70 tuổi bị trầm cảm, biếng ăn do thiếu sự quan tâm từ gia đình.

Bác sĩ Chen Jiaju gặp nữ bệnh nhân hơn 70 tuổi bị trầm cảm, biếng ăn do thiếu sự quan tâm từ gia đình. 

Thoạt nhìn, người phụ nữ hơn 70 tuổi này có thân hình gầy gò, cơ thể yếu ớt, cử động có phần đau nhức và chậm, kiểm tra không phát hiện bệnh lý thể chất cấp tính hoặc mãn tính nghiêm trọng. Tuy nhiên, bà Chen cho biết thường xuyên bị mất ngủ, chán ăn, thể lực giảm sút và cân nặng cũng giảm xuống. Trước đây cân nặng của bà cũng đến 50kg nhưng chỉ sau vài tháng giờ chỉ còn 36kg. 

Sau khi tìm hiểu mới biết bà Chen khi còn trẻ thì vất vả làm việc, chăm lo gia đình, thường xuyên phải chịu nhiều áp lực tinh thần nhưng chồng không thấu hiểu, không có nơi nào giải tỏa, kết quả từng được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm và phải dùng thuốc trong một thời gian dài.

Gần đây, khi đã về hưu, con cái đã lớn những tưởng bà Chen sẽ được nghỉ ngơi nhưng không ngờ chồng và con trai lớn bất ngờ lâm bệnh nên bà phải chăm sóc, hôn nhân của con gái thứ hai cũng không hòa thuận thường gọi điện than vãn với mẹ, vợ của con trai út mới sinh nên về nhà bà ở cữ. Cùng lúc bà phải cáng đáng, chăm lo chồng con ốm đau, phụ con dâu chăm cháu lại phải nghe những chuyên tiêu cực của con gái, kết quả là áp lực tinh thần kéo dài suốt cuộc đời như vậy khiến bà kiệt quệ về tinh thần, không còn muốn ăn uống.

Người phụ nữ vất vả suốt thời trẻ, đến khi già vẫn phải chăm chồng con ốm, phụ con dâu chăm cháu, mệt mỏi kéo dài dẫn tới mắc bệnh. (Ảnh minh họa)

Người phụ nữ vất vả suốt thời trẻ, đến khi già vẫn phải chăm chồng con ốm, phụ con dâu chăm cháu, mệt mỏi kéo dài dẫn tới mắc bệnh. (Ảnh minh họa)

Bác sĩ Chen Jiaju chẩn đoán bà mắc chứng biếng ăn thứ phát, kết hợp với tình trạng thể chất suy giảm và tinh thần suy sụp. Sau đó bác sĩ cũng giải thích cho gia đình bà Chen hiểu về nguyên nhân gây ra vấn đề của người mẹ và kê thuốc, đồng thời nhắc nhở gia đình cũng nên quan tâm, chăm sóc mẹ. 

Thế nhưng bất ngờ thay, sau khi nghe bác sĩ phân tích, hai người con đi cùng ban đầu chỉ trích nhau giờ đây lại quay ra trách móc người mẹ ở nhà chăm cháu mà cũng mắc bệnh. Người con trai út còn nói rằng: "Nhà nào phụ nữ chẳng phải chăm chồng, chăm con, chăm cháu, sao đến mẹ lại kêu không chịu nổi". Sau đó, họ bắt người mẹ đi về trước sự ngỡ ngàng của bác sĩ. 

Trước tình cảnh đó, bác sĩ Chen Jiaju cũng phải cảm thấy chán nản và hiểu ra lý do tại sao người mẹ lại rơi vào tình cảnh này, cả đời hy sinh cho chồng con nhưng cuối cùng không một ai thấu hiểu cho bà. 

Bác sĩ Chen Jiaju cũng đề cập rằng những người bị trầm cảm lâu dài như người phụ nữ đôi khi không dể để nhận ra, họ trông có vẻ như vẫn ăn uống bình thường nhưng cân nặng lại giảm, dẫn đến suy dinh dưỡng và kéo theo nhiều triệu chứng như biếng ăn. Trường hợp nhẹ có thể chỉ là chán ăn, thiếu chất, nặng có thể dẫn đến thiếu cơ, tăng nguy cơ nhiễm trùng,...

Với những bệnh nhân này, ngoài điều trị theo liệu trình của bác sĩ thì rất cần sự phối hợp với người nhà để có thể giúp người bệnh thực hiện tốt được 3 việc sau thì việc điều trị mới hiệu quả.

(1) Xây dựng lại chế độ đủ dinh dưỡng, hợp vệ sinh: Chế độ ăn uống cân bằng, ăn uống điều độ, và thói quen ăn uống lành mạnh sẽ giúp cơ thể được cung cấp đủ năng lượng, kết hợp với thói quen tập thể dục để nâng cao thể lực. 

(2) Xây dựng cuộc sống gia đình: Các thành viên trong gia đình nên chia sẻ công việc nhà hàng ngày, cùng thảo luận, chia sẻ, giúp đỡ và chăm sóc nhau mới có thể xây dựng đời sống tinh thần tốt.

(3) Điều trị y tế: Phối hợp điều trị bằng thuốc, điều trị thể chất và tinh thần, điều trị tâm lý...

Cuối cùng, bác sĩ Chen Jiaju nhắc nhở rằng sự khó chịu về tâm lý và cảm xúc lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất. Những người trẻ và trung niên bận rộn với cuộc sống và chăm sóc con cái, họ vô tình phớt lờ và không quan tâm đầy đủ đến cha mẹ, người lớn tuổi. Do đó, cần phát triển thói quen luôn quan tâm nhiều hơn đến những cá nhân và nhóm người dễ bị tổn thương xung quanh để ngăn chặn những sự cố như vậy xảy ra lần nữa.

Từ vụ mẹ hại con nghi do trầm cảm, chuyên gia chỉ 13 dấu hiệu gia đình chớ coi thường
Trần cảm sau sinh thường khởi phát đột ngột và rất nặng, vì thế cần phải nhận biết các dấu hiệu để sớm có biện pháp can thiệp, tránh hậu quả đáng tiếc...

Trầm cảm sau sinh

Theo HOÀNG DƯƠNG (Dịch từ ETTODAY)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mental Health