Món ăn của bạn có thể thành "thuốc độc" vì hành động sai lầm khi nấu nướng bằng chảo chống dính

MINH MINH - Ngày 10/02/2023 16:00 PM (GMT+7)

Chảo chống dính là món đồ hữu ích trong căn bếp của các gia đình nhưng sử dụng sai cách có thể khiến nó thôi nhiễm độc chất vào thức ăn của chúng ta.

Chảo chống dính là đồ dùng nấu nướng quen thuộc của rất nhiều gia đình, nó thường được sử dụng để chiên rán vì khả năng chống dính tuyệt vời. Nhờ đó, các món ăn trông đẹp mắt và việc rửa chảo cũng dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, bác sĩ độc dược học đã nhắc nhở các bà nội trợ dùng chảo chống dính đừng bao giờ làm điều này khi nấu nướng kẻo có thể biến món ăn thành "thuốc độc".

Chảo chống dính nấu ở nhiệt độ cao dễ thôi nhiễm chất độc

Yan Zonghai, giám đốc Khoa Chất độc Lâm sàng của Bệnh viện Chang Gung ở Linkou, Đài Loan đã nhắc những ai dùng chảo chống dính nấu nướng phải nhớ không bao giờ được dùng loại chảo này để xào. Ông cho biết lớp chống dính Teflon trên chảo chống dính sợ nhất là nhiệt độ cao. Thói quen đun nóng dầu đến khi bốc khói rồi cho thức ăn vào xào cho thơm khiến nhiệt độ chảo tăng cao, lớp phủ Teflon dễ hư hỏng và bong ra, thôi nhiễm vào thực phẩm. 

Cách nấu nướng đợi đến khi dầu bốc khói mới cho thức ăn vào có thể khiến lớp phủ trên chảo chống dính bong tróc, thôi nhiễm độc chất vào thực phẩm. (Ảnh minh họa)

Cách nấu nướng đợi đến khi dầu bốc khói mới cho thức ăn vào có thể khiến lớp phủ trên chảo chống dính bong tróc, thôi nhiễm độc chất vào thực phẩm. (Ảnh minh họa)

Yan Zonghai cho biết, vào năm 2005, Ủy ban Cố vấn của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ đã báo cáo rằng khi lớp phủ Teflon của chảo chống dính được nấu ở nhiệt độ cao, nó có thể khiến axit perfluorooctanoic (PFOA) bị hòa tan. 

Yan Zonghai nhắc nhở rằng PFOA là "chất gây ung thư 2B" có nguy cơ gây ung thư trong các nghiên cứu trên động vật nhưng không có bằng chứng về khả năng gây ung thư ở người. Ngoài mối lo gây ung thư, nó còn có thể làm tăng nồng độ cholesterol, ảnh hưởng đến men gan, giảm phản ứng của trẻ với vắc xin, tăng nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng như huyết áp cao hoặc tiền sản giật ở phụ nữ mang thai và gây ra nguy cơ trẻ sinh ra nhẹ cân hơn so với tiêu chuẩn.

Ngoài ra, không nên sử dụng thìa thép hay nấu động vật có vỏ với chảo chống dính để tránh làm trầy xước bề mặt.

Cách dùng chảo chống dính nấu nướng an toàn

Chảo chống dính rất hữu ích nhưng nếu không chú ý cách sử dụng, bạn có thể để chảo phát tán chất độc. Yan Zonghai cho biết nấu ăn trên chảo chống dính không nên để chảo quá nóng và đun nóng dầu quá mức, đừng quen vặn lửa lớn và đừng để chảo tỏa ra khói dầu. 

Khi sử dụng chảo chống chính, tốt nhất nên nấu ở nhiệt độ vừa và nhỏ. Không nấu trong thời gian dài ở nhiệt độ cao như xào hoặc thêm giấm, rượu, kem và các loại gia vị khác để tránh giải phóng các chất độc hại. 

Chú ý khi vệ sinh chảo chống dính

Không xả nước lạnh trực tiếp vào chảo chống dính đang nóng. (Ảnh minh họa)

Không xả nước lạnh trực tiếp vào chảo chống dính đang nóng. (Ảnh minh họa)

Ngoài việc không mắc phải những sai lầm trên khi nấu nướng bằng chảo chống dính, bạn cũng nên chú ý khi vệ sinh chảo. Tuyệt đối không rửa chảo khi còn nóng hay xả nước lạnh vào chảo khi còn nóng.

Yan Zonghai cho biết một số người có thói quen xả nước lạnh vào ngay chảo chống dính vẫn còn đang nóng để rửa. Mặc dù chảo chống dính sẽ không bị nứt do chênh lệch nhiệt độ, nhưng lớp phủ trên chảo cũng có thể có những vết nứt mà mắt thường không nhìn thấy được.

Khi lớp phủ bị nứt, các chất độc hại sẽ dễ dàng giải phóng trong quá trình nấu ở nhiệt độ cao sau đó. Do đó, dù rửa bất kỳ loại nồi nào, bạn cũng phải đợi nồi nguội hẳn rồi mới xả nước lạnh, không được dùng bàn chải kim loại cọ mạnh nồi, như vậy mới bảo dưỡng được các loại nồi không dễ bị bong tróc, hư hại.

Chảo chống dính dễ giải phóng hàng nghìn hạt vi nhựa khi có dấu hiệu này
Chảo chống dính được phủ lớp Teflon chống dính, nếu bị trầy xước hay nứt có thể giải phóng hàng nghìn hạt vi nhựa.

Các vấn đề sức khỏe khác

MINH MINH (Dịch từ TVBS)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các vấn đề sức khỏe khác