Lớp phủ của chảo chống dính có gây độc không? Dùng chảo chính dính cần nhớ kỹ 3 điều này

Ngày 11/12/2023 16:16 PM (GMT+7)

Nhiều người nói ăn phải lớp mạ của chảo chống dính sẽ ung thư, điều này là đúng hay sai và nên sử dụng chảo chống dính thế nào cho an toàn?

Chảo chống dính là sản phẩm được tin dùng trong mọi nhà bếp, giúp bạn chế biến đồ ăn dễ dàng, không bị dính hay cháy xém. Tuy nhiên, nhiều người nói rằng nếu ăn phải lớp phủ của chảo chống dính rất nguy hiểm, thậm chí bị ung thư, điều này có đúng không? Để giải quyết điều này, cần tìm hiểu vì sao chảo bong lớp chống dính và phần bong ra này là gì. 

Chảo rán sau một thời gian dài có thể bị bong lớp chống dính. (Ảnh minh họa)

Chảo rán sau một thời gian dài có thể bị bong lớp chống dính. (Ảnh minh họa)

1. Chảo chống dính có thực sự gây ung thư?

Chảo chống dính được phủ một lớp có hệ số ma sát và năng lượng bề mặt cực thấp ở bề mặt bên trong chảo, khiến thức ăn khó bám dính và do đó ít có khả năng dính vào chảo.

Hiện nay, các sản phẩm chảo chống dính trên thị trường chủ yếu sử dụng lớp phủ polytetrafluoroethylene hay còn gọi là Teflon. Loại lớp phủ này có đặc tính vật lý và hóa học ổn định, chống ăn mòn, chịu nhiệt độ cao và các đặc tính khác.

Độ an toàn của lớp phủ chống dính cũng đã được tranh luận từ nhiều năm trước và cốt lõi của cuộc tranh luận liên quan đến lớp phủ Teflon. Teflon là một loại polymer và bản thân nó không độc hại. Tuy nhiên, khi sử dụng ở nhiệt độ quá cao, nó có thể khiến polyme bị phân hủy và giải phóng các chất độc hại. Tuy nhiên, “nhiệt độ quá mức” ở đây đề cập đến 260°C hoặc thậm chí trên 350°C.

Điểm nóng chảy của Teflon là khoảng 327°C. Nó có thể chịu được nhiệt độ cao 300°C trong thời gian ngắn và có thể sử dụng lâu dài ở nhiệt độ dưới 260°C. Nhiệt độ dầu để nấu ăn hàng ngày thường dưới 150°C, thậm chí nhiệt độ trong chảo thường chỉ khoảng 200°C, thấp hơn nhiều so với giới hạn 260°C.

Vì vậy, nguy cơ chảo chống dính thải ra các chất độc hại do phân hủy ở nhiệt độ cao là rất nhỏ. Nói chung, lớp phủ Teflon đạt tiêu chuẩn quốc gia sẽ an toàn khi sử dụng đúng cách và không cần phải lo lắng quá nhiều.

2. Lớp phủ chống dính có gây độc nếu ăn phải?

Nếu bạn ăn phải lớp phủ chống dính thì có độc hại không? Câu trả lời là không "nguy hiểm" như bạn nghĩ. Là một trong những chất trơ về mặt hóa học và không độc hại nhất, Teflon không phản ứng với mô người và thậm chí một lượng nhỏ các hạt phủ sẽ không gây ra bất kỳ tác hại nào.

Sử dụng chảo chống dính đúng cách để đảm bảo không ảnh hưởng tới sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Sử dụng chảo chống dính đúng cách để đảm bảo không ảnh hưởng tới sức khỏe. (Ảnh minh họa)

3. Tại sao có nguồn tin nói chảo chống dính gây ung thư?

Theo tin đồn trên Internet, chảo chống dính có thể gây ung thư do một chất hỗ trợ chế biến có tên là axit perfluorooctanoic (PFOA) được sử dụng trong quá trình sản xuất và chế tạo Teflon. Chất này có nguy cơ gây ung thư nhất định.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng axit perfluorooctanoic (PFOA) có thể liên quan đến ung thư tinh hoàn, ung thư thận, bệnh tuyến giáp, viêm loét đại tràng và các bệnh khác.

Tuy nhiên, đa phần các lớp chống dính trên thị trường từ năm 2012 đã không còn sử dụng chất này nên bạn có thể yên tâm là chúng sẽ không bị dính.

4. Sử dụng và vệ sinh chảo chống dính thế nào cho đúng?

- Chọn chảo đạt tiêu chuẩn quốc gia

Chảo, nồi dùng để nấu thức ăn đều là vật liệu, sản phẩm tiếp xúc với thực phẩm. Các vật liệu này đều có quy định cụ thể. Dù làm bằng chất liệu gì thì chảo, nồi chống dính cũng cần phải tuân thủ các yêu cầu an toàn chung, đó là: Khi tiếp xúc với thực phẩm trong điều kiện sử dụng được khuyến nghị, mức độ các chất di chuyển vào thực phẩm không được gây hại cho sức khỏe con người. 

Ngoài ra, các tiêu chuẩn cụ thể cho từng loại vật liệu cũng đưa ra những quy định chi tiết hơn về các vấn đề an toàn mà loại vật liệu này dễ mắc phải. Vì vậy, khi độ an toàn của sản phẩm đủ tiêu chuẩn đạt tiêu chuẩn quốc gia được đảm bảo, người tiêu dùng không cần phải lo lắng.

- Không nấu ở nhiệt độ cao quá mức: Khi sử dụng chảo chống dính, hãy cẩn thận đừng làm cháy bề mặt của chúng. Teflon bắt đầu phân hủy khi nhiệt độ đốt đạt 350°C trở lên.

- Không sử dụng vật cứng khi vệ sinh: Để tránh làm trầy xước lớp sơn phủ, lưu ý không dùng xẻng, nùi chà cứng như sắt, thép, nhôm mà nên chọn xẻng bằng gỗ hoặc nhựa, không dùng nùi thép khi vệ sinh. Sau khi lớp chống dính bong ra, bạn có thể cân nhắc việc thay chảo mới.

Tóm lại, dù nồi, chảo được làm từ chất liệu gì, chỉ cần là sản phẩm thông thường, đủ tiêu chuẩn và được kiểm soát chặt chẽ các chất được cho là có hại cho sức khỏe thì bạn có thể yên tâm sử dụng.

5 thói quen sai lầm khiến chảo chống dính hết hạn sử dụng, phải vứt đi kẻo hại cả nhà
Mắc phải những sai lầm này, bạn không chỉ phải thay chảo thường xuyên mà còn khiến gia đình ăn phải chất độc từ lớp chống dính bị bong, tróc.

Mẹo hay nhà bếp

Theo Thùy Linh ( Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các vấn đề sức khỏe khác